Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/12/2013

Dạy trẻ về lòng vị tha

Dạy trẻ về lòng vị tha
Lòng vị tha của bé không tự nhiên có. Nó chỉ được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển khi có sự dạy dỗ của cha mẹ.

Trẻ thơ được ví như một tờ giấy trắng mà bạn có thể viết lên đó nhiều điều. Bé sẽ có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp hay chứa chất những ghanh ghét, thù hận… điều đó phần lớn phụ thuộc vào cách bạn giáo dục nhân cách sống cho con ngay từ tấm bé. Trong vô vàn điều bạn uốn nắn con thì dạy con về lòng vị tha là món quà giá trị giúp con có được cuộc sống hạnh phúc lâu bền.

Hiểu thêm về lòng vị tha

Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, nghĩ cho người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Cũng như nhiều phẩm chất tốt đẹp khác, lòng vị tha không tự nhiên có. Nó chỉ được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển khi có sự dạy dỗ. Cần một quá trình để trẻ làm quen, hành xử mới thấm nhuần những giá trị mà lòng vị tha mang lại.

Lòng vị tha là một trong những phẩm chất tốt đẹp không thể thiếu, là một phần của cuộc sống. Bởi cuộc đời ai cũng có lầm lỗi. Sự tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và ngay cả chính mình sẽ giúp con người sống tốt đẹp hơn.

Vài mẩu chuyện về lòng vị tha ở các bé

Bé Sun đi học về, chân cà nhắc mà miệng vẫn cười líu lo khoe với mẹ: Hôm nay trên trường, bạn Ni làm rớt ghế xuống chân con. Con đau lắm nhưng bạn ấy đã xin lỗi và con đã tha thứ cho bạn ấy. Vì bạn Ni chỉ lỡ tay thôi mẹ ạ”. Thấy chân con sưng đỏ tấy, xót xa… nhưng chị Lan mỉm cười hạnh phúc vì mình đang dạy bé nên người.

Bé Phương Nhi mặc dù lớn hơn bé Thư nhà kế bên 1 tuổi nhưng luôn bị bắt nạt. Có hôm bị Thư giật đồ chơi chạy về mất tiêu. Hôm thì bị cào vào tay đến phát khóc. Phương Nhi không đánh lại mà luôn nói “Chị tha cho em đó, bé mà đành hanh ghê”. Và thế là Phương Nhi không hề giận, hôm sau vẫn chơi thân thiết cùng cô bạn Thư nhà kế bên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Chị Liên hứa dắt con đi xem phim vào cuối tuần. Nhưng đã 2 cái cuối tuần rồi chị vẫn thất hứa bởi một số việc phát sinh. Chị cảm thấy có lỗi vô cùng và đã xin lỗi con. Tưởng bé giận, thế mà con lại cười thật tươi: “Con không buồn đâu. Dịp khác cả nhà mình cùng đi xem phim nhé mẹ. Mẹ cho con rủ cả bạn Tin đi xem cùng luôn nha”

Những lời nói, hành động dù là nhỏ nhưng rất đáng khâm phục và trân trọng đúng không các mẹ. Vậy tại sao chúng ta không bắt đầu dạy con trở thành một đứa trẻ đáng yêu, một người giàu lòng nhân ái, vị tha?

Dạy trẻ về lòng vị tha

Đừng nghĩ rằng bé nhà bạn còn quá nhỏ để học về lòng vị tha. Hoặc bạn thấy quá khó khăn và lúng túng không biết nói thế nào để con hiểu. Hãy bắt đầu từ những câu chuyện kể, những tình huống thực tế hàng ngày, rất đơn giản mà hữu hiệu đấy các mẹ ạ.

Khi con còn nhỏ, luôn mê mẩn với những câu chuyện cổ tích. Mẹ hãy kể cho bé nghe những câu chuyện nói về lòng vị tha, nhân hậu như truyện Sọ dừa, truyện Thạch Sanh… để bé có được cảm nhận ban đầu và cơ bản về lòng vị tha.

Khi con lớn hơn, mẹ hãy hướng tới những hành động thực tiễn. Chẳng hạn, bé giành đồ chơi và đánh em khóc. Bạn không nên la mắng con, hãy nhẹ nhàng nói với bé: “Con lớn hơn em thì nên nhường nhịn em, lần này mẹ và em sẽ không giận và tha thứ cho con, từ nay con không nên vậy nữa nhé”. Bằng cách này bé nhìn thấy lỗi của mình trong sự bao dung của mẹ, sự tha thứ của em.

lòng vị tha
Cha mẹ phải là tấm gương để con noi theo

Người lớn phải là tấm gương để trẻ noi theo. Nếu bố mẹ có lỗi với các bé, chúng ta hãy biết xin lỗi. Khi con sai, phải thật nghiêm khắc nhưng không nên mắng mỏ hay đánh bé. Giải thích nhẹ nhàng để bé nhận biết được mình sai và cần có lời xin lỗi cùng lời hứa không tái phạm. Như vậy, chúng ta dạy trẻ biết xin lỗi, nhận lỗi và sẽ dễ dàng tha lỗi cho người khác.

Tạo những tình huống trong cuộc sống cho con tập chấp nhận sự khác biệt của người khác, không phải ai, cái gì, lúc nào cũng theo ý mình. Để bé hiểu rằng con người vốn không ai hoàn thiện. Ai cũng có những khiếm khuyết, ai cũng có những sai lầm. Như vậy bé sẽ dễ dàng “chấp nhận”, tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân và người khác khi mắc phải.

Giúp trẻ hiểu vị tha khác với sự nhu nhược rụt đầu trốn tránh, nhường nhịn bạn yếu, bạn khuyết tật, nhưng không thỏa hiệp với những thói xấu của bạn. Chẳng hạn, bạn đưa ra một tình huống: “Có một bạn không có búp bê đẹp, không có một cái hộp bút thật xinh và thế là bạn ấy hay lấy đồ của những bạn chơi cùng làm của mình. Như thế là sai hay đúng?”. Bạn hãy xem bé có phân định rạch ròi đâu là sự cảm thông để tha thứ, đâu là điều cần phải đấu tranh để loại trừ. Dĩ nhiên, định hướng của bạn đối với bé sẽ rất cần thiết.

Nguyễn Dinh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x