Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/01/2021

Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách điều trị
Tình trạng trẻ bú mẹ bị tiêu chảy thường khiến cho các chị em lo lắng khi lần đầu làm mẹ. Liệu bạn đã biết nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng này và cách điều trị tại nhà chưa?
trẻ bú mẹ bị tiêu chảy
Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy: Làm sao để xử lý kịp thời cho con?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy. Nhưng đa số đều là những nguồn cơn phổ biến và thông thường trẻ sẽ tự hết.

Ngoài ra, trẻ bú mẹ bị tiêu chảy còn là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được điều trị sớm. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp.

1. Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy do chế độ dinh dưỡng của bạn

Nếu trẻ bú mẹ bị tiêu chảy thì chế độ dinh dưỡng của bạn có thể là nguyên nhân chủ yếu.

Ví dụ, mẹ ăn nhiều thực phẩm cay, dầu mỡ hoặc các món tráng miệng nhiều đường thì có thể làm cho bụng bé bú sữa mẹ sôi ùng ục và tiêu chảy.

2. Tác dụng phụ của thuốc khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy

Mẹ uống thuốc như thuốc kháng sinh có thể thấm vào nguồn sữa và gây tiêu chảy cho bé.

Một số chất bổ sung dinh dưỡng như vitamin và bột protein cũng có thể ngấm vào tuyến sữa và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

3. Rối loạn hệ tiêu hóa gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

trẻ bú mẹ bị tiêu chảy có thể do rối loạn tiêu hóa

Nếu bạn không thay đổi chế độ dinh dưỡng và không dùng thuốc mà bé bị tiêu chảy thì có thể con bị rối loạn tiêu hóa (cúm bao tử hoặc viêm dạ dày ruột).

Trẻ gặp tình trạng này sẽ bị tiêu chảy, sốt nhẹ và nôn mửa nhiều lần trong 24 giờ.

Đây là một bệnh lý ở trẻ sơ sinh và thông thường bệnh sẽ nhanh khỏi.

5. Chế độ dinh dưỡng của trẻ

Khi con được khoảng 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu được mẹ tập cho ăn dặm để làm quen với thức ăn dạng rắn. Chế độ ăn uống thay đổi có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa.

Hệ tiêu hoá của bé cần có thời gian điều chỉnh cách tiêu hóa phù hợp với thức ăn dạng rắn. Do đó, bé có thể bị tiêu chảy cho tới khi hệ tiêu hóa bắt đầu quen dần với loại thức ăn mới.

6. Các nguyên nhân hiếm khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy

Một số bệnh lý nghiêm trọng nhưng không phổ biến cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Nếu mắc những bệnh dưới đây, bé sẽ bị tiêu chảy kèm theo một số triệu chứng khác trong một thời gian dài:

  • Nhiễm trùng ruột già nghiêm trọng do khuẩn Shigella gây ra
  • Bệnh viêm đại tràng do nhiễm khuẩn C. difficile
  • Bệnh u xơ nang CF
  • Bệnh u thần kinh nội tiết

Cách điều trị trẻ bú mẹ bị tiêu chảy tại nhà

cách điều trị trẻ bú mẹ bị tiêu chảy tại nhà

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn chặn hoặc chữa hết ngay lập tức tình trạng tiêu chảy của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, mẹ có thể giúp con tránh bị mất nước hoặc gặp các biến chứng ngay tại nhà.

  • Giữ cho con không bị mất nước: Tình trạng mất nước xảy ra khi bé đi tiêu chảy nhiều và nhiều lần. Do đó cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ để bù lại lượng nước đã mất.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về thức uống điện giải cho bé như oserol: Các loại thức uống này có tác dụng thay thế lượng nước và muối đã mất do tiêu chảy. Nhưng lưu ý trong các trường hợp tiêu chảy bình thường thì chỉ cần bổ sung thêm sữa mẹ.
  • Thay tã thường xuyên: Mẹ nên thay tã cho con thường xuyên, càng khô thoáng càng tốt để ngăn ngừa bị hăm da.
  • Bánh quy giòn
  • Ngũ cốc
  • Mì ống
  • Chuối

Tuy nhiên, thức ăn phải được làm nhỏ, nát và đủ nhuyễn để bé dễ ăn, tránh tình trạng bị hóc hay nghẹn.

Những lưu ý khác

Mẹ cần lưu ý vệ sinh đầu vú, ngực trước khi cho con bú. Các vật dụng trẻ tiếp xúc cũng phải được làm sạch để tránh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm giun, sán.

Bạn cũng lưu ý tránh dùng thuốc trị tiêu chảy khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ nhi khoa.

Khi nào mẹ nên đưa con đi khám?

Trong trường hợp bé bị tiêu chảy kèm theo những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đưa con đến bệnh viện ngay:

  • Phân bé màu trắng hoặc đỏ: Màu phân nhạt hoặc màu trắng có thể do bé có vấn đề về gan. Trẻ đi tiêu chảy có màu đỏ lẫn trong phân nghĩa là có thể chảy máu bên trong
  • Tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng hoặc đi ra nước hơn 10 lần trong ngày
  • Nôn nhiều và nhiều lần
  • Phát ban trên da
  • Sốt
  • Sụt cân hoặc không tăng cân

Tình trạng trẻ bú mẹ bị tiêu chảy khá phổ biến do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Nhưng một số trường hợp đặc biệt, tiêu chảy là biểu hiện ban đầu của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, mẹ cần theo dõi tình trạng tiêu chảy của con thường xuyên để biết khi nào cần gặp bác sĩ nhi khoa nhé.

Ngọc Trân

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x