Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Admin-marrybaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/08/2014

Mẹ đã biết quan tâm con đúng cách?

Mẹ đã biết quan tâm con đúng cách?
Mỗi ngày, trung bình các bậc cha mẹ có đến hàng trăm hành động tương tác với con. Có thể bạn không biết nhưng những cử chỉ tích cực của bạn có ý nghĩa rất đặc biệt với bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay từ 6 tháng tuổi, các bé cũng có thể bị stress nếu không có sự quan tâm của ba mẹ

Đó là cách bạn làm cho bé cảm thấy vui sướng và ấm áp thông qua những nụ cười trên gương mặt bạn, những biểu hiện âu yếm, cử chỉ dịu dàng chăm sóc của bạn với bé, những lời khen ngợi, sự thích thú của bạn đối với những sở thích, hoạt động tiến bộ của bé. Bạn có thể quan tâm một cách tích cực trong từng hoạt động tương tác hàng ngày với con.

Bé học được gì từ sự quan tâm tích cực?

Sự quan tâm tích cực, những phản ứng và câu trả lời từ người lớn rất quan trọng với bé. Nó giúp bé cảm nhận giá trị bản thân giữa các mối quan hệ xung quanh, từ đó bé biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

Một đứa trẻ sẽ dần nhận thức được về chính bản thân mình qua những thông điệp yêu thương tích cực từ cha mẹ và những người quan trọng khác. Sự tự nhận thức đúng đắn không chỉ giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh mà còn cho trẻ sự tự tin khi khám phá thế giới.

quan tam con
Trẻ có xu hướng “sao chép” cách phản ứng của ba mẹ trong những tình huống tương tự

Cảm giác được bảo vệ và an toàn của bé tùy thuộc vào các hoạt động tương tác giữa bé với ba mẹ và những người chăm sóc khác. Khi sợ hãi, nghi ngờ hoặc phải đối mặt với tình huống mới lạ, bé sẽ tìm đến bạn để thấy yên tâm hơn và được hỗ trợ. Những đứa trẻ được cha mẹ dành nhiều nụ cười và sự quan tâm ấm áp sẽ có khuynh hướng cư xử tốt hơn với mọi người xung quanh.

>>> Xem thêm: Dạy trẻ biết quan tâm đến người khác

Từ lúc chào đời, bé đã chú ý chi tiết đến những gì bạn nói và làm. Thậm chí, trẻ sơ sinh có thể hiểu, giao tiếp và học hỏi từ mọi người và từ những việc xảy ra xung quanh chúng. Bạn càng giao tiếp và phản hồi nhiều, bé sẽ càng học được nhiều hơn.

Một vài nỗ lực giao tiếp bạn có thể áp dụng với trẻ sơ sinh:

– Dỗ dành khi trẻ khóc

– Cười lại với trẻ khi chúng mỉm cười

– Trả lời tiếng ê a của trẻ bằng những câu thể hiện sự đồng tình ngay cả khi bạn chẳng hiểu trẻ đang cố gắng nói gì với bạn.

Khi trẻ lớn hơn và biết đi chập chững, chúng sẽ hiểu được những thông điệp quan trọng nếu bạn kết hợp lời nói và hành động.

– Trước khi hiểu được từ ngữ, trẻ vốn nhạy cảm với những cử chỉ, biểu hiện trên gương mặt, âm lượng giọng nói và các ngôn ngữ cơ thể khác. Thông qua những biểu cảm này, bạn có thể học cách giao tiếp với bé.

– Tự tay làm những công việc hàng ngày cho bé như tắm rửa, thay tã, cho bú và mặc quần áo…, là cơ hội để bạn kết nối với con trẻ một cách ý nghĩa nhất. Khi lau khô cho bé sau khi tắm, mẹ có thể thử vuốt ve và chọc lét bé nhẹ nhàng. Điều này có thể khiến bé rất thích thú đấy!

– Gác những việc khác sang một bên và chơi đùa với con bất cứ khi nào có thể. Ngay cả khi đang vội đi đâu đó, bạn cũng nên cố gắng ngồi xuống một lúc để chơi trò xe kéo với con. Sẽ không mất nhiều thời gian lắm nhưng sự quan tâm của bạn sẽ khiến bé thay đổi rất nhiều.

– Ngắm nhìn và mỉm cười với trẻ, thể hiện sự chú ý, thích thú và khuyến khích trẻ một cách tích cực. Bằng cách này, bạn giúp bé hiểu được rằng chúng thực sự quan trọng và đặc biệt.

– Tập trung vào những điểm tích cực của bé. Bạn nên hạn chế trách mắng hay trừng phạt trẻ, trừ những lỗi nghiêm trọng. Nếu bạn lúc nào cũng “lèm bèm” không vui, giận dỗi hoặc bỏ lơ bé vì chúng luôn mắc lỗi, bé dễ cảm thấy tự ti và mặc cảm về bản thân.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x