Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/12/2013

Tâm lý trẻ nhỏ: Chiến thắng sự sợ hãi

Tâm lý trẻ nhỏ: Chiến thắng sự sợ hãi
Ôm bé vào lòng và trấn an bé là điều đầu tiên mẹ nên làm khi bé sợ hãi, sau đó mẹ có thể áp dụng những gợi ý bên dưới để giúp bé vượt qua sự sợ hãi.

Đồng cảm với sự sợ hãi của bé

Một trong những nỗi lo sợ hàng đầu của bé chính là sợ bị mẹ bỏ rơi. Đây là điều hoàn toàn bình thường đối với tâm lý trẻ nhỏ, vì vậy bạn nên báo trước với bé khi phải rời xa bé. Trước khi bước vào phòng tắm, bạn có thể nói với bé: “Mẹ biết là con sợ khi không thấy mẹ, nhưng mẹ chỉ đi tắm ngay sát đây thôi. Con ngồi đây đợi mẹ nhé”. Bạn cũng nên cho bé biết khi nào sẽ quay trở lại.

Nói chuyện với bé về sự sợ hãi

Bé ở giai đoạn này có trí tưởng tượng phong phú trong khi vốn từ vựng còn hạn chế, vì vậy không có gì là lạ nếu bé gặp khó khăn để biểu lộ những gì bé đang cảm thấy. Đây là một trong những lý do tạo nên những nỗi sợ vô hình trong tâm lý trẻ nhỏ. Bạn có thể giúp bé thể hiện cảm xúc bằng cách nói chuyện về những điều đang làm bé sợ một cách đơn giản và trực tiếp vì lối trò chuyện dài dòng, phức tạp có thể làm tăng thêm nỗi sợ cho bé. Nếu bé co người lại trước một con thú nhồi bông mới, bạn nên nhẹ nhàng hỏi bé: “Con không thích à hay là con thấy sợ?”.

Nếu bé cứ lo lắng về một con quái vật tưởng tượng trong tủ quần áo, bạn nên hỏi han để tìm hiểu xem chính xác điều gì khiến bé sợ như vậy: “Đó có phải là một con quái vật có chân to, nhiều răng hoặc có tiếng kêu khủng khiếp?”. Một khi bé tìm thấy những từ để mô tả “con quái vật”, sự trấn an của bạn sẽ giúp bé vững vàng để vượt qua nỗi sợ hãi.

Tâm lý trẻ nhỏ: Chiến thắng sự sợ hãi
Trong mọi tình huống, tâm lý trẻ nhỏ sẽ vững vàng hơn nếu bé biết ba mẹ đồng cảm và luôn bên cạnh bé

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nói về những điều khác giúp bé xao lãng: “Con có vẻ thích đến sở thú phải không nè?”. Một điều cần lưu ý về tâm lý trẻ nhỏ là khi bé sợ hãi, bạn càng chú ý đến bé bao nhiêu, khi bé vui vẻ và hứng thú, bạn cũng cần thể hiện sự quan tâm bấy nhiêu, nếu không có thể bạn sẽ vô tình khuyến khích bé tỏ ra sợ sệt để được ba mẹ quan tâm nhiều hơn.

Chuẩn bị tinh thần cho bé

Nếu bé tỏ ra nhút nhát khi gặp người lạ hay đến một chỗ mới, bạn nên chuẩn bị trước để giúp bé thích nghi tốt hơn. Ví dụ, trước khi bạn dẫn bé đến một bữa tiệc sinh nhật hoặc họp nhóm, bạn có thể kể tên những người mà bé quen và giới thiệu về những người mới mà bé sẽ gặp. Trước mỗi hoạt động mới lạ, bạn đều nên tìm cách trấn an tâm lý trẻ nhỏ như thế.

Không nóng vội

Làm quen với những điều mới là khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt là với tâm lý trẻ nhỏ. Thay vì đẩy bé vào một môi trường mới hoặc để một người lạ đột ngột xuất hiện trước mặt bé, bạn nên thử những cách tiếp cận từ từ. Nếu bé lúng túng khi bạn đặt bé xuống một sân chơi trong công viên, bạn nên chơi ở đó cùng bé một lúc, bé sẽ thấy an tâm hơn. Một khi bé đã thoải mái và chú tâm vào trò chơi, bạn có thể rút lui từ từ để tìm cho mình một chỗ ngồi nghỉ mà vẫn có thể quan sát bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x