Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/04/2018

Trẻ bị hôi miệng, nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Trẻ bị hôi miệng, nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
Ở tuổi mẫu giáo, các bé vệ sinh răng miệng kém sẽ dễ bị hôi miệng. Tuy nhiên ở tuổi sơ sinh thì trẻ bị hôi miệng là điều hiếm thấy. Bố mẹ cần quan tâm xem xét kỹ để có phương pháp xử lý hiệu quả.

Nếu trong giai đoạn sơ sinh, chứng hôi miệng thường xuất hiện ở bé tuổi tập đi và đang ăn dặm. Vì trong giai đoạn này, các loại đồ chơi kém vệ sinh hay thức ăn còn sót trong miệng sẽ gây nên vi khuẩn và tạo nên mùi hôi. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng đó là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó.

Nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em

Nếu bé nhà bạn đang bị hôi miệng, hãy thử kiểm tra những nguyên nhân nào dưới đây có thể là lý do làm hơi thở bé kém thơm tho:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Sau khi sinh, bé chưa biết cách hoặc bố mẹ lười vệ sinh răng miệng cho bé khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại khoang miệng, lâu ngày sinh ra mùi hôi.
  • Lưỡi bẩn do không vệ sinh lưỡi.
  • Khô miệng: Bé bị ngạt mũi, phải thở bằng miệng khiến miệng khô, vi khuẩn trong miệng tăng trưởng mạnh dẫn đến hôi miệng.
  • Dị vật: Trẻ bị mắc dị vật trong mũi cũng khiến hơi thở bé có mùi.
  • Bé dùng thực phẩm nhiều chất béo hay có nhiều tỏi, hành gây mùi hôi.
  • Con đang bị viêm nướu, viêm xoang, viêm amidan, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Trào ngược dạ dày thực quản, thoát vị bẹn. Tuy nhiên nếu là nguyên nhân này thì sẽ đi kèm những triệu chứng khác, chẳng hạn nôn trớ sau khi ăn.

trẻ bị hôi miệng 1
Trẻ bị hôi miệng do nhiều nguyên nhân, nhưng đa số là do vệ sinh răng miệng

Cách kiểm tra bé bị hôi miệng do đâu

Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng. Bệnh ở răng miệng sinh mùi hôi do vi khuẩn kỵ khí (bình thường cư trú nhiều trong miệng) phân hủy các axit amin hoặc axit béo tự do trong khoang miệng (ví dụ thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng). Nó tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (mùi hôi).

Để xác định nguồn gốc của mùi hôi, mẹ có thể cho trẻ bịt mũi, ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở. Nếu mùi xuất hiện thì thủ phạm chính là răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi bịt mồm, thở ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân là do đường hô hấp.

Cách trị hôi miệng ở trẻ em

Khi trẻ bị hôi miệng, mẹ nên áp dụng ngay các biện pháp sau đây để lấy lại hơi thở thơm tho cho bé

  • Kiểm tra răng, lợi xem có răng sâu, răng mọc lệch để điều trị triệt để. Tốt nhất nên đến nha sĩ để được khám và điều trị đầy đủ.
  • Tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ: đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ,
  • Cạo sạch mảng bám ở lưỡi, rơ lưỡi, miệng thường xuyên hoặc có thể dùng thêm dung dịch sát trùng miệng.
  • Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari,… trong chế biến các món ăn.
  • Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.
trẻ bị hôi miệng 2
Nếu trẻ chưa thể đánh răng, mẹ nhớ rơ sạch lưỡi và nướu để giữ vệ sinh

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi chưa thể dùng bàn chải đánh răng, phụ huynh phải giúp bé vệ sinh răng miệng đúng cách. Mẹ nên dùng 1 miếng gòn, gạc sạch tẩm nước sạch rơ lưỡi, răng, nướu sau khi ăn hoặc bú. Suy nghĩ chỉ chải răng, rơ lưỡi vào buối sáng và tối là không đúng.

Chữa trẻ bị hôi miệng bằng thảo dược

Đây là các loại nước uống hoặc súc miệng có tác dụng vệ sinh khoang miệng và sạch ruột. Nó giúp hơi thở của con bạn trở nên thơm tho đáng yêu như trước đây.

Súc miệng bằng mật ong và quế

Để đanh tan hơi thở khó chịu, bạn có thể tập cho bé súc miệng bằng mật ong. Pha loãng mật ong và quế vào một ly nước ấm để súc miệng hàng ngày, con bạn sẽ không còn bị hôi miệng.

Uống nước mật ong và chanh tươi

Mẹ pha mật ong với nước cốt chanh với tỷ lệ 1:2 và khuấy cho thật đều tay. Cất hỗn hợp dung dịch này vào tủ lạnh và cho bé sử dụng đều đặn hàng ngày.

Mỗi ngày trẻ có thể uống 2 tới 3 lần, mỗi lần 2 tới 3 muỗng canh hỗn hợp mật ong và chanh này. Cứ đều đặn uống nó trong vòng một thời gian ngắn và kiểm tra lại hơi thở bé, bạn sẽ thấy thật hiệu quả.

Sử dụng mật ong hàng ngày với liều lượng vừa đủ không những tốt cho sức khỏe của bé mà còn làm sạch khoang miệng. Nó giúp bé khắc phục được mùi hôi, tự tin và thoải mái suốt ngày.

trẻ bị hôi miệng 3
Trẻ mẫu giáo có thể uống nước chanh mật ong để hơi thở luôn thơm mát

Trong y học, mật ong, chanh và bột quế là những vị thuốc có công dụng chữa được rất nhiều bệnh và nó được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng được với bé từ 3 tuổi trở lên. Nếu nếm thử thấy vị nước quá chua hoặc bé tỏ ra khó chịu, bạn nên giảm lượng chanh hoặc bột quế lại để bé thấy thoải mái khi dùng.

Ngoài ra, trẻ bị hôi miệng còn có thể do nguyên nhân ngoài răng miệng: viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan có hốc, u ở mũi họng (bệnh mũi, họng), viêm phế quản, viêm phổi (bệnh phổi). Ngoài ra có thể do trào ngược dạ dày – ruột, thoát vị bẹn (bệnh đường tiêu hóa), bệnh viêm mũi họng (V.A, viêm amygdales…) hoặc viêm nướu răng, bệnh lý đường tiêu hóa.

Những trường hợp này phụ huynh phải đưa cháu đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x