Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/09/2020

Bệnh tự kỷ ở trẻ em, thách thức nhận biết và chữa trị

Bệnh tự kỷ ở trẻ em, thách thức nhận biết và chữa trị
Các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, thường là khi bé được vài tháng tuổi. Đó cũng là khó khăn khi bạn muốn phân biệt được đâu là tự kỷ, đâu là phát triển thể chất của bé.

Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?

Để trả lời câu hỏi “Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì” thì bạn cần biết trẻ tự kỷ còn được gọi là rối loạn tự kỷ. Đây là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi. Dấu hiệu trẻ tự kỷ thường là không có giao tiếp, không tương tác với những người khác, do đó hạn chế phát triển về mặt tâm lý.

Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Dưới 3 tuổi bé chưa bộc lộ hết sự phát triển nên rất khó phân biệt. Vì vậy, bạn nên có sự quan tâm, theo dõi và chú ý các biểu hiện của bé để không rơi vào tình trạng tự kỷ. Nếu kịp thời phát hiện và có hướng điều trị thích hợp, con bạn sẽ trở thành người bình thường và hòa nhập được với xã hội.

bệnh tử kỷ ở trẻ em
Trẻ bị tự kỷ cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt và cố gắng để bé hòa nhập cộng đồng

Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ – bệnh lý thần kinh có yếu tố di truyền

Bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang, giảng viên môn Tâm lý học, trường ĐH KHXH & NV TP. HCM cho biết: Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân trẻ bị tự kỷ.

Người ta vẫn đang giả định rằng nguyên nhân trẻ bị tự kỷ có thể do di truyền và có sự phối hợp yếu tố gen. Sự bất thường về gen ảnh hưởng đến chức năng của não cộng thêm yếu tố tác động của môi trường. Do đó, các yếu tố môi trường như chất độc, nhiễm virus, sự chăm sóc, tương tác của cha mẹ… chỉ là những “giọt nước tràn ly” trong các nguyên nhân trẻ bị tự kỷ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ.

Các bậc cha mẹ có con bị hội chứng tự kỷ đừng vội trách mình và sống trong dằn vặt vì sự quan tâm chưa đúng mức đến con. Thay vào đó, cha mẹ cần gần gũi và quan sát những cử chỉ, hành động theo độ tuổi của con để nhận ra dấu hiệu trẻ tự kỷ và có can thiệp phù hợp.

Nếu con chẳng may có dấu hiệu trẻ tự kỷ, bạn hãy cùng con trải nghiệm bằng các phương pháp khoa học để con phát triển. Thực tế, nhiều ông bố, bà mẹ thành công trên hành trình giúp trẻ tự kỷ phát triển bình thường bằng lòng yêu thương và tri thức hiện đại.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em

bệnh tử kỷ ở trẻ em

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết con bạn có mắc chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em hay không.

  • Có khó khăn trong giao tiếp với người khác: Bé không cười, không nhìn vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc, không cảm thấy vui mừng khi bạn đến bên cạnh. Nếu biết nói, bé có thể sẽ nói những từ ngữ không có nghĩa hoặc lặp đi lặp lại một từ hay một câu vô nghĩa.
  • Thờ ơ với âm thanh dù thính lực bình thường (cảm giác như bé bị điếc).
  • Bé có những hành vi bất thường: Bé tăng động (kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị cơn đau quặn bụng do đầy hơi, khó chịu không lý do) hoặc thờ ơ, yên lặng. Bé thích ở một mình, rất khó tham gia vào các trò chơi hoặc không thích tham gia.
  • Có những hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại, ví dụ như lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục…
  • Bé bị bó hẹp, cứng nhắc trong tư duy thói quen, rất khó để thay đổi. Đó là bé chỉ ăn một loại thức ăn nhất định (cháo, bánh, bột…), chỉ chơi trò chơi theo kiểu riêng không giống cách người lớn dạy. Nếu thay đổi cách khác, bé sẽ lập tức có phản ứng mạnh mẽ như la khóc, cào cấu… để chống lại.
  • Bé thường không quan tâm đến những việc khác đang diễn ra xung quanh mình. Ví dụ như nhiều người cùng nói chuyện, chơi vui bên ngoài nhưng bé vẫn cứ chơi một mình với trò chơi riêng mà không quan tâm đến người khác.

