của bé
Trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm và ngây ngô, vì thế bé có thể sợ hãi những điều mà người lớn cho là không đáng. Dưới đây là phương pháp giúp bé chiến thắng sự sợ hãi của mình.
Giúp bé chiến đấu với ma quỷ
Các bé ở tuổi chập chững tập đi hiếm khi gặp ác mộng, nhưng nếu bé thức dậy giữa đêm vì một giấc mơ đang sợ nào đó, bạn nên vỗ về bé rằng đó chỉ là tưởng tượng thôi. Sau đó, bạn ở lại cho đến khi bé đủ bình tĩnh để ngủ lại. Nếu bé gặp cùng một cơn ác mộng nhiều lần, bạn cần dành thời gian nói chuyện với bé về cơn ác mộng đó vào sáng hôm sau, khi bé không còn phải lo ngại về bóng tối nữa.
Khi bé đã bình tĩnh hơn, bạn có thể giúp bé chiến thắng sự sợ hãi bằng cách gợi ý hướng giải quyết những tình huống bé có thể gặp phải trong mơ. Ví dụ, nếu một người đáng sợ đuổi theo bé, gợi ý bé xua chó đuổi người ấy đi. Còn nếu tâm lý trẻ nhỏ khiến bé tin rằng kẻ xấu có thể bay, đi xuyên qua các bức tường, bạn có thể thuyết phục rằng bé cũng có phép thuật để chống lại.
Trấn an bé với những câu chuyện thần tiên
Kể một câu chuyện có thể là cách tuyệt vời để giải thoát những điều đáng sợ khỏi tâm lý trẻ nhỏ. Ví dụ, khi bé đang co người vì sợ cơn bão ngoài cửa sổ, bạn có thể kể về một nhân vật nhân từ, người tạo ra tia chớp và sấm sét để trừng phạt kẻ xấu chẳng hạn.

Có những nỗi sợ đối với người lớn là bình thường nhưng lại tạo ra sự mất ổn định trong tâm lý trẻ nhỏ
Khen ngợi bé
Tận dụng mọi cơ hội có thể để khen ngợi những điều bé làm được cũng là một cách hay để củng cố tâm lý trẻ nhỏ. Không bao giờ trêu chọc hay chế nhạo khi bé sợ vì làm như vậy sẽ càng ám ảnh bé thêm. Bạn cũng có thể giúp tăng sự tự tin bằng cách cho bé làm quen với các thử thách, ví dụ như nghịch nước ở bồn tắm. Dần dần bé sẽ cảm thấy đủ can đảm để đến hồ bơi cùng bạn.
Không đòi hỏi quá nhiều ở bé
Một số cha mẹ yêu cầu con cái phải độc lập trước khi các bé sẵn sàng, nhưng cách đó thường phản tác dụng. Nếu bạn gây sức ép để bé chơi những trò bé sợ tại sân chơi, điều này không tốt cho tâm lý trẻ nhỏ vì chỉ khiến bé cảm thấy xấu hổ về bản thân mình và bé sẽ càng sợ bạn bè cũng như cái cầu tuột. Mỗi bé đều cần được phát triển quyền tự chủ một cách tự nhiên theo tốc độ của riêng bé.
Người lớn cần làm gương cho bé
Tâm lý trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng từ cách cư xử của ba mẹ, ví dụ nếu bạn lo lắng với tiếng động lạ trong đêm, đi lòng vòng xung quanh trong khi bé chơi, tỏ ra quyến luyến mỗi khi chào tạm biệt, hệ quả là mỗi khi đối mặt với một thách thức, bé tin rằng phải có ai đó bên cạnh để bảo vệ bé. Ngược lại, nếu bạn tiếp cận tình huống với sự tự tin và bình tĩnh, bé sẽ dần dần học cách phản ứng giống như vậy.
Nỗi sợ hãi chỉ đáng bận tâm nếu chúng làm bé bất an, gián đoạn giấc ngủ hoặc làm bé không còn tự nhiên chơi đùa như trước. Nếu sự trấn an nhẹ nhàng của bạn không khiến bé bớt lo lắng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
-
Tâm lý trẻ nhỏ: Bí quyết vượt qua nỗi sợ hãi khi xa mẹVới một tâm hồn nhạy cảm và trí tưởng tượng phong phú, bé con của bạn dễ sợ hãi mọi thứ, nhất là khi không có mẹ bên cạnh. Tham khảo những bí quyết bên dưới giúp bé mạnh mẽ hơn để vượt qua sợ hãi...
-
Tâm lý trẻ nhỏ: Chiến thắng sự sợ hãiÔm bé vào lòng và trấn an bé là điều đầu tiên mẹ nên làm khi bé sợ hãi, sau đó mẹ có thể áp dụng những gợi ý bên dưới để giúp bé vượt qua sự sợ hãi.
-
Tâm lý trẻ nhỏ: Tại sao bé sợ hãi?Nhiều bậc cha mẹ ngạc nhiên khi đứa con hiếu động của họ trở nên sợ sệt và luôn đòi ba mẹ. Có mấy ai nghĩ rằng trẻ nhỏ cũng biết lo lắng?
-
Tập cho bé không bám mẹTưởng chừng như cách “lén lút” ra khỏi nhà sao cho bé không hay biết là một ý tưởng hay nhưng thật ra cách này càng làm mọi thứ tệ hơn khi bé không còn cảm thấy yên tâm với sự có mặt của ba mẹ nữa.
-
Những việc nên làm khi bé quá bám mẹCó rất nhiều cách để giúp cải thiện tình trạng bé quá bám mẹ mà không làm bé khóc hay cảm thấy bất an, như lôi cuốn bé vào một hoạt động khác hay tạo ra quá trình chuyển tiếp.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Thanh Huệ
Mình rất tâm đắc với việc làm gương của ba mẹ, chỉ cần ba mẹ dũng cảm đối phó hoặc bình tĩnh với mọi vấn đề thì con cái cũng sẽ học được điều đó.