Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/01/2020

Những thực phẩm không an toàn cho bé từ 12-48 tháng tuổi mẹ cần lưu ý

Những thực phẩm không an toàn cho bé từ 12-48 tháng tuổi mẹ cần lưu ý
Bản năng ăn uống tự nhiên đã khiến những em bé luôn muốn ăn tất cả mọi thứ mà chúng nhìn thấy. Tất nhiên, mẹ sẽ vui mừng khi thấy con phàm ăn và có thể ăn được nhiều thứ khác nhau, thế nhưng có phải thứ gì con cũng có thể ăn được không? […]

thuc-pham-khong-an-toan-cho-be

Bản năng ăn uống tự nhiên đã khiến những em bé luôn muốn ăn tất cả mọi thứ mà chúng nhìn thấy. Tất nhiên, mẹ sẽ vui mừng khi thấy con phàm ăn và có thể ăn được nhiều thứ khác nhau, thế nhưng có phải thứ gì con cũng có thể ăn được không?

Không bàn đến giá trị dinh dưỡng, nhưng mẹ nên biết rằng, ở mỗi độ tuổi, bộ nhai và bộ tiêu hóa của bé sẽ thích nghi với từng loại thức ăn khác nhau. Chẳng hạn như trẻ sơ sinh từ 1-6 tháng tuổi thì chỉ tiêu thụ được sữa và thức ăn lỏng; trẻ từ 6-9 tháng chỉ ăn được thức ăn mềm, loãng như cháo, bột; trẻ từ 9 -15 tháng có thể ăn cơm với các món ăn mềm… Vì vậy, nếu cho bé ăn thức ăn không phù hợp với độ tuổi có thể dẫn đến việc bị hóc, mắc nghẹn, khó tiêu hóa, gây hại cho dạ dày của bé.

Vậy các loại thực phẩm không an toàn cho bé là gì? Mẹ hãy ghi nhớ trong bài viết này để tránh cho con nhé.

Thực phẩm cần tránh: Bé từ 12 – 24 tháng

Sữa béo

Ở độ tuổi mới biết đi, bé cần được cung cấp chất béo và calo từ sữa nguyên chất để tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, khi bé đã được 2 tuổi thì nhu cầu về chất béo có thể giảm xuống nếu như bé đã đạt chuẩn chiều cao, cân nặng và không gặp vấn đề về sức khỏe. Mẹ có thể bắt đầu cho bé uống sữa ít béo hơn hoặc giảm sữa béo trước 2 tuổi nếu bé có dấu hiệu bị béo phì.

be-2-tuoi-uong-sua-beo
Ngưng cho bé uống sữa nhiều béo nếu bé phát triển bình thường.

Thực phẩm gây nghẹt thở

Thức ăn miếng lớn: Cho dù bé đã mọc một số răng và có thể nhai, nuốt tốt nhưng mẹ vẫn nên cảnh giác với thức ăn dạng miếng lớn, nhất là thức ăn dai, cứng vì có thể làm bé bị mắc nghẹn và nghẹt thở nguy hiểm.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên, bạn nên cắt thức ăn thành những miếng không lớn hơn 1,25cm để bé dễ dàng nhai nuốt. Ví dụ, mẹ luôn cắt các loại trái cây thành miếng nhỏ kể cả nho, cà chua bi hay anh đào và dâu tây trước khi cho bé ăn. Thịt và rau cần được thái nhỏ hoặc xay nhuyễn để nấu cho bé chứ không nên cắt khúc.

Rau: Các loại rau như cà rốt, cần tây, bông cải xanh cũng nên cắt nhỏ dạng hạt lựu và nấu mềm cho bé ăn.

Quả hạch (các loại hạt vỏ cứng) và hạt: Mẹ không nên cho bé ăn các loại hạt, nhất là hạt vỏ cứng như hạt mắc ca, hạt hướng dương, hạt bí ngô… vì dễ làm bé bị mắc nghẹn, gây nghẹt thở và nhiễm trùng.

be-an-hat-mac-ca
Những loại hạt vỏ cứng như mắc ca dễ làm bé bị hóc

Trái cây: Mẹ nên tách hạt khỏi trái cây trước khi cho bé ăn, nhất là các loại trái cây có hạt cứng, gai như hạt quả táo ta, hạt đào…

Thực phẩm cứng hoặc giòn: Rất nhiều loại thức ăn cứng và giòn mà trẻ con yêu thích đều tiềm ẩn những nguy cơ gây mắc nghẹn cao như bánh quy, bỏng ngô, kẹo mút, kẹo ngậm… Do vậy, với các bé từ 12-24 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo luôn để mắt đến bé khi cho bé ăn nhé.

Thực phẩm dẻo, dính: Các loại kẹo dẻo và dính hầu hết mọi trẻ em đều thích ăn, chẳng hạn như kẹo dẻo chíp chíp, thạch dừa, kẹo cao su, kẹo dừa… Thế nhưng các loại kẹo này lại có thể làm bé bị nghẹn nếu không nhai kỹ.

cach-cho-be-an-dau-tay
Khi cho bé ăn trái cây mẹ nên cắt trái cây thành những miếng nhỏ.

Thực phẩm cần tránh: Bé 24 – 48 tháng

Thức ăn gây nghẹt thở nguy hiểm

Thức ăn miếng lớn, khô và dai: Dù bé trên 2 tuổi đã có thể nhai nuốt tốt hơn nhưng mẹ vẫn nên cảnh giác với các loại thức ăn dễ gây nghẹn như thức ăn miếng to, khô và dai nhé… Ngoài ra, mẹ nên nhắc con tập trung vào việc ăn uống, không để con vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, đồ chơi và đi lại trong khi ăn. Khi mất tập trung, bé hay nuốt vội mà không nhai gây hóc nghẹn và đau dạ dày.

Cá, gà

Các bà, các mẹ Việt thường thích thú với việc cho con nhỏ cầm nguyên chiếc đùi gà để gặm mà không mảy may lo lắng rằng ăn như thế con sẽ dễ bị nghẹn hoặc hóc xương. Mặc dù bé 2 tuổi đã mọc được khá nhiều răng nhưng thịt gà dai vẫn có thể làm bé bị nghẹn, đặc biệt những mẩu xương gà bị lẫn trong thịt khi chặt cũng có thể làm bé bị hóc.

be-an-ca-dong
Cá đồng rất nhiều xương, mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn.

Bên cạnh đó, các loại cá đồng rất nhiều xương, mẹ nên nhặt xương cẩn thận khi cho bé ăn, nhất là món canh cá vì xương cá có thể lẫn vào trong nước, nếu mẹ chan canh cho bé mà không để í ý sẽ rất nguy hiểm.

Khả năng nhai nuốt của bé là khác nhau ở mỗi độ tuổi, nên mẹ nhớ cho bé ăn đồ ăn phù hợp, nhất là các loại thực phẩm không an toàn cho bé từ 12-48 tháng tuổi ở trên nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x