của bé
Bước vào tuổi lên 3, trẻ thường trở nên bướng bỉnh, đúng với câu "khủng hoảng tuổi lên 3" và sẵn sàng ăn vạ bất cứ đâu. Trong giai đoạn này, cha mẹ cần hiểu tâm lý và có cách hành xử thích hợp để đồng hành cùng con khôn lớn.
Nội dung bài viết
Theo các nhà tâm lý học, độ tuổi lên 3 chính là một trong những giai đoạn “chông gai” nhất mà trẻ cùng bố mẹ trải qua. Đây là giai đoạn trẻ phát triển vượt trội về mọi mặt cả về thể chất lẫn tâm lý, trí tuệ. Mà đặc biệt trẻ thay đổi về chức năng tâm lý khiến trẻ có nhiều biểu hiện khủng hoảng mà chính bản thân bé phải đối mặt. Sự thay đổi đó được người lớn cho là lì lợm, bướng bỉnh, và nhiều ba mẹ cảm thấy bất lực trước những thay đổi này của con trẻ. Trong thời kì này, ba mẹ cần phải thấu hiểu tâm lý của con, lúc này trẻ muốn thể hiện sự độc lập, không muốn áp đặt và muốn thể hiện sự sáng tạo của mình. Dạy trẻ 3 tuổi, bên cạnh sự thấu hiểu thì ba mẹ cần có “chiêu” để đối phó với tính cách ương bướng của trẻ.
Giải đáp thắc mắc và trò chuyện cùng con
Dù dạy trẻ 3 tuổi hay ở bất kỳ lứa tuổi nào, sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng, tránh nổi nóng luôn là chìa khóa thành công cho ba mẹ. Riêng ở lứa tuổi này, trẻ thường thắc mắc nhiều thứ, nói luyên thuyên, thậm chí còn cãi lại bố mẹ. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như vậy, thay vì la mắng, quát nạt hay dùng những câu nói phủ nhận, cấm đoán trẻ như “Con không được làm thế này”, “Con có thôi phá đồ đạc đi không” hay “Con nói nhiều quá”, mẹ nên nói chuyện nhiều với con, giải đáp những thắc mắc của con. Chỉnh sửa từ ngữ và những suy nghĩ chưa đúng của con trẻ, giúp trẻ vượt qua những điều còn đang băn khoăn. Khi tư tưởng được “đả thông”, trẻ sẽ trở nên và có thái độ hợp tác với ba mẹ hơn.

Làm gì trước những câu hỏi bất tận của con trẻ? Bạn sẽ rất dễ phát bực với hàng loạt câu hỏi cái gì, tại sao của nhóc tì, đặc biệt những lúc bạn có bao nhiêu việc phải làm còn trẻ cứ lẽo đẽo theo và hỏi đủ thứ. Chưa kể trong số đó có không ít câu hỏi chính bạn cũng “bí”. Thế nhưng bạn có biết khi bạn kiên nhẫn trả lời những câu hỏi này cũng...
Để con thỏa sức sáng tạo
Bé 3 tuổi luôn cố gắng thể hiện tính độc lập của bản thân: Thích chơi đồ chơi theo cách của mình, xem chương trình mà mình thích, mặc bộ quần áo mình chọn. Khi mẹ can thiệp vào bất cứ hoạt động nào của trẻ, tỷ lệ trẻ nổi cáu và đẩy mẹ ra sẽ khá cao. Trong những lúc như thế này, mẹ cần tương tác với con giúp giải tỏa những thắc mắc và cho bé thể hiện những chứng kiến của bản thân. Điều quan trọng là mẹ đừng để con trẻ có tâm lý mình luôn bị người lớn áp đặt, không bao giờ được thể hiện mong muốn của mình. Điều này càng làm trẻ bướng bỉnh và luôn tìm cách phản kháng với người lớn. Đây là một trong những lưu ý quan trọng khi dạy trẻ 3 tuổi!

Không phải chờ đến tuổi teen, ngay cả ở độ tuổi lên 3, trẻ cũng đã bắt đầu “nổi loạn”
Khơi gợi sự chia sẻ từ con
Ở độ tuổi lên ba, trẻ bắt đầu nhận thức về mọi thứ xung quanh, trẻ có thể cảm nhận được xấu đẹp, thiện ác vì vậy trong trẻ hình thành những cung bậc cảm xúc. Trẻ bắt đầu có biểu hiện bướng bĩnh, ghen ghét và phản kháng ý kiến của người lớn. Sỡ dĩ, trẻ có những hành động ngang bướng là do trẻ chưa kiểm soát được cảm xúc của bản thân và trẻ muốn sự độc lập. Vì vậy, khi thấy trẻ ngang bướng mẹ đừng vội quát tháo và đánh đòn con mà nên bình tĩnh, lắng nghe và giải tỏa những buồn bực trong trẻ.
Đặt câu hỏi một cách quan tâm là cách tiếp cận tốt nhất tới những vấn đề khúc mắc của bé. Mẹ đưa ra những câu hỏi như “Tại sao con không thích mẹ bế em”, “Con buồn bực là do mẹ không cho con đi chơi công viên à”. “Con không thích bạn Gấu vì bạn Gấu hay giành đồ chơi của con sao?”… Khi lắng nghe được những giãi bày từ con, mẹ sẽ có định hướng hành vi cho con một cách hợp lý. Khi tâm lý ức chế, buồn bực được giải tỏa, trẻ sẽ trở nên ngoan ngoãn và biết vâng lời người lớn. Nhưng mẹ nên nhớ là luôn có thái độ tôn trọng, không chế giễu hay gạt bỏ những suy nghĩ, lý luận ngô nghê của trẻ.

