Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/05/2017

Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì?

Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì?
Rút ngắn được thời gian di chuyển một cách tối đa, máy bay là lựa chọn hàng đầu của những gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, mẹ có biết trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì? Cần chuẩn bị những gì cho bé để có chuyến bay suôn sẻ?

Trong khi di chuyển bằng các loại phương tiện như tàu hỏa, xe khách bạn chỉ cần mua vé và không cần xuất trình thêm một loại giấy tờ nào khác nhưng đi bằng máy bay sẽ hơi phức tạp hơn. Có thể nói máy bay là một phương tiện cao cấp nên đòi hỏi phải có nhiều thủ tục theo yêu cầu của mỗi hãng hàng không. Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì? Cùng MarryBaby tìm hiểu mẹ nhé!

Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì

Quy định chung dành cho trẻ đi máy bay phải có giấy khai sinh bản chính hoặc trích lục khai sinh. Đối với giấy khai sinh bản sao có công chứng có thể một số hãng máy bay sẽ không chấp nhận. Mẹ nên đặc biệt lưu ý điều này. Trường hợp những bé mới sinh dưới 1 tháng tuổi chưa làm giấy khai sinh thì cần có giấy chứng sinh từ bệnh viện.

Với những chuyến bay quốc tế ngoài chứng minh thư, giấy khai sinh ba mẹ cần mang theo hộ chiếu của cả mẹ và bé.

Chuẩn bị giấy tờ đi máy bay cho trẻ
Trẻ em đi máy bay cần phải có giấy khai sinh bản gốc (bản sao công chứng) hoặc giấy chứng sinh với bé dưới 1 tháng tuổi

Giá vé máy bay của trẻ em

Giá vé máy bay cho bé sẽ tùy thuộc vào mỗi hãng hàng không và được tính dựa vào số tuổi cũng như định mức giá vé của người lớn. Hiện nay có ba hãng máy bay chính đó là Vienam Airlines, Vietjet Air và Jetstar. Giá vé cụ thể như sau: (mức giá có thể thay đổi)

Hãng Vienam Airlines

  • Em bé từ 0-2 tuổi: Tính phí bằng 10% giá vé của người lớn chưa bao gồm thuế
  • Trẻ em từ 2-12 tuổi: Mức giá vé bằng 75% giá vé của người lớn chưa bao gồm thuế

Hãng Vietjet Air

  • Em bé từ 0-2 tuổi: Tính phí 110.000 đồng/lượt cho chặng bay nội địa, 200.000 đồng/lượt cho chặng bay quốc tế
  • Trẻ em 2-12 tuổi: Bằng giá vé người lớn

Hãng Jetstar

  • Em bé từ 0-2 tuổi: Tính phí 100.000 đồng/lượt cho chặng bay ngắn, 150.000 đồng/lượt cho chặng bay dài
  • Trẻ em 2-12 tuổi: Bằng giá vé người lớn

Chuẩn bị cho trẻ trước chuyến bay

Việc cho trẻ nhỏ đi máy bay không phải là điều dễ dàng, nhất đối với bé sơ sinh. Theo đó mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng tất cả mọi thứ kể cả vật chất lẫn tinh thần để có chuyến bay thuận lợi hơn.

Tất cả hành lý của trẻ mẹ nên xếp trong một túi xách hoặc vali riêng để thuận tiện cho việc lấy những thứ cần thiết. Riêng đối với em bé còn bú sữa thì bạn nên chuẩn bị thêm một túi nhỏ mang theo bên mình trong đó chứa sữa, nước, tã, khăn giấy, một bộ quần áo, đồ chơi… trường hợp khi cần dùng sẽ có ngay lập tức.

Bên cạnh đó, trước khi khởi hành bạn cũng nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để chăm sóc con trong chuyến đi. Đồng thời đảm bảo cho bé có đầy đủ sức khỏe, nhưng nếu trường hợp trẻ bị nóng sốt, đau bụng kéo dài thì tốt nhất nên hoãn lại chuyến bay.

Làm sao cho trẻ bớt ù tai?

Hiện tượng ù, đau nhức tai khi đi máy bay là tình trạng thường gặp xảy ra so sự chênh lệch giữa áp suất bên trong và bên ngoài tai. Điều này có thể sẽ làm trẻ khó chịu, quấy khóc thậm chí là sợ hãi la hét. Mẹ hãy áp dụng những cách sau đây để giải bớt sự “phiền toái” này cho bé.

– Cho bé bú sữa, ngậm ti giả, uống nước, ăn kẹo… khi máy bay chuẩn bị cất cánh và hạ cánh. Cử động nuốt giúp khởi động các cơ mở vòi nhĩ theo đó hiện tượng ù tai sẽ không còn nữa.

– Chuẩn bị một ít bông y tế, vo thành cục nhỏ rồi nhét vào hai bên lỗ tai cách này cũng giúp trẻ giảm cảm giác bị ù, đau tai.

– Với các trẻ lớn hơn khi đã biết vâng lời, bạn hãy nhắc trẻ bịt mũi và đóng miệng trong một vài giây, tình trạng ù tai cũng sẽ biến mất nhanh chóng.

Dỗ dành bé nín khóc

Sẽ thật mệt mỏi nếu con bạn cứ quấy khóc suốt trong chuyến bay. Không chỉ bạn, điều này còn gây ảnh hưởng đến cả những hành khách xung quanh. Vậy mẹ phải làm sao bây giờ?

  • Mẹ nên mang theo món đồ chơi mà bé yêu thích nhất chẳng hạn gấu bông, búp bê, xe ô tô… Chúng có thể giúp bé “quên” đi cơn khóc và bắt đầu chơi
  • Nếu bé khóc mãi không ngừng, mẹ nên đợi đến khi được phép di chuyển trong máy bay và bồng bé đi tới đi lui để dỗ dành
  • Ăn quà vặt đôi khi sẽ giúp bé bình tĩnh và thích thú hơn. Mẹ có thể chuẩn bị một vài cây kẹo mút, bim bim cho bé “nhăm nhi” đến khi hạ cánh.
  • Nói chuyện, kể chuyện cũng là một cách hay giúp trẻ bớt quấy. Tuy nhiên, cách này chỉ dùng cho các nhóc “mê” chuyện trò thôi mẹ nhé!

Hy vọng với bài viết chi tiết trên một phần nào đó giúp mẹ giải quyết những thắc mắc trẻ em đi máy bay cần chuẩn bị giấy tờ gì cũng như khó khăn trong khâu chuẩn bị hành trang cho trẻ đi máy bay.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x