Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/10/2020

Đừng vì tiết kiệm mà mua đồ chơi cũ, hại khôn lường

Đừng vì tiết kiệm mà mua đồ chơi cũ, hại khôn lường
Chọn đồ chơi trẻ em an toàn tưởng dễ mà khó. Không phải ai cũng đủ tiền để mua đồ chơi của thương hiệu lớn, nơi mẹ nào cũng biết chúng được sản xuất an toàn. Lựa chọn mua đồ chơi cũ thì tiết kiệm nhưng lại lo sợ liệu có đủ an toàn.

Ngoài giá cả, tính an toàn cho từng món đồ chơi trẻ em luôn được đặt lên hàng đầu. Nhiều phụ huynh không tiếc tiền mua cho bé những món đồ đắt tiền từ các thương hiệu lớn. Đây cũng là cách mua “niềm tin tuyệt đối”.

Nhưng không phải gia đình nào cũng có sẵn điều kiện. Phải nói thật rằng, đồ chơi danh tiếng luôn đi kèm với giá cả đắt đỏ. Vậy là có dịch vụ mua đồ cũ và bán lại cho người cần. Một giải pháp không thể tốt hơn cho những ai muốn xài hàng hiệu giá rẻ.

đồ chơi trẻ em 1
Đồ chơi cũ có thể tiết kiệm nhưng không bảo chứng sự an toàn

Tuy nhiên, Independent mới đưa tin về nghiên cứu khoa học cho rằng đồ chơi cũ không hề an toàn, kể cả khi nó là của thương hiệu nổi tiếng. Cụ thể điều này ra sao?

Đồ chơi cũ, lợi kinh tế, hại sức khỏe

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh Quốc công bố trên tạp chí Environment Science and Technology cho biết những món đồ chơi cũ tiềm ẩn khả năng gây hại cho sức khỏe trẻ. Theo đó, các khối ghép hình Lego, búp bê, ô tô đồ chơi cũ có thể chứa những vật liệu không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn đồ chơi hiện tại.

Các chuyên gia từ ĐH Plymouth đã tiến hành phân tích 200 mẫu đồ chơi nhựa cũ. Kết quả, họ nhận thấy hàm lượng khá lớn các chất như Bari, chì, Brom, Cadmium, Chrom, Selenium… bên trong các miếng ghép hình, búp bê, mô hình… Đây là các chất có thể khiến trẻ bị ngộ độc sau thời gian dài tiếp xúc, đặc biệt với trẻ có thói quen bỏ vào mọi đồ vật vào miệng nhai.

Người đứng đầu nghiên cứu, Tiến sĩ Andrew Turner cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên về các thành phần độc hại có trong đồ chơi cũ tại Anh. Đồ chơi cũ là một lựa chọn phù hợp cho nhiều gia đình. Họ có thể mua với giá rất rẻ tại các hội chợ, hoặc từ những cửa hàng từ thiện, trên Internet… Người tiêu dùng nên cẩn thận hơn khi mua những món đồ có kích cỡ nhỏ, dễ cho vào miệng, màu sắc bắt mắt.”

Vấn đề nằm ở chỗ, các mẫu đồ chơi mới luôn được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Nhưng với các mặt hàng đồ chơi cũ, chẳng có tiêu chuẩn nào ở đó cả. Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên mua các món đồ chơi đã quá cũ. Khi mua về cần qua một lần khử trùng, rồi mới có thể đưa cho con em sử dụng được.

Cách chọn mua đồ chơi an toàn cho trẻ

Giai đoạn con đang lớn, đồ chơi chính là vật dụng cần thiết để bé phát triển trí não toàn diện. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng mẹ cần chú ý một số tiêu chí sau:

Chọn đồ chơi bằng nhựa

Đồ chơi bằng nhựa khá thông dụng và giá thành phải chăng. Điều đáng lo ngại nhất chính là đồ chơi bằng nhựa không an toàn thường chứa clo, phthalates, chì, thủy ngân và rất nhiều chất độc hại khác nên nguy cơ bị ngộ độc rất cao. Cụ thể bé có thể bị ảnh hưởng gây rối loạn nội tiết tố, dậy thì sớm, bệnh tiểu đường, giảm chức năng sinh sản.

Khi mua đồ chơi bằng nhựa mẹ nên chọn của các nhà sản xuất đồ chơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất liệu tốt, thiết kế chức năng phù hợp và an toàn cho bé khi sử dụng theo từng độ tuổi.

Ưu tiên lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé có kiểm định và được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền chứng minh đồ chơi đạt tiêu chuẩn an toàn cho bé sử dụng.

đồ chơi trẻ em 2
Loại đồ chơi nào cũng có ưu và nhược điểm, quan trọng là cách chọn mua của bố mẹ

Đồ chơi bằng gỗ

Ngày càng nhiều cha mẹ chuyển sang mua đồ chơi bằng gỗ cho bé, dù có đắt tiền hơn. Lý do đồ chơi bằng gỗ là một lựa chọn an toàn, không hề chứa những hóa chất độc hại như BPA, PVC (hay còn được gọi với cái tên phthalates).

Điều này đặc biệt quan trọng bởi trẻ nhỏ thường có xu hướng cho mọi vật vào miệng để thử nghiệm nhất là trong thời kỳ mọc răng. Mua đồ chơi bằng gỗ ngoài uy tín của nhà sản xuất còn phải xem xét ở khía cạnh món đồ chơi đó có gây nguy hiểm cho con bạn và người xung quanh hay không. Mẹ cũng nên chọn đồ chơi an toàn theo tính cách và lứa tuổi của trẻ.

Những loại đồ chơi cần tránh

Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên tránh mua:

  • Đồ chơi có đầu nhọn hoặc đồ chơi có những chi tiết nhỏ như mắt, răng cưa…
  • Những đồ chơi có đầu nhỏ sẽ làm cho trẻ dễ nuốt
  • Những loại đồ chơi có những đoạn dây dài hơn 18 cm
  • Những loại đồ chơi có thể làm trẻ bị kẹt tay.

Ngoài ra, với những kiểu đồ chơi như ngựa bập bênh hay những loại xe dành cho trẻ cũng nên kiểm tra kỹ các khuyến cáo từ nhà sản xuất.

Bé có thể không cần quá nhiều đồ chơi trẻ em cho các giai đoạn phát triển. Bố mẹ chọn lựa món đồ phù hợp, dù là vài ba món trẻ dùng đi dùng lại nhưng an toàn vẫn hơn là nguy cơ từ đồ chơi cũ mua lại.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x