Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/05/2017

Rụng rốn ở trẻ sơ sinh: Khi nào mẹ cần lo?

Rụng rốn ở trẻ sơ sinh: Khi nào mẹ cần lo?
Sau khi sinh 1-2 tuần, rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng. Tuy nhiên, thời gian này còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như cách chăm sóc, vệ sinh rốn. Còn điều gì về việc rụng rốn ở trẻ sơ sinh mà mẹ chưa biết? Cùng tìm hiểu nhé!

Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra khoảng 7-10 ngày sau sinh. Tuy nhiên, “lịch trình” này không hoàn toàn đúng với tất cả các nhóc. Nếu rốn của trẻ sơ sinh rụng muộn hơn, mẹ cũng không cần quá lo, miễn rốn không có bất kỳ dấu hiệu bất thường như chảy dịch, có mùi hôi, chân rốn sưng đỏ…

Rụng rốn ở trẻ sơ sinh
Thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh còn tùy thuộc vào sức khỏe và cách chăm sóc, vệ sinh rốn hàng ngày

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh. Chẳng hạn, nếu bạn sinh con lần đầu, bé cưng sẽ rụng rốn muộn hơn so với những bé có mẹ đã sinh lần 2, lần 3. Những bé sinh non cũng thường rụng rốn muộn hơn trẻ đủ tháng. Vì vậy, mẹ đừng quá lo nếu rốn trẻ rụng muộn hơn bình thường, miễn rốn con yêu không chảy dịch, sưng đỏ, có mùi hôi hay có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Mẹ chỉ cần vệ sinh rốn bé bằng nước muối sinh lý và để hở rốn.

Một số lưu ý quan trọng khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ đừng quên nhé!

  • Không vệ sinh bằng cồn: Các loại cồn hiện nay đều không đảm bảo chất lượng, hơn nữa cũng dễ gây kích ứng cho làn da mỏng manh của trẻ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên vệ sinh rốn trẻ bằng nước muối loãng.
  • Giữ rốn khô: Cho đến khi rốn trẻ rụng hoàn toàn, mẹ nên tránh ngâm rốn bé cưng quá lâu trong nước, nhất là trong lúc tắm bé.
  • Để rốn tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt: Không chỉ giúp rốn khô nhanh hơn, cách này còn giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Lưu ý: Khi mặc tã cho bé, mẹ nên gấp tã xuống dưới rốn, tránh không để chất thải dính vào rốn.
  • Tuyệt đối không bứt dây rốn: Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra tự nhiên, không cần bất cứ sự can thiệp nào. Rốn sẽ tự rụng sau khi khô. Việc tự ý bứt dây rốn trước thời gian cần thiết có thể gây chảy máu, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn.

Cảnh giác với những triệu chứng bất thường

Rốn trẻ sơ sinh trong lúc chưa rụng, nếu không được chăm sóc tốt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm khuẩn. Mẹ nên cảnh giác với những trường hợp nhiễm khuẩn sau:

– Viêm rốn có mủ

Dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng: Chân rốn sưng tấy, rốn có mùi hôi, ẩm ướt, chảy mủ. Những trường hợp viêm rốn có mủ nhẹ, mẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách nặn hết mủ, dùng ôxy già rửa rốn cho bé, lau khô, rắc bột kháng sinh, sau đó băng lại. Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện nặng hơn như sốt cao, bỏ bú, mệt mỏi…, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

– Viêm mạch máu rốn

Sau khi bé cưng chào đời, các mạch máu rốn gồm 2 động mạch, 1 tĩnh mạch sẽ xẹp và sơ hóa. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu rốn, gây viêm nhiễm.

Nếu nhận thấy bụng phía dưới rốn bị sưng phù, tấy đỏ, vuốt thành bụng theo chiều từ xương mu lên rốn sẽ có mủ chảy ra, bé cưng có nguy cơ bị viêm động mạch rốn. Ngược lại, nếu vuốt từ mỏm ức xuống thấy mủ chảy ra, nguy cơ bé bị viêm tĩnh mạch rốn rất cao. Trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm tĩnh mạch rốn, vi khuẩn có thể tấn công sang các khu vực bên cạnh như gan, mật, từ đó dẫn đến nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

– Uốn ván rốn

Trẻ bị uốn ván rốn sẽ bị sốt, bỏ bú, sau đó cứng hàm, co cứng toàn thân. Nếu gặp ánh sáng hoặc âm thanh, triệu chứng co giật sẽ thêm nghiêm trọng. Trường hợp nặng, bé có thể bị co thắt dẫn đến khó thở và tử vong.

– U hạt rốn

Dù rốn trẻ sơ sinh rụng sớm, bé không sốt, rốn không sưng, đỏ, nhưng nếu vẫn thấy vùng chân rốn có dịch vàng, mẹ nên đặc biệt lưu ý. Bé có nguy cơ bị u hạt rốn. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng rốn.

Tóm lại, quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh lâu hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe cũng như việc vệ sinh, chăm sóc cuống rốn. Mẹ không cần quá lo nếu rốn trẻ rụng chậm hơn “lịch trình” chuẩn. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Nhiễm trùng rốn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x