Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/01/2019

Biểu hiện và phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ

Biểu hiện và phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ
Hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng bao quy đầu dính vào quy đầu của dương vật. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường giúp bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu của 96% bé trai. Bố mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu rõ để có cách xử lý thích hợp.

Hẹp bao quy đầu được phân thành hai loại hẹp bao quy đầu sinh lý và bệnh lý. Vậy đâu là biểu hiện của bệnh và cách chữa trị hẹp bao quy đầu ở trẻ như thế nào?

Biểu hiện của hẹp bao quy đầu có biến chứng

Đối với tình trạng hẹp sinh lý, da bao quy đầu ôm sát vào quy đầu. Khi đến tuổi dậy thì, phần da này bắt đầu lộn ra ngoài để lộ quy đầu. Nếu như ở độ tuổi này, khi bao quy đầu không tuột xuống được mới cần phải sử dụng phương pháp điều trị cắt bao quy đầu.

Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có các dấu hiệu dễ nhận biết như trẻ quấy khóc, đau đớn, khó tiểu tiện. Khi đi tiểu, trẻ phải gắng sức rặn làm phồng phần đầu dương vật.

Do lớp da bao quy đầu không thể mở ra nên nước tiểu không thể thoát ra ngoài, hoặc bắn thành tia ra xa. Nước tiểu của trẻ bị hẹp bao quy đầu thường có màu đục, mùi khai khó chịu.

Tình trạng này của nước tiểu xuất hiện nhiều lần với tần suất cao. Ngoài ra, bố mẹ theo dõi xem bé có thường xuyên sờ tay vào dương vật hay không.

hẹp bao quy đầu ở trẻ 1
Hẹp bao quy đầu là tình trạng phần da bao quy đầu ôm sát vào đầu của dương vật

Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ em dưới 3 tuổi là bệnh sinh lý bình thường. Tình trạng sẽ biến mất dần khi bé được 3-6 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh viêm nhiễm ở trẻ nhỏ.

Bởi viêm nhiễm gây ứ đọng cặn bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy dưới nếp da quy đầu, từ đó, vi khuẩn sẽ có môi trường lý tưởng để phát triển, có thể gây viêm đường tiết niệu.

Tình trạng viêm nhiễm nhiều lần có thể gây nên sẹo xơ, từ đó gây ra bệnh hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Biện pháp xử lý hẹp bao quy đầu ở trẻ

Trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh hoặc bé dưới 3 tuổi, nếu không có biến chứng thì bố mẹ không cần can thiệp bất kỳ biện pháp chữa trị nào, kể cả nong bao quy đầu khi tắm cho em bé.

Vì sau khi nong bao quy đầu, nhiều trẻ sẽ khóc la và phần quy đầu có thể chảy máu, phù nề, nhiễm trùng hoặc bị viêm niệu đạo, ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật.

Đi nong bao quy đầu khi bé chỉ mới vài tháng tuổi có thể dẫn đến các tật mãn tính như sẹo xấu, hẹp bao quy đầu tái phát hoặc hẹp lỗ tiểu. Vì thế, bố mẹ cần theo dõi dấu hiệu bệnh và vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé đúng cách.

hẹp bao quy đầu ở trẻ
Hẹp bao quy đầu ở trẻ khiến bé quấy khóc, đau đớn khi tiểu tiện

Trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ dưới 3 tuổi có biến chứng, bố mẹ nên bắt đầu sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn không phẫu thuật như bôi thuốc hoặc nong bao quy đầu.

Với biến chứng viêm nhiễm, mẹ nên bôi thuốc mỡ có chứa chất kháng viêm Betamethasone 0,05%/ 1 lần/1 ngày trong vòng 1 tháng liên tục. Mẹ nên nong bao quy đầu nhẹ nhàng tại nhà lúc tắm cho trẻ khi lớp da này mềm mại.

Cách nong bao quy đầu đúng cách là dùng tay kéo căng da về phía gốc dương vật, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày trong 1-2 tháng liên tục. Mẹ cũng có thể kết hợp bôi thuốc mỡ với nong bao quy đầu của trẻ nhỏ để đặt hiệu quả cao hơn.

hẹp bao quy đầu ở trẻ 2
Bôi thuốc mỡ kết hợp nong bao quy đầu tại nhà giúp điều trị hiệu quả hơn

Trường hợp bé trai từ 3-6 tuổi, bố mẹ cũng áp dụng phương pháp điều trị trên nếu bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống. Cách điều trị trên chỉ nên được thực hiện khi bé có biểu hiện như rặn tiểu, quấy khóc, đỏ mặt, bao quy đầu phồng lên hoặc viêm nhiễm tấy đỏ.

Với trẻ từ 7-8 tuổi, nếu mẹ bôi thuốc và nong bao quy đầu bằng tay nhưng vẫn không hiệu quả. Khi đi tiểu, bé có các biến chứng viêm nhiễm hoặc căng phồng thì mẹ nên chuyển sang các biện pháp can thiệp ngoại khoa như tiểu phẫu nong hoặc phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Ngược lại, nếu không có biến chứng, mẹ có thể đợi bé tới tuổi dậy thì để cắt bao quy đầu bằng phương pháp gây tê.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng thường gặp. Bố mẹ cần theo dõi và vệ sinh sạch sẽ vùng quy đầu của con trai mình. Tùy theo độ tuổi và biến chứng, gia đình có thể áp dụng các biện pháp can thiệp bảo tồn, nội khoa hoặc chăm sóc bé tại nhà.

Nếu không hiệu quả, trẻ mới cần chuyển sang chữa trị hẹp bao quy đầu bằng phương pháp phẫu thuật.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x