của bé
Dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh là dị tật bẩm sinh nhẹ ảnh hưởng đến việc bú, tăng trưởng của bé. Không những thế khi lớn lên bé sẽ khó phát âm, nói ngọng, răng mất thẩm mỹ.
Nội dung bài viết
Dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh có hai dạng là dính thắng lưỡi một phần và dính thắng lưỡi hoàn toàn. Dị tật này không quá khó để phát hiện cũng như điều trị nhưng nhất thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ.
Dấu hiệu nhận biết dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh
Dính thắng lưỡi còn được gọi là dính phanh lưỡi có tên khoa học là Ankyloglossiam xuất hiện do bẩm sinh hoặc di truyền.
Trẻ bị mắc dị tật này sẽ có dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng nằm ở niêm mạc dưới lưỡi) ngắn, căng và dày hơn so với bình thường. Theo thống kê thì có khoảng 0,2 – 2% trẻ sơ sinh bị mắc dị tật này.

Tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh
Dính thắng lưỡi có thể được phát hiện khi bác sĩ khám lâm sàng ngay sau khi sinh, hay khi khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, các mẹ có thể nhận biết được bé bị dính thắng lưỡi thông qua một số dấu hiệu sau đây:
Đối với trẻ sơ sinh:
- Hai bên lưỡi cử động khó khăn, đầu lưỡi không đụng được nóc khẩu vì lưỡi ngắn
- Trẻ bú lâu và khi bú thường phát ra tiếng kêu
- Đầu lưỡi không nhọn như bình thường mà vuông hoặc phẳng
- Đầu lưỡi hình trái tim do lưỡi bị đẩy ra phía trước hoặc phía sau

Lưỡi trẻ sẽ có hình trái tim hoặc vuông
Đối với những trẻ lớn hơn:
- Khi ăn dặm gặp phải tình trạng khó nuốt
- Trẻ chậm nói, khó phát âm
- Nói ngọng, phát âm sai các phụ âm như r, s, z
- Có khe hở giữa hai răng cửa hàm dưới hoặc hai răng này bị nghiêng
Có thế thấy tật dính thắng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng gây khó khăn trong việc ăn uống khiến trẻ chậm tăng cân, chậm lớn. Khi trẻ lớn hơn thì sẽ thiếu tự tin vì có hàm răng mất thẩm mỹ, giọng nói khó nghe. Vì thế, cha mẹ cần phát hiện và điều trị sớm tật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh.
Cách điều trị dính thắng lưỡi
Để điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh thì cách duy nhất là thực hiện thủ thuật cắt dây thắng lưỡi. Tùy vào mức độ ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát triển, phát âm của bé mà lựa chọn thời điểm phù hợp.
Trước đây các bác sĩ sẽ chỉ định cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt sau sinh. Tuy nhiên hiện nay, các bậc cha mẹ được khuyến cáo chỉ nên thực hiện thủ thuật này khi bé được 3 – 4 tháng tuổi.

Dính thắng lưỡi gây khó khăn cho bé khi bú, ăn uống
Điều này để tránh tác dụng phụ của thuốc tê, hay chảy máu gây nhiễm trùng sau mổ ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ lưỡi của bé.
Trường hợp tình trạng này quá lâu, phần dính thắng lưỡi sẽ hình thành nên những mạch máu. Lúc này nếu cắt sẽ chảy máu nhiều hơn và gây đau đớn cho bé.
Để xác định thời gian cắt dính thắng lưỡi cha mẹ nên cho bé đi khám các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.
Tùy vào mức độ dính mỏng hay dày, ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian làm phẫu thuật.
Khi phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để tránh bé vùng vẫy ảnh hưởng đến quá trình thực hiện thủ thật. Sau khi cắt thắng lưỡi bé hoàn toàn có thể bú ngay.
Đối với trẻ lớn hơn thì bác sĩ phải dùng thuốc gây mê sau đó dùng máy laser để cắt đốt hoặc dao mổ để cắt thắng lưỡi rồi khâu lại. Vết thương sẽ lành sau vài tuần.
Theo các bác sĩ thì thủ thuật cắt thắng lưỡi khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian và chi phí. Sau phẫu thuật bé có thể được chăm sóc ngay tại nhà.
Chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật dính thắng lưỡi
Sau khi thực hiện thủ thuật thì phần cắt dính lưỡi sẽ xuất hiện những vết màu trắng. Đây là điều bình thường khi mổ bằng laser và sẽ lành sau một vài tuần nên mẹ hoàn toàn yên tâm.
Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc bé cẩn thận, tuân thủ các lưu ý sau:
- Không cho bé ngậm hoặc cắn vật cứng để tránh chảy máu
- Không cho bé sờ tay vào vùng phẫu thuật tránh bị nhiễm trùng
- Cho trẻ uống thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ
Về chế độ ăn uống, đối với trẻ sơ sinh thì có thể bú sữa mẹ ngay. Riêng với trẻ lớn hơn thì chỉ cho uống sữa, ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội. Sau khi ăn vệ sinh miệng cho bé kỹ càng, cho bé uống nhiều nước.

Trẻ bị nhiệt miệng: Xử nhanh kẻo hại! Chắc hẳn mẹ đã không ít lần bị chứng nhiệt miệng khó chịu hành hạ. Đối với trẻ bị nhiệt miệng, sự khó chịu còn gấp nhiều lần so với người lớn.
Một điều quan trọng nữa là phải tập vận động lưỡi cho bé. Đối với những bé còn nhỏ thì mẹ phải vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên. Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn thò lưỡi ra ngoài, uốn lên trên.
Như vậy, các mẹ không cần quá lo lắng với dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh. Chỉ cần phát hiện sớm, đưa trẻ đi thăm khám, thực hiện tách dính thắng lưỡi an toàn, hiệu quả là được.
-
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em, dù không đáng lo nhưng đừng xem thường!Không chỉ khiến trẻ lười ăn, bỏ bú do đau rát, khó chịu mà bệnh nấm lưỡi ở trẻ em còn có thể gây ho, tiêu chảy, viêm phế quản phổi… ở trẻ nhỏ.
-
Bệnh tưa lưỡiNếu bạn cho bé bị tưa lưỡi bú, đầu vú sẽ bị viêm nhiễm nấm, khiến đầu vú bị khô, rát và đau khi bé bú. Nấm còn có thể theo đường tiêu hóa của bé thải ra, gây hăm tã hoặc nhiễm nấm âm đạo.
-
Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé dễ như trở bàn tayTưa lưỡi và sốt mọc răng là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ khi chăm sóc bé. Hãy cùng tìm hiểu cách rơ lưỡi bằng lá hẹ theo phương pháp dân gian giúp thiên thần nhỏ tránh gặp những triệu chứng này nhé!
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Bình Yên
mọi người tham khảo bài viết này này https://benhvienphuongdong.vn/dinh-thang-luoi/