của bé
Việc dạy bé quan tâm đến người khác không hề dễ dàng nhưng cũng không quá phức tạp. Đó là một quá trình trui rèn lâu dài và bắt đầu từ hành động, định hướng của cha mẹ đối với con.
Việc dạy bé quan tâm đến người khác không hề dễ dàng nhưng cũng không quá phức tạp. Đó là một quá trình trui rèn lâu dài và bắt đầu từ hành động, định hướng của cha mẹ trong quá trình dạy trẻ.
Đến thăm nhà chị Mai, anh Hải ngạc nhiên khi thấy bé Thảo (9 tuổi) con gái chị đang ngồi kế bên bà ngoại, đấm bóp tay chân và chăm sóc bà rất chu đáo. Anh bảo: “Bé Thảo thật dễ thương mà còn lại biết quan tâm đến gia đình. Chị Mai nuôi con khéo quá!”. Hỏi ra mới biết rằng đó là cả một quá trình chị Mai dạy dỗ và định hướng phát triển cho bé để giữ tròn nét tính cách đáng yêu của trẻ con châu Á, luôn gần gũi, quan tâm đến gia đình. Đây là một việc làm cần thiết trong thời điểm hiện nay khi mà những giá trị cuộc sống gia đình đang bị lung lay và biến đổi theo chiều hướng quá thực tế, khô khan.
Cùng điểm qua vài gợi ý của MarryBaby trong việc giáo dục trẻ nhỏ biết quan tâm đến những người xung quanh, không chỉ là các thành viên trong gia đình.
Giáo dục trẻ qua từng việc nhỏ trong nhà
Những việc làm giúp đỡ gia đình trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với trẻ như: phụ mẹ quét nhà, dọn dẹp đồ chơi, rửa bát, mua đồ dùng tạp hóa… Tập cho trẻ biết phụ giúp gia đình từ những công việc thường ngày, trẻ nhỏ làm việc nhỏ phù hợp với khả năng và tính cách. Đừng quá nuông chiều bé sẽ khiến chúng ỷ lại vào cha mẹ và những người xung quanh. Bạn nên giao việc cho trẻ một cách khéo léo và hướng dẫn làm từng chút một, có như vậy bé mới cảm thấy đó là một công việc ý nghĩa và hoàn thành thật tốt. Chỉ khi đứng vào vị trí của cha hoặc mẹ làm những công việc như thế, trẻ mới có thể cảm nhận phần nào tình yêu thương qua sự vất vả hằng ngày của bạn mà có thái độ quan tâm đúng mực.

Tập cho bé phụ giúp những việc nhỏ trong nhà.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng phải mềm mỏng và kiên nhẫn, tránh áp đặt hay ra lệnh vì như thế trẻ chỉ cảm thấy khó chịu và phản kháng lại mà thôi. Khi đó thì mọi nỗ lực của cha mẹ có thể bị phản ứng ngược đấy nhé!
Hướng cho con biết hiểu và nghĩ cho người khác
Đặt trẻ đứng ở địa vị hay hoàn cảnh của người khác để tưởng tượng và trải nghiệm những suy nghĩ và tình cảm của họ. Thấu hiểu và đồng tình là cơ sở tình cảm để quan tâm đến mọi người. Bạn nên giáo dục con bằng những câu chuyện, những cuốn sách mua cho con, những bộ phim mang tính giáo dục cao, lấy ví dụ cho con về những con người đã và đang phải chịu đau khổ, gợi ý cho con tưởng tượng, thể nghiệm những suy tư, tình cảm của những người đó, từ đó hình thành cho trẻ tình yêu thương, sự quan tâm, lòng cảm thương với con người.
Những dịp đi chơi xa, gia đình nên cùng nhau tham gia những hoạt động tình nguyện giúp đỡ người khác. Qua những hoạt động như thế, bạn nên trực tiếp giải thích và tâm sự với bé về những hoàn cảnh khó khăn, những số phận đáng thương để trẻ cảm nhận được sự hạnh phúc của bản thân với cuộc sống hiện tại, từ đó biết yêu thương chăm sóc những người xung quanh mình.
Tuyên dương, động viên khi bé làm điều tốt
Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng: “Con người khi bắt đầu tiến hành một hành vi, nếu có sự khẳng định cổ vũ, động viên kịp thời thì hiệu suất làm việc sẽ tăng lên rất nhiều”. Khi con có một hành động tử tế, hãy bảo với con rằng bé đã làm đúng. Lời khen của bố mẹ càng cụ thể càng tốt: “Con đã chia bánh cho bạn Trang phải không? Mẹ thấy bạn ấy cười, chắc bạn vui lắm đấy. Khi chia sẻ niềm vui với người khác con cũng cảm thấy vui đúng không nào?”. Bạn vừa động viên bé như thế, vừa hỏi han xem bé cảm nhận như thế nào khi làm được những việc tốt hay quan tâm đến người khác. Đi từ cảm xúc của bé khi làm một việc tốt rồi đưa ra bài học ứng xử cho bé sẽ dễ dàng hơn là bạn chỉ cứng nhắc giảng đạo lý hoặc lý thuyết suông.