5 dấu hiệu phát hiện sớm bệnh tự kỷ ở trẻ em

bệnh tự kỷ ở trẻ em
Phát hiện sớm sẽ giúp trẻ tự kỷ có thêm cơ hội hòa nhập cộng đồng

Ngoài những dấu hiệu nói trên, bạn cũng có thể tham khảo 5 biểu hiện bệnh tự kỷ ở trẻ em của Viện Hàn lâm thần kinh học của Mỹ.

  • Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng.
  • Không biết nói từ đơn khi 16 tháng.
  • Không biết đáp lại khi được gọi tên.
  • Không tự nói được câu có hai từ khi 24 tháng.
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.

Việc chẩn đoán trẻ có mắc bệnh tự kỷ hay không thường được tiến hành khi bé 18 tháng trở lên (phổ biến là 22 tháng). Nhưng cha mẹ có thể tự phán đoán từ khi bé 6 tháng tuổi và theo dõi những dấu hiệu này khi con trên 1 tuổi.

Các dấu hiệu của hội chứng của trẻ tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, đây cũng là khó khăn giúp bạn khó phân biệt được đâu là tự kỷ, đâu là phát triển thể chất của bé. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, bạn hãy dành thời gian cho bé nhiều hơn để chăm sóc và quan sát, phát hiện đúng. Khi thấy có những dấu hiệu của tự kỷ, bạn nên đưa bé đến các nhà chuyên môn (bác sĩ nhi, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần…) để chữa trị kịp thời giúp bé hòa nhập với xã hội như người bình thường.

Khi trẻ 1 tuổi, trẻ không biết chỉ trỏ, không biết gọi “ba”, “mẹ”, hoặc người khác gọi trẻ không quay lại, không giao tiếp mắt, không khoe đồ chơi với cha mẹ, không thích chơi với người khác.

Các triệu chứng khác như bé ít tạo ra sự chú ý với người lớn, có những hành động lặp đi lặp lại như làm cứng cánh tay, bàn tay hoặc bàn chân; hay xoay tay trên cổ tay của mình; tư thế đứng và ngồi của bé có gì đó khác lạ so với bạn cùng lứa, bé rất ít khi cười; mắt kém linh hoạt…

Mới đây, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Warwick ở Convetry, Anh vừa công bố một kết quả đáng mừng: Có thể chuẩn đoán sớm bệnh tử kỷ ở trẻ em nhờ việc xét nghiệm nước tiểu và máu.

Phát hiện này có thể giúp chẩn đoán và can thiệp sớm hơn bệnh tự kỷ. Trẻ em bị tự kỷ có mức độ oxy hóa cao hơn được gọi là dityrosine (DT) và một hợp chất được gọi là sản phẩm cuối glycation tiên tiến (AGEs).

Trẻ bị tự kỷ có chữa được không?

♦ Can thiệp khi trẻ bị tự kỷ bằng phương pháp Tây y

trẻ em chơi đùa

1. Phương pháp y học

Thuốc có tác dụng kiểm soát được những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định.

2. Tâm vận động

Mục đích của phương pháp này là: Vận động sẽ giúp hệ thần kinh nhanh nhạy và tác động đến phát triển tâm lý, vận động về cơ thể càng tăng thì vận động về tâm lý tăng theo; phát triển vận động sẽ dần phát triển tâm lý. Những trẻ đang gặp các vấn đề khó khăn về tâm lý sẽ được hướng đến những hoạt động tâm lý có ý nghĩa, tăng khả năng hợp tác của trẻ.

3. Chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ

Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, có từng giáo trình riêng phù hợp với bệnh của từng trẻ. Theo các chuyên gia âm ngữ trị liệu, nếu trẻ tự kỷ biết nói sẽ rất tốt cho tiến triển của bệnh sau này.

