Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/11/2020

Kinh nghiệm nuôi con đầu lòng

Kinh nghiệm nuôi con đầu lòng
Khi bầu bí, các mẹ lo lắng không biết làm sao để con chào đời khoẻ mạnh. Khi bé đã ra đời mạnh khỏe, nhìn đứa con đỏ hỏn mỏng manh trên tay, các mẹ lại rụt nè không biết cách làm sao chăm con thật tốt.

1. Mẹo nhỏ giúp con “dễ nuôi”

Khi cuộc sống gia đình có vẻ sung túc hơn, việc chăm sóc con cái cũng được đầu tư chu toàn hơn. Tuy nhiên, nếu ngay từ lúc vừa lọt lòng đã cho con cảm nhận sự đủ đầy, vô tình sẽ khiến con “khó nuôi”. Vậy phải làm sao đây?!

Ngay ngày đầu tiên đón bé yêu về nhà, mẹ cần chuẩn bị sẵn một chiếc chăn mỏng hoặc khăn lông cỡ lớn, đủ ấm lưng con, đặt dưới nền nhà sạch. Sau đó, mẹ đặt bé nằm lên trên khoảng 1 – 2 phút trước khi đưa bé lên giường nệm hoặc nôi. Mẹo nhỏ này giúp trẻ sơ sinh có một chút trải nghiệm với khó khăn đầu đời, như thế con sẽ “dễ nuôi” và ít khóc đêm hơn.

Kinh nghiệm nuôi con đầu lòng
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con đầu lòng với những bà mẹ khác cũng là một cách hay

2. Dành cho các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ

Khi trẻ sơ sinh bú mẹ nuốt ừng ực từng hồi và tự động nhả ti mẹ ra rồi chìm vào giấc ngủ say, nghĩa là con đã bú no và mẹ căng tràn sữa. Nhưng nếu con bú mẹ đến sưng nứt và khóc thét vì đói, nghĩa là mẹ bị ít sữa. Vậy phải làm sao để mẹ có nhiều sữa?

Nếu mẹ còn trong tháng, nhờ người nhà nấu giúp đọt rau lang ăn kèm thịt kho tiêu và uống canh đu đủ hầm chân giò hoặc canh bắp cải cuộn thịt. Nếu mẹ đã ra tháng, không cần kiêng khem nữa, mẹ có thể nấu cháo nếp chân giò hoặc dùng xơ mướp sắc với thông thảo ra một chén nước, uống liên tục 3 – 4 ngày để kích thích sữa về. Bên cạnh đó, mẹ nên tăng cường thêm các cữ bú trong ngày, khi con bú sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn.

3. Theo dõi hệ tiêu hóa của con

Các mẹ mới có con đầu lòng luôn lo lắng và theo dõi tiêu hóa của con từng ngày. Nhiều mẹ lo lắng đến mức, chốc chốc lại vạch tã của con ra xem và ngao ngán thở dài cho rằng con bị táo bón. Thực tế, trong giai đoạn sơ sinh, các bé được nuôi bằng sữa mẹ sẽ đi tiêu chậm hơn các bé bú bình từ 1 – 2 ngày. Trừ trường hợp, nếu quá 5 ngày mà con không đi tiêu thì mới cần cho con đi khám bác sĩ để kiểm tra đường tiêu hóa giúp con.

4. Con đầu lòng dễ bệnh hơn con thứ

Trong một nghiên cứu được tiến hành ở New Zealand, các nhà khoa học đã khảo sát trên những người bị béo phì tại thành thị ở độ tuổi 40-50 và so sánh chỉ số BMI (Body Max Index – tương quan giữa chiều cao và cân nặng cơ thể), độ nhạy với insulin cũng như hormon lưu thông đường huyết giữa những người là con đầu lòng và con thứ trong gia đình.

Kết quả cho thấy với cùng một chiều cao, những người là con đầu lòng thường nặng hơn khoảng 7-8 kg, đồng nghĩa với nguy cơ dễ mắc bệnh tim hơn. Con đầu lòng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn do độ nhạy với insulin thấp hơn con thứ 33%. Tế bào cơ thể của những người này ít đáp ứng với insulin, khiến tuyến tuỵ phải hoạt động nhiều hơn để bổ sung insulin giúp cơ thể hấp thụ đường.

con dau long 2

Hiện tại các nhà khoa học có thể khẳng định, về mặt bẩm sinh, con đầu lòng dễ có vấn đề sức khoẻ hơn, ngay cả khi chế độ tập luyện và chế độ dinh dưỡng được áp dụng hoàn hảo cho tất cả các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận nào cho những trường hợp sinh đôi, sinh ba.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho biết thứ tự được sinh ra có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi và tổng hợp dưỡng chất. Ví dụ con đầu lòng có giai đoạn phát triển, tốc độ tăng cân sơ sinh nhanh hơn trẻ khác, và khi trưởng thành cũng có mức huyết áp và cholesterol cao hơn.

Người ta vẫn chưa tìm ra lý do tại sao thứ tự được sinh ra lại ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của trẻ, chỉ mới phán đoán là do sự khác nhau trong mạng lưới mạch máu cấu tạo nên nhau thai. Trong lần mang thai đầu tiên của người phụ nữ, các mạch máu trong tử cung trải qua nhiều thay đổi về cấu trúc, theo đó những bào thai sau sẽ được hưởng môi trường tốt hơn bào thai đầu tiên.

Một nghiên cứu liên kết giữa trường Đại học Amsterdam, Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT – Phần Lan, trường Đại học Vermont, Viện Môi trường – Đại học Cornell thực hiện trên 532 người trên toàn nước Mỹ đã đưa ra một số cách giúp cải thiện tình trạng phát triển mất cân bằng ở con đầu lòng. Đó là khuyến khích những bữa ăn chế biến từ nguyên liệu tươi ngon, cả nhà cùng nhau hoạt động ngoài trời, cha mẹ chia sẻ với các con về kiến thức dinh dưỡng, cho trẻ ngủ đủ giấc vào buổi tối, chuẩn bị bữa trưa tại nhà cho con đem đi học…

Bên cạnh đó cha mẹ không nên sử dụng những món ăn ngon như một hình thức phạt hoặc phần thưởng cho trẻ, không bắt trẻ ăn kiêng thái quá khiến chúng luôn thèm ăn, hạn chế cho trẻ uống nước ngọt hoặc nước có ga và quan tâm giúp trẻ nâng cao sự tự tin.

Minh Tran

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x