của bé
Dấu hiệu trẻ mọc răng cũng là tín hiệu cho hay mẹ vào giai đoạn đối đầu với không ít phiền hà, đặc biệt là những cơn sốt bất chợt. Vì vậy, nhiều trẻ bị sốt bởi bệnh lý nhưng mẹ lại nhầm lẫn sang sốt do mọc răng và không có sự can thiệp kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Nội dung bài viết
Dấu hiệu trẻ mọc răng là chứng tỏ con đang lớn. Thông thường trẻ mọc răng bắt đầu từ 6-7 tháng tuổi và hàm răng tiếp tục được phát triển khi trẻ được 2-3 tuổi.
Có những trường hợp bé mọc răng chậm hơn hoặc hoặc sớm hơn bình thường. Cụ thể là có những trẻ sinh ra đã có răng nhưng trường hợp này rất hiếm, tỉ lệ chỉ là 1/2000. Lại có trẻ mới 3 tháng đã nhú răng. Và có trẻ 8 tháng chưa mọc răng. Do đó nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng với lịch mọc răng của con mình.
Quá trình bé mọc răng
Theo các chuyên gia sức khỏe thì không hề có sự khác biệt giữa việc trẻ sơ sinh mọc răng sớm hay mọc răng muộn. Bởi vậy, mẹ hoàn toàn yên tâm nếu thấy bé yêu thuộc 1 trong 2 trường hợp này.
Trong khoảng từ 5-8 tháng, dấu hiệu trẻ mọc răng sữa bắt đầu xuất hiện. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa sau đó bé mọc răng hàm dưới. Không có mốc chuẩn cụ thể nào qui định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ, một số trẻ mọc sớm lúc 3-4 tháng tuổi; có trẻ mọc răng lúc 6-7 tháng tuổi và một số trẻ có thể muộn hơn. Giới hạn chậm nhất của tuổi mọc răng sữa là từ lúc sinh tới khi trẻ 1 tuổi.
Theo thứ tự thông thường những chiếc răng cuối cùng trong bộ 20 răng sữa của bé là hai răng hàm thứ hai của hàm trên. Răng thường mọc theo từng cặp, cụ thể như răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.

Những chiếc răng đầu tiên của bé vừa khiến mẹ lo lắng nhưng là “trải nghiệm thú vị”
Dấu hiệu trẻ mọc răng
Dấu hiệu trẻ mọc răng được biểu hiện đặc trưng nhất khi chiếc răng đầu tiên chuẩn bị mọc là sốt, kèm theo đó là một số dấu hiệu khác như ho nhiều, quấy khóc, biếng ăn… Trẻ mọc răng có thể sốt hoặc không sốt. Nếu sốt trong quá trình mọc răng là do viêm lợi.
Trẻ sốt mọc răng thường có 6 triệu chứng cụ thể sau:
- Chảy nước miếng: Bất kỳ chiếc răng nào sắp mọc cũng khiến bé cảm thấy khó chịu và chảy nước miếng thường xuyên do tuyến nước bọt trong khoang miệng bị kích thích. Nếu kèm theo hiện tượng sốt, mẹ có thể nghĩ đến chiếc răng xinh sắp mọc. Khi nước dãi chảy ra nhiều, đặc biệt là vùng quanh miệng và cằm khiến cho làn da vốn nhạy cảm của bé ngứa ngáy, nối mẩn đỏ. Khi thấy bé có dấu hiệu này, bạn nên chú ý, thường xuyên lau sạch nước dãi và bôi một chút kem dưỡng ẩm hoặc kem chống hăm vào cằm cho con thường xuyên nhé.
- Ho: Ho không chỉ là dấu hiệu của bệnh cảm cúm, nên bạn đừng vội lo lắng cho rằng con đang bị cảm. Khi lượng nước trong miệng bé quá nhiều, cũng khiến cho bé và húng hắng ho. Nên đây cũng là một trong những biểu hiện cho thấy bé yêu của bạn có thể sắp mọc răng.
- Nướu tấy đỏ: Trước khi nhú răng từ 3-5 ngày trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên. Đó là lý do mẹ thường thấy trẻ cho ngón tay, đồ chơi hoặc bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn.
- Tiêu chảy: Dân gian hay gọi hiện tượng này là “tướt mọc răng”. Điều này được lý giải do cơ thể bé dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức đề kháng yếu đi nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, nhão, sệt 3-4 lần/ngày.
- Khó ngủ: Với những biểu hiện ở trên, các bé không chỉ khó chịu vào ban ngày mà còn khiến cho bé thấy bứt rứt trong người cả vào ban đêm. Hay giật mình và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm là điều không tránh khỏi. Lúc này, bạn nên nhẹ nhàng vỗ về và hát ru để bé tiếp tục đi vào giấc ngủ. Tránh cho bé bú bình hay ngậm ti vì như vậy sẽ tạo cho bé thói quen ăn đêm.