Những dấu hiệu không lời
Ở sân chơi hay công viên, hãy tìm một nơi yên tĩnh mà bạn và con có thể ngồi và kín đáo quan sát mọi người. Hai mẹ con có thể chơi trò đoán cảm xúc của người khác và lý do vì sao bạn lại đoán như thế: “Con thấy bác kia không? Bác ấy đang đi nhanh, vai thì khom xuống và khuôn mặt thì cau có. Mẹ nghĩ bác ấy đang giận gì đó.” Bạn có thể cho rằng đối với trẻ nhỏ thì việc nhận ra cảm xúc của người khác thông qua hành động sẽ có phần khó khăn, nhưng cứ thử mà xem, nhiều khi bạn sẽ phải ngạc nhiên về độ “nhạy” của con mình đấy. Dạy bé những tiên đoán về cảm xúc để giúp bé có thể nhận biết được thái độ hoặc tình cảm của người khác mà sau này sẽ có những hành xử đúng mực.
Vài gợi ý của MarryBaby giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về con và có phương pháp giáo dục bé cho hợp lý. Dù sao phương pháp cũng chỉ là một la bàn chỉ hướng cho các bạn, việc còn lại là cha mẹ phải khéo léo và tinh tế trong việc áp dụng vào cuộc sống hằng ngày mà thôi.
Ngọc Phạm

Giải pháp cho mẹ bầu khi chẳng may mắc Viêm lộ tuyến cổ tử cung Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như: khiến thai nhi phát triển không bình thường, sảy thai trong 3 tháng đầu, sinh non hoặc gây khó khăn khi chuyển dạ.
-
Dạy con những cung bậc cảm xúcKhi còn nhỏ, một số trẻ chưa biết nên thể hiện yêu, ghét, giận, thương ra sao và thường xuôi theo bản năng của mình. Điều này lâu dần có thể vô tình hình thành tính cách hung hăng hay uỷ mị khi...
-
Làm thế nào để nhận biết cảm xúc của con trẻ?Những cảm xúc của bé được đặt tên từ sớm sẽ giúp bé định hình được những cảm xúc đó
-
Dạy con ngoan biết nghe lời cha mẹTrẻ em ngoài những quyền lợi được pháp luật bảo vệ ra còn có một số trách nhiệm phải làm. Để dạy con ngoan cha mẹ nên tìm hiểu và giải thích cho trẻ hiểu cả quyền lợi và trách nhiệm của trẻ.
-
Dạy con ngoan: Những câu không nên nói với trẻKhông phải bậc cha mẹ nào cũng có thể bình tĩnh khi bé nghịch ngợm hay không vâng lời. Dù muốn dạy con ngoan nhưng do lựa chọn cách nói chuyện với con và tiếp cận chưa phù hợp tâm lý trẻ, họ vô...
-
Dạy con ngoan: Những sai lầm khi kỷ luật con cáiNuôi nấng con cái là một kỹ thuật nhưng dạy dỗ chúng mới là một nghệ thuật mà không phải ông bố bà mẹ nào cũng lĩnh hội được. Các bậc phụ huynh đã mắc nhiều sai lầm...
Chỉ khi bé con ra đời, anh xã nhà bạn mới chính thức cảm nhận mình đã lên chức. Còn không, suốt 9 tháng thai kỳ của vợ, anh ấy vẫn chỉ đủng đỉnh với “danh phận” chồng trong gia đình mà thôi. Mẹ không nên “du di” dễ dãi như vậy nhỉ? Bắt anh xã lên chức sớm nào!
Điểm mặt những anh chồng trong mơ của Vbiz
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
-
Đạo diễn Đức Thịnh đón vợ con xuất viện...Trong khi những lùm xùm xung quanh bộ phim "Trạng Quỳnh" chưa hạ nhiệt, hôm...
-
Nam diễn viên Pretty Woman có con ở...Hôm 11-2 vừa qua, Tờ Hello đưa tin, tài tử Richard Gere và Alejandra Silva...
-
Ca sĩ Hải Băng mang bầu lần 3, đối diện...Vào tháng 7-2018, một thông tin bất ngờ đến với mọi người: Nữ ca sĩ Hải Băng...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!