của bé
Để bé yêu không bị sót bất cứ một một mũi tiêm phòng nào trong 2 năm đầu đời, mời mẹ tham khảo lịch tiêm chủng trọn vẹn như bên dưới!
Nội dung bài viết

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường được chủng ngừa dựa trên một lịch tiêm chủng cố định
Tiêm chủng có tác dụng gì?
Chúng ta vẫn thường được nghe câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Tiêm chủng là sử dụng một loại vắc-xin nào đó để phòng bệnh, có tác dụng bảo vệ dài lâu cho người dùng. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất và đơn giản nhất để phòng những bệnh nguy hiểm như lao, viêm gan siêu vi B, viêm não Nhật Bản B, bại liệt… Tiêm chủng không chỉ được áp dụng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà cả những trẻ vị thành niên và người trưởng thành. Đối với trẻ sơ sinh và các bé dưới 3 tuổi, việc sử dụng vắc-xin đúng lịch tiêm chủng sẽ giúp các bé tránh được hầu hết những căn bệnh nguy hiểm để có một khởi đầu đầy khỏe mạnh, vững chắc cho tương lai.
Loại vắc-xin đầu tiên được ghi nhận là vắc-xin phòng bệnh đậu mùa, được thử nghiệm thành công năm 1796 tại Anh. Từ dấu mốc này đến nay, đã có rất nhiều loại vắc-xin ra đời giúp con người thanh toán được rất nhiều căn bệnh hiểm nghèo trên toàn thế giới. Cho đến ngày nay, vắc-xin vẫn là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Trong thành phần của vắc-xin thường chứa các loại vi khuẩn, virus được giảm độc lực, giúp kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể trước căn bệnh gây ra bởi loại vi khuẩn, virus đó. Những loại vắc-xin khác nhau sẽ thích hợp cho từng độ tuổi khác nhau. Các nhà khoa học cũng căn cứ trên độ tuổi nào dễ bị mắc bệnh để khuyến nghị sử dụng loại vắc-xin thích hợp giúp chặn đứng nguy cơ mắc bệnh.

Giải đáp những băn khoăn về tiêm chủng cho trẻ Việc tiêm chủng đầy đủ có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng, rất nhiều tình huống thực tế phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối, chẳng hạn như bé bị ốm và lỡ mũi chích ngừa, điểm tiêm dịch vụ hết thuốc... Làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả khi gặp phải...
Lịch tiêm chủng đối với trẻ dưới 2 tuổi
Thật ra bản thân trẻ sơ sinh đã nhận được sự kháng thể miễn dịch sẵn từ mẹ. Nhưng, thời gian dành cho miễn dịch tự nhiên này chỉ tồn tại từ 1 tháng đến 1 năm. Hơn nữa, người mẹ có thể sẽ không cung cấp đủ các loại kháng thể cần thiết cho con. Vậy nên, việc tiêm chủng là cách duy nhất và tốt nhất để mẹ có thể bảo vệ bé khỏi những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm.
Dưới đây là lịch tiêm chủng đầy đủ những mũi bắt buộc dành cho trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng.
Độ tuổi | Vắc-xin |
Từ sơ sinh | Lao, mũi 1 Viêm Gan B mũi 1 Bại liệt sơ sinh, mũi 1 |
1 tháng tuổi | Viêm gan B : Mũi 2 |
2 tháng tuổi: | Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt : Mũi 1 Viêm màng não, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Mũi 1 Viêm gan B: Mũi 3. Một năm sau nhắc lại mũi 4, 8 năm sau nhắc lại mũi 5 |
3 tháng tuổi: | Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt : Mũi 2 Viêm màng não, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Mũi 2 |
4 tháng tuổi | Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt : Mũi 3, nhắc lại sau 1 năm Viêm màng não, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: Mũi 3, nhắc lại sau 1 năm |
9 tháng tuổi | Thủy đậu: Tiêm 1 mũi duy nhất Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella: 1 mũi, nếu trên 12 tháng tuổi mới tiêm thì 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 6 – 8 tuần |
12 tháng tuổi | Viêm não Nhật Bản: Tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1-2 tuần. Mũi 3 tiêm sau 1 năm. |
15 tháng tuổi | Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella: Tiêm 1 mũi, nhắc lại sau 4-5 năm. |
18 tháng và người lớn | Viêm màng não do mô cầu: Tiêm 1 mũi, cứ 3 năm tiếm nhắc lại, hoặc tiêm theo chỉ định khi có dịch |
24 tháng tuổi | Viêm gan A: Tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 6-12 tháng Viêm phổi, viêm màng não mũ: Tiêm 1 mũi, 5 năm nhắc lại 1 lần Thương Hàn: Tiêm 1 mũi, 3 năm nhắc lại một lần |
Các loại vắc xin tiêm phòng sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu bạn tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm chủng. Và mẹ phải chủ động tiêm phòng trước khi có dịch bệnh xảy ra. Có nhiều mẹ đợi có dịch rồi mới đi tiêm, rất dễ xảy ra trường hợp hết thuốc.
Khi nào không nên đưa trẻ đi tiêm phòng?
Có một vài tình huống đặc biệt mà mẹ không nên đưa trẻ đi tiêm phòng để tránh những phản ứng nguy hiểm. Đó là:
- Trẻ đang sốt cao.
- Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
- Trẻ đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da
- Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận.
- Trẻ bị dị ứng với loại protein dùng trong vắc-xin, chẳng hạn như dị ứng lòng trắng trứng
- Trẻ vừa trải qua một đợt điều trị với các loại thuốc corticoid.
Nếu con rơi vào những trường hợp trên, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sỷ để ra quyết định. Còn trong trường hợp con bị sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ, suy dinh dưỡng hay ho, chảy mũi… thì con vẫn có thể tiêm phòng bình thường mẹ nhé!
-
Những sự thật về tiêm chủng cho trẻVới chương trình Tiêm chủng mở rộng được triển khai từ năm 1981, trẻ em đã được bảo vệ tốt hơn khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng nắm vững lịch tiêm chủng, hiểu rõ...
-
6 tác dụng phụ sau khi tiêm phòng mẹ cần biếtSau khi tiêm phòng sởi, bé có thể bị sốt và phát ban nhẹ. Tiêm phòng lao có thể làm bé bị sưng hạch ở nách. Liệu còn phản ứng nào nữa? Tìm hiểu ngay mẹ ơi
-
Làm sao nếu quên tiêm phòng cho bé?Bạn hãy nắm rõ lịch tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
kt_pham
Những mũi tiêm nhắc lại sau 3-5năm trong sổ tiêm chủng của con không thấy có lịch hẹn. Mình nên chủ động hỏi đê để tiêm cho con.
rose4119
Hình như đây là lịch tiêm của nhà nước, bé nhà em cũng theo đủ rồi. Đợi sang năm 15 tháng tuổi lại đi tiêm nhắc lại tiếp
Mẹ Ớt
so với bảng trên thì bé ớt nhà mình đã tiêm đủ các mũi theo đúng lịch, mình sẽ chú ý tiêm đủ những mũi còn lại cho con