- Kéo tai, dùng tay chà vào má: Lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại, nên khi những chiếc răng sắp nhú cũng gây khó chịu cho bé ở vùng tai, má, khiến bé thường xuyên lấy tay kéo tai và chà vào má. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt cao 38,5 độ C trở lên và đau nhiều, có thể dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4-6 giờ cho uống một lần. Không nên để trẻ sốt cao co giật và nguy hiểm tính mạng. Nếu bé sốt nhẹ hơn chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.
6 cách giúp bé mọc răng không nước mắt
Mọc răng là một trong những giai đoạn cực kỳ khó chịu, nhất là đối với trẻ em. Bởi các bé còn quá nhỏ để nhận thức vấn đề và biết cách giảm bớt cơn đau của mình. Những lúc này, mẹ nên làm gì cho bé? Tham khảo 5 tuyệt chiêu giúp con bớt “vật vã” khi mọc răng, mẹ nhé!
1. Cho bé nhai hoặc cắn đồ lạnh
Giống như mẹ thỉnh thoảng bị đau sẽ lấy đá lạnh chườm lên chỗ đau, việc cho con nhai hoặc cắn đồ lạnh cũng có tác dụng tương tự. Mẹ có thể chọn mua đồ chơi chuyên dụng cho bé mọc răng của những thương hiệu có uy tín trên thị trường để bé cắn cho đỡ ngứa răng. Những loại này thường có nhiều màu sắc bắt mắt nên các bé sẽ rất thích.
Tuy nhiên, mẹ nên mua loại có nước ở bên trong rồi đặt nó vào tủ lạnh làm lạnh nó để khi bé ngậm vào sẽ bớt đau nướu hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể để một cái khăn hoặc miếng vải dày sạch trong tủ lạnh trong 1 giờ rồi cho bé cắn. Nếu bé bắt đầu tập ăn thức ăn cứng, thử cho bé ăn trái cây và rau củ lạnh để bé tập nhai và bớt đau.
Ngoài ra, một miếng táo ướp lạnh có thể giúp phong tỏa cơn đau tạm thời cho bé vì làm tê nướu, ức chế được cơn đau. Khi bé đang mọc răng, mẹ nên chuẩn bị nhiều loại trái cây ướp lạnh để sẵn vừa giúp bé bổ sung vitamin, vừa giảm đau hiệu quả.
2. Massage nướu cho bé
Trước tiên, mẹ nên rửa tay thật sach với xà phòng diệt khuẩn rồi lau khô tay. Dùng ngón tay xoa ấn nhẹ vùng nướu sưng của bé. Sau đó, dùng một miếng vải lạnh để vào chỗ vừa massage nhằm tăng thêm hiệu quả giảm đau. Nếu các mẹ không biết chính xác chỗ nào bé sẽ mọc răng, massage hai vị trí bên cạnh chiếc răng mọc đầu tiên của bé.
3. Để con tự massage theo cách riêng
Một số bé sẽ không thích cho đồ lạnh vào miệng nhưng có thể bé sẽ thích có cái gì đó trong miệng để nhai. Việc bé nhai hoặc cắn đồ chơi, một số thức ăn cứng như bánh qui, miếng cà rốt… sẽ tạo ra áp lực nhẹ lên mặt nướu của bé, giống như khi mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ để mát xa cho bé. Nhờ đó bé cảm thấy đỡ đau hơn.
4. Giúp bé ăn ngon: Vì nứu sưng cùng cảm giác khó chịu, bé có khi sẽ “chẳng chịu ăn uống gì cả”. Lúc này, bạn cần hạn chế tối đa những loại thức ăn, đồ vật cứng có thể làm đau nứu của bé. Cho bé bú sữa mẹ, uống sữa, ăn bột nấu chín xay thật nhuyễn để bé dễ nuốt và tiêu hóa tốt..
5. Làm bé phân tâm
Mẹ có thể giúp bé dần quên cảm giác khó chịu của những dấu hiệu trẻ mọc răng bằng cách hướng sự chú ý của bé vào một món đồ chơi nào đó. Không nhất thiết phải mua đồ chơi mới, mỗi ngày mẹ có thể cho bé chơi một món đồ chơi trong thùng đồ chơi.
Việc thay đổi này sẽ giúp bé không có cảm giác ngày nào cũng chơi giống nhau. Nếu đồ chơi không làm bé phân tâm, mẹ có thể bế hay đẩy xe cho bé ra ngoài chơi. Ở lứa tuổi này, các bé rất dễ bị xao nhãng bởi môi trường xảy ra xung quanh bé.