4. Giáo dục đặc biệt

Ở các nước phát triển, phương pháp dạy đặc biệt cho trẻ tự kỷ là điều thông thường vì trẻ có nhiều khiếm khuyết so với trẻ bình thường khác về trí tuệ, giao tiếp, xúc cảm, tình cảm, ngôn ngữ…

Ngay sau khi chuẩn đoán, bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra phương pháp. Việc giáo dục trẻ tùy thuộc vào khả năng nhận thức và hành vi của trẻ. Thông qua giáo dục sẽ giúp trẻ có kỹ năng hòa nhập cộng đồng, tăng cơ hội đi học như những trẻ bình thường khác.

5. Phương pháp nhóm

trẻ ăn trưa cùng nhau

Sử dụng phương pháp này sẽ giúp trẻ sớm hòa nhập với trẻ em cùng trang lứa và kích thích trẻ tương tác qua lại với mọi người. Thông qua chơi nhóm, trẻ hiểu thêm về các nguyên tắc hoạt động nhóm cũng như có cách ứng xử thích hợp.

6. Lao động trị liệu

Những công việc thực hiện hằng ngày, lặp lại thường xuyên ở nhà hoặc ở trường giúp trẻ hiểu chính xác các sự vật và hiện tượng của môi trường tự nhiên. Điều này góp phần thiết yếu cho tương lai của trẻ khi bước vào cuộc sống tự lập, tự phục vụ bản thân, khi mà không còn các dịch vụ chăm sóc đặc biệt. Bạn thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi con có những biểu hiện tốt.

7. Động vật trị liệu

Tác động hai chiều trong phương pháp này là: Trẻ vừa là người kích thích vật nuôi khi chơi cùng vừa là chủ thể bị tác động bởi con vật. Không giống như các món đồ chơi tĩnh, thú cưng có lúc nghe lời nhưng đôi khi cũng không tuân theo ý trẻ. Sử dụng động vật trong trị liệu trẻ tự kỷ có thể giúp trẻ cởi mở hơn, hạn chế việc cố định đóng khung trong trạng thái tự kỷ.

8. Liệu pháp giao tiếp

Cha mẹ nên kiên nhẫn khi trò chuyện với con, khuyến khích trẻ giao tiếp, dần giúp con giảm được sự ngại ngùng, sợ sệt khi giao tiếp.

Liệu pháp giao tiếp ngôn ngữ giúp con hiệu quả trong việc hiểu người khác và làm người khác hiểu mình. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình.

9. Liệu pháp tâm lý, cách dạy trẻ tự kỷ

hai bé gái đang ăn

  • Hiện được xem là cách điều trị hữu hiệu đối với các trẻ mắc bệnh tự kỷ, liệu pháp tâm lý hướng trẻ phát triển tâm lý và nhân cách như trẻ bình thường.
  • Cách dạy trẻ tự kỷ được bắt đầu từ việc dạy trẻ tiếp xúc, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè…
  • Tập cho trẻ có ý thức hơn.

Có nên cho trẻ tự kỷ đi học?

Câu trả lời không phải là NÊN mà là CẦN. Trẻ tự kỷ cũng cần được đi học vì trẻ cũng có nhu cầu kết bạn cùng các nhu cầu xã hội khác mà cha mẹ và gia đình không thể thay thế được.

Mức độ bệnh tự kỷ ở trẻ em trong phổ nặng – nhẹ. Trẻ bệnh nặng ở mức không biết đau hoặc rối loạn hành vi không thể điều chỉnh thì cần đưa vào trường chuyên biệt. Trong khi đó, 70-80% trẻ mang bệnh tự kỷ là nhẹ hoặc trung bình cần hòa nhập ở trường mầm non, tiểu học. Sự quan tâm của bạn bè, thầy cô giúp nhiều cho quá trình điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em.

Một lưu ý với trẻ tự kỷ là trẻ thường bắt chước hành động của người khác một cách vô thức hoặc trẻ có thể bị bạn bè lợi dụng để sai khiến, dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường. Do đó, khi trẻ được chẩn đoán tự kỷ, cha mẹ cần có giấy chứng nhận của bác sĩ về tình trạng của trẻ như một cách bảo vệ con, để bé tiếp tục được đi học.

