Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/06/2020

Trẻ 3 tuổi nên học gì? Bạn đừng bỏ lỡ thời điểm vàng này để dạy con nhé!

Trẻ 3 tuổi nên học gì? Bạn đừng bỏ lỡ thời điểm vàng này để dạy con nhé!
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Ngoài việc dạy bé thành thạo hơn về ngôn ngữ thì bạn còn phải quan tâm nhiều đến các kỹ năng sống cũng như tập cho con thói quen tốt để giúp trẻ hoàn thiện tính cách. Trẻ 3 tuổi nên học gì? Quan niệm học ở đây không […]

Trẻ 3 tuổi nên học gì? Ngoài việc dạy bé thành thạo hơn về ngôn ngữ thì bạn còn phải quan tâm nhiều đến các kỹ năng sống cũng như tập cho con thói quen tốt để giúp trẻ hoàn thiện tính cách.

Trẻ 3 tuổi nên học gì

Trẻ 3 tuổi nên học gì? Quan niệm học ở đây không đồng nghĩa với việc học tập tri thức theo cách như ở nhà trường, thực tế bạn nên dạy con thông qua các trò chơi hay hoạt động tại nhà.

Bồi dưỡng trí tuệ

Về vấn đề bồi dưỡng chỉ số thông minh cho trẻ, phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

1. Cho trẻ sớm tiếp xúc với những câu chuyện kể

Bạn nên thực hiện việc này mỗi ngày với trẻ.

Sắp xếp một khoảng thời gian thoải mái cho bạn và bé, cả hai cùng xem một mẩu truyện bằng tranh hoặc bạn cũng có thể kể cho bé nghe một câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn. Qua đó, những bài học sống động trong truyện sẽ có ích hơn cho tính cách của trẻ sau này.

Bên cạnh đó, trong lúc cùng trẻ đọc truyện cổ tích hoặc ngụ ngôn, bạn nên nhấn mạnh một số từ vựng hoặc thành ngữ, giải thích cho trẻ hiểu thêm về ngữ nghĩa, đồng thời có thể yêu cầu trẻ tự kể lại hoặc phân biệt các chi tiết trong tranh, ảnh.

Phương pháp này không những giúp trẻ phát triển năng lực ngôn ngữ mà còn hiểu biết sơ khai về từ ngữ cũng như hình thành những phẩm chất tốt khi trưởng thành.

2. Trò chơi đóng vai

không hòa nhập được với bạn bè

Đây là trò chơi mà gần như đứa trẻ nào cũng yêu thích. Bất kỳ người thân nào trong nhà đều có thể cùng chơi với trẻ. Qua đó, trẻ có thể nắm bắt được nhiều công việc và động tác khác nhau, cũng học được cách giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh.

Mỗi ngày, bạn có thể phân cho bé một vai, chẳng hạn như cho trẻ làm bác sĩ hoặc cô giáo, cảnh sát, người nông dân, người chăm sóc thú cưng… Bạn nên chuẩn bị thêm những món đồ chơi thích hợp với vai diễn, trẻ sẽ càng hào hứng hơn.

Trong quá trình chơi, người lớn nên hướng dẫn trẻ một lần để trẻ biết trong vai diễn đó thì mình sẽ làm những gì. Đồng thời nếu trẻ có những hành động tiêu cực khi chơi, bạn nên kịp thời giải thích và điều chỉnh cho bé.

3. Cho trẻ những tri thức mới trong sinh hoạt

Khi đi trên đường, trong chợ, khu vui chơi, sở thú, công viên…, bạn đều có thể chỉ cho trẻ thấy những sự việc, con vật, khung cảnh xung quanh. Qua đó, bạn giải thích cho trẻ hiểu biết kiến thức cơ bản về mỗi loại. Việc này giúp trẻ mở rộng thế giới quan, tăng khả năng phân biệt, so sánh và tưởng tượng.

Trẻ 3 tuổi nên học gì trong việc nuôi dưỡng tính cách

Trẻ thuôc cung Bảo Bình rất giỏi khám phá

Trẻ 3 tuổi nên học gì? Sự học của trẻ giai đoạn này bên cạnh tri thức sơ khai còn cần có những hoạt động giúp nuôi dưỡng tính cách và tâm hồn cho trẻ. Trong số đó, một phương pháp đơn giản nhất chính là bố mẹ và người thân trong gia đình nên thường xuyên trò chuyện, giao lưu với trẻ.

Quá trình này giúp kết nối tình cảm giữa các thành viên, giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Người lớn cũng dễ phát hiện ra những tính cách lệch lạc ở trẻ mà điều chỉnh cho phù hợp.

1. Thể hiện tình yêu thương và lòng cảm thông với cuộc sống

Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên tận dụng mọi cơ hội để truyền đạt cho trẻ hiểu về tình yêu và lòng cảm thông, khích lệ trẻ thể hiện điều đó với người và vật xung quanh mình. Những hành động đơn giản mà trẻ có thể tự thực hiện được như nhặt đồ giúp bà cụ, cho một chú chó mẩu bánh vụn hay nhường món đồ chơi cho người bạn khác… Đừng xem thường những hành động nhỏ này vì nó giúp trẻ hình thành nhân cách tốt về sau.

2. Học cách độc lập, tự chủ

Tình yêu thương con quá mức khiến nhiều phụ huynh muốn thay con quyết định và lo liệu mọi chuyện. Thói quen này dễ khiến trẻ thiếu kỹ năng sống, đồng thời còn dễ làm trẻ sinh ra tâm lý ỷ lại, độc đoán nhưng cũng yếu đuối và lúng túng khi gặp bất cứ vấn đề gì.

Chính vì vậy, khi trẻ khoảng 2 – 3 tuổi, bạn có thể để trẻ tự làm một số việc trong khả năng. Ngoài ra, người lớn cũng cần lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của con trẻ. Điều này khiến trẻ cảm thấy mình có năng lực, quyền lợi và được tôn trọng. Từ đó, trong quá trình thực hiện, trẻ cũng dần dần biết chịu trách nhiệm hơn.

Do lúc này trẻ chưa thành thạo các hoạt động và kỹ năng làm việc nên sẽ có nhiều sai sót. Cha mẹ cần kiên trì và giảng giải điều đúng sai cho trẻ hiểu, không nên nổi nóng, đánh mắng vì trẻ làm chưa tốt. Đặc biệt, bạn không nên dùng những từ ngữ tiêu cực để đánh giá trẻ, chẳng hạn như “hư đốn”, “tệ hại”, “kém cỏi”… Bất kể là trẻ có hiểu được hay không thì thái độ này của người lớn cũng tạo “bóng ma” trong tâm lý trẻ. Hệ quả là trẻ có thể thu mình lại vì thiếu tự tin hoặc dùng cách ngỗ nghịch hơn, như một cách phản kháng lại. Vì vậy, hãy từng bước cùng trẻ đáp ứng câu hỏi trẻ 3 tuổi nên học gì, không nên quá vộ vàng, bạn nhé!

Trẻ 3 tuổi nên học gì? Có thể thấy rằng bố mẹ cần quan tâm phát triển trí tuệ lẫn tính cách cho trẻ. Để thực hiện tốt việc này, người lớn trong nhà phải là tấm gương đầu tiên thì mới có thể khích lệ và củng cố lòng tin tưởng ở trẻ. Trong quá trình này, bạn không nên nóng vội mà thúc ép, cưỡng chế trẻ vì dễ gây tác dụng ngược. Mọi việc nên tiến hành chậm rãi và tự nhiên nhất để trẻ dễ dàng tiếp thu với tinh thần tích cực, tự tin.

Lê Phương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x