6. Bù đắp cho bé
Khi dấu hiệu trẻ mọc răng bắt đầu xuất hiện, có bé sẽ thích ở gần mẹ để được mẹ nâng niu hơn. Đặc biệt, với những bé đang trong giai đoạn tập ngủ riêng, mẹ cứ duy trì việc này. Tuy nhiên, nếu nửa đêm bé cần, mẹ đừng lơ là con nhé!
Trong trường hợp bé thích ngủ nôi hay nằm trong ghế rung, mẹ có thể dùng nó để đánh lạc hướng bé như được mẹ bế ru ngủ.

Tháng thứ 27: Bé thích cắn bạn Cắn bạn có lẽ là chuyện phổ biến với lứa tuổi mẫu giáo và cũng dễ hiểu khi trẻ không kiểm soát cảm xúc hay thất vọng. Tuy vậy, mẹ cần nói cho trẻ hiểu đây là thói quen xấu và không được lặp lại. Mẹ nên dạy trẻ không cắn bạn bằng cách nào?
Phân biệt sốt do dấu hiệu trẻ mọc răng với các bệnh khác
Trẻ sốt mọc răng là hiện tượng cơ thể tăng nhiệt ở mức 38-38,5 độ C, một số trường hợp sốt cao là do tiến triển bệnh cấp tính gây viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh thân răng. Sốt thông thường nhiệt độ cơ thể chỉ tăng cao hơn bình thường, khoảng 36-37 độ C. Đa phần nguyên nhân sốt ở trẻ em là do nhiễm khuẩn. Do vậy, trẻ sốt của dấu hiệu trẻ mọc răng và sốt thường hoàn toàn khác nhau.
Nếu bé sốt quá 39 độ C mẹ cũng không nên kết luận bé sốt do mọc răng. Trường hợp bé tiêu chảy nặng đi đại tiện liện tục cũng nên tìm hiểu các bệnh lý liên quan khác vì sốt mọc răng, bé chỉ bị tiêu chảy nhẹ, phân hơi có nước .
Các triệu chứng xuất hiện ở trẻ như phát ban, chảy dãi và nước mũi nhiều, tiêu chảy, chán ăn, sốt nếu kéo dài sau 4 ngày không thấy răng nhú và tiếp tục kéo dài sau đó thì nó có thể là bệnh lý nghiêm trọng khác không phải do mọc răng. Mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa nhi để kịp thời phát hiện nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Dấu hiệu trẻ mọc răng đặc trưng nhất là sốt nhẹ. Mẹ cần theo sát những diễn biến cơn sốt của trẻ để có biện pháp hỗ trợ dhiệu quả và đảm bảo cho bé yêu có những chiếc răng sữa xinh xắn, khỏe mạnh.
-
"Chuẩn" thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ 0-12 tháng tuổiNgoài sữa mẹ, trẻ từ 0- 12 tháng tuổi cũng cần bổ sung thêm dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cho bé ở độ tuổi này cần lưu ý điều gì đặc biệt? Tham khảo ngay...
-
Bé 3 tuổi: Theo dõi sự phát triển của conBạn có luôn dõi theo sự phát triển của trẻ khi con đang lớn nhanh như thổi và thay đổi từng ngày? Một số cách tuyệt vời để ghi lại những mốc phát triển của trẻ mà mẹ có thể tham khảo.
-
Cho bé ăn dặm đúng cách từ A-ZCho bé ăn dặm đúng cách, đúng lúc, đúng giai đoạn không chỉ giúp bé phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như trí não mà còn tặng mẹ thêm thời gian để chăm sóc bản thân, để ăn dặm không bao...
-
Thực đơn ăn dặm cho bé "Dồi dào dinh dưỡng - Tốt cho tiêu hóa"Một bên là thế giới ăn dặm vô cùng phong phú, một bên là hệ tiêu hóa và miễn dịch còn non yếu của bé, làm sao để các thiên thần nhí không chỉ được ăn ngon, mà còn hấp thu được nhiều dưỡng chất và...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Làm cách nào để sinh con gái? 3 bí...Mẹ đã biết làm cách nào để sinh con gái chưa? Cách tính ngày rụng trứng để...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Mẹ Ớt
lần đầu tiên ớt bị sốt do mọc răng mẹ không biết nên lo lắng lắm, nhưng giờ thì mẹ ớt đã quen rồi. Nếu con bị sốt mọc răng thì mẹ đỡ lo lắng hơn
kt_pham
Khi bé sắp mọc răng bé thường tỏ ra khí chịu, chải dải và biếng ăn. Bé cũng sốt. Tuỳ từng bé sốt nhẹ hay nặng. Như con mình bé mọc răng sốt cao lắm. thương lắm.
Mẹ Ớt
mẹ nói đúng tùy từng bé sẽ sốt nhẹ hay nặng, hoặc tùy từng răng nữa mẹ nhỉ, mỗi lần các con bị sốt thương lắm cơ