Những cách đơn giản để trò chuyện với con Gia đình bạn có hay trò chuyện với nhau không? Đã bao lâu rồi bạn không biết được là “cô công chúa” nhà mình có thêm bao nhiêu bạn mới hay “nhóc con” nhà mình có đang “tăm tia” nàng nào không? Trò chuyện là sợi dây kết nối các thành viên trong gia đình, đừng vì bận rộn mà bỏ quên việc chuyện trò...
Mẹ không thỏa hiệp!
Khi dạy trẻ 3 tuổi, mẹ nên chú ý đến việc giải quyết tính mè nheo của con. Trẻ nhỏ thường hay mè nheo, bướng bỉnh khi người lớn không đáp ứng những đòi hỏi của các bé. Trong hoàn cảnh này, mẹ cần giải thích rõ ràng cho trẻ và luôn kiên định ý kiến của mình với những đòi hỏi vô lý của con. Vì chỉ cần mẹ thỏa hiệp với chúng một lần sẽ tạo tiền lệ xấu cho trẻ. Ví dụ, trẻ đòi ăn kẹo vào buổi tối, bạn không cho nhưng bé lại lăn ra ăn vạ và kết quả là, con được ăn kẹo và lại còn không chịu đánh răng. Những ngày kế tiếp của mẹ chắc chắn sẽ rất vất vả vì tình huống ăn vạ này sẽ lặp đi lặp lại.
Tóm lại, sự bao dung, chia sẻ và thương yêu nhưng không rời bỏ kỷ luật chính là những nguyên tắc nền tảng giúp mẹ thành công trong việc dạy trẻ 3 tuổi để con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 một cách thành công.
-
Dạy trẻ biết lắng nghe với 5 "nguyên tắc vàng"Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu dạy dỗ 1 đứa trẻ. Nhưng đôi khi bé yêu nhà bạn lại tỏ thái độ bất hợp tác, không sẵn sàng nghe theo sự dạy bảo của cha mẹ. Làm thế nào để lời nói của các bậc...
-
7 nguyên tắc dạy trẻ kiểm soát cơn giậnKiểm soát cơn giận là một kỹ năng quan trọng mà ngay cả nhiều người lớn còn chưa làm chủ được. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể dạy trẻ kiểm soát cơn giận ngay từ những năm tháng đầu đời với các...
-
Dạy trẻ nhỏ biết cách lắng ngheNhóc quậy nhà bạn thường xuyên không nghe lời và bạn đang đau đầu với chuyện đó? Đừng lo lắng, 7 mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn "thuần hóa" bé trở nên ngoan ngoãn và biết cách lắng nghe hơn. Cùng...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
loan
Nhiều lúc mình cũng đau đầu với con mình lắm, áp lực công việc rồi đến nuôi dạy con cái, mọi thứ dường như muốn nổ tung mỗi khi con mình không chịu ăn hay ăn ít, mỗi khi bé bệnh, sụt cân,... Vì làm mẹ lần đầu tiên mình cũng không có nhiều kinh nghiệm trong cách chăm sóc con, nên mình thường vào những trang web như thế này để học hỏi mỗi khi rãnh rỗi. Mình áp dụng thấy hữu ích lắm, mong marrybaby luôn đồng hành cùng những bà mẹ như mình để chúng mình được học hỏi những kinh nghiệm hay mà áp dụng cho con mình. Cảm ơn marrybaby.
Mẹ én nhỏ
mỗi giai đoạn con lớn lên và phát triển bố mẹ đều phải có phương pháp dạy con 1 cách hợp lí
hoàng lê kim
dạy trẻ 3 tuổi hay ở bất kỳ lứa tuổi nào, sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng, tránh nổi nóng luôn là chìa khóa thành công cho ba mẹ
NGUYỄN LÊ THỊ THANH THẢO
Đồng ý với bạn Hoàng Lê Kim! Điều quan trọng là ai cũng hiểu nhưng thực hiện thì...hơi bị khó, nhất là với mình nè, đôi lúc không kiềm chế được luôn đó!
Mẹ Ớt
bé nhà mình dạo này cứ bố mẹ nói bất kì cái gì cũng cãi không , rồi lắc đầu lia lịa, nhiều lúc bực mình lắm chỉ muốn đánh cho con 1 cái thôi
Mẹ Tôm Tích
đúng là trẻ con nhiều lúc chúng làm người lớn bực mình thật nhưng mình nghĩ mẹ nên cố gắng hạn chế và kìm nén cơn nóng giận lại
Mẹ Ớt
bé ớt nhà mình mới chuẩn bị khủng hoảng tuổi lên 2 mà mình đã cảm thấy mệt rồi, đọc bài này nữa mới thấy con lên 3 còn mệt hơn nhiều
Mẹ én nhỏ
mẹ ớt đừng lo lắng quá, các con ở những tuổi này muốn khẳng định mình nên bướng bỉnh xíu thôi chứ các con vẫn đáng yêu mà mẹ