♦ Can thiệp bệnh tự kỷ ở trẻ em bằng phương pháp y học cổ truyền

Bệnh tự kỷ ở trẻ em có chữa được không? “Y học cổ truyền nhìn nhận bệnh tự kỷ ở trẻ có xu hướng kéo dài trong cuộc sống và có thể sửa chữa được”, ThS-BS. Dương Văn Tâm, Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động ngôn ngữ trẻ em (một trong 4 khoa thuộc khối Nhi đang điều trị bệnh tự kỷ), Bệnh viện Châm cứu Trung ương, cho biết.

1. Những liệu pháp điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

Trẻ mắc tự kỷ có các tổn thương ở các tạng phù kinh mạch với những mức độ khác nhau. Do đó, bác sĩ sử dụng các kỹ thuật của y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, tác động vào huyệt vị để điều trị các chứng bệnh này để giúp bé hòa nhập và cuộc sống.

Y học cổ truyền dựa trên những chứng trạng tổn thương của trẻ tự kỷ để đề ra các giải pháp điều trị và công thức huyệt vị. Bằng những kỹ thuật điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, trẻ có thể thuyên giảm hoặc hồi phục hoàn toàn.

2. Thời gian điều trị dài và cần kiên nhẫn

Tự kỷ có xu hướng kéo dài, có thể chữa theo từng đợt, mỗi đợt can thiệp là một tháng (theo quy chế bảo hiểm, đỡ gánh nặng cho bệnh nhân – PV), mỗi đợt cách nhau 15 ngày. Mỗi trẻ tự kỷ có thể điều trị 5-7 đợt/năm, thậm chí 10 đợt, kéo dài trong nhiều năm.

Dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tự kỷ

Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát trên gần 400 trẻ mắc bệnh tự kỷ và họ nhận thấy rằng, chế độ ăn uống GFCF giúp cải thiện các triệu chứng như tăng động, vấn đề kiểm soát cơn giận, vấn đề với ánh mắt – giọng nói, kỹ năng, các bệnh thể chất như phát ban và co giật cho các nhóm trẻ em nhất định.

dầu oliu

GFCF là một chế độ nghiêm ngặt, loại bỏ hoàn toàn casein và glutein trong thực đơn của con. Để tuân theo chế độ dinh dưỡng này, mẹ nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán. Tốt nhất, mẹ nên tự chuẩn bị bữa ăn cho bé cưng. Dưới đây là những thực phẩm an toàn theo chế độ GFCF:

  • Chất béo: dầu oliu, mỡ động vật, dầu dừa, dầu mè
  • Sản phẩm thay thế sữa: nước cốt dừa, sữa gạo, sữa khoai tây
  • Tinh bột: gạo, bột mì, bột kiều mạch, hạt kê

Dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tự kỷ cũng tuân theo những nguyên tắc ăn uống lành mạnh thường được áp dụng.

Thực phẩm nào cần tránh?

  • Những thực phẩm chứa glutein: Lúa mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, mạch nha, nước tương, xúc xích, khoai tây chiên, những thực phẩm sử dụng gia vị, màu sắc và hương vị nhân tạo…
  • Những thực phẩm chứa casein: Sữa, sữa chua, bơ, phô mai, kem, kefir, chocolate sữa…
  • Ngoài ra, protein trong sữa đậu nành cũng có thể ảnh hưởng tới biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ em, khiến trẻ co giật nhiều hơn.
Phụ huynh có những thắc mắc liên quan tới chứng rối loạn tự kỷ có thể tìm tới các địa chỉ sau để được hỗ trợ:

  • Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục trẻ khuyết tật Thành Phố Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 108 Lý Chính Thắng, quận 3, TP. HCM

    Điện thoại: (028) 3848 3612

  • Câu lạc bộ Sống cùng tự kỷ

    Email: [email protected]

    Địa chỉ: 40A Yên Đỗ, phường 1, quận Bình Thạnh, TP. HCM

    Hotline: 091 807 5373, gặp anh Thái Thuận Hào, Phó CLB

Phan Anh-Cát Phương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x