Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/03/2018

Mách mẹ bí quyết chọn giầy tập đi cho bé theo chuyên gia Mỹ

Mách mẹ bí quyết chọn giầy tập đi cho bé theo chuyên gia Mỹ
Chọn giầy cho bé tập đi, công việc tưởng chừng dễ dàng nhưng thực sự lại không đơn giản với nhiều mẹ. Giầy quá chật hay quá rộng, chất liệu, kiểu dáng không phù hợp... đều ảnh hưởng đến sự phát triển của chân và quá trình vận động của thiên thần nhỏ.

Cùng với hành trình nuôi dạy con tập ăn, tập nói thì tập đi cũng chính là giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng của bé yêu. Trong thời kỳ này, mẹ nên chọn những kiểu giầy tập đi phù hợp cho bé. Bởi chỉ có như thế mẹ mới bảo đảm sự an toàn cho xương cổ chân và bàn chân vẫn còn non nớt của con.

Hiểu chân con trước khi chọn giầy cho con

Bàn chân chúng ta có 26 khớp xương để nâng đỡ toàn bộ cơ thể theo từng giai đoạn. Khi bé 2 tuổi, cấu trúc này mới rõ ràng và xương vẫn tiếp tục phát triển cứng chắc đến năm 18 tuổi.

Trước 2 tuổi, xương bàn chân bé chủ yếu là cấu trúc sụn. Vì vậy, bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn này trẻ đi giày không phù hợp đều có thể khiến cho xương bàn chân phát triển không cân đối. Đặc biệt, các bé dưới 5 tuổi có thể bị ảnh hưởng chuyện giữ thăng bằng trong vận động và sai lệch kiểu dáng bước đi.

giầy tập đi cho bé 2
Một đôi giày vừa vặn sẽ là người bạn tốt cùng bé tập đi

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, ĐH Sydney, Australia, khi trẻ bắt đầu tập đi, việc chọn và mang giày đúng sẽ hỗ trợ đi lại cũng như bảo vệ các khớp khi vận động. Việc này cũng giúp xương bàn chân của trẻ phát triển ổn định hơn so với các bé đi chân không quá lâu.

Hơn thế, mang giày dép khi ra ngoài cũng giúp tránh nguy cơ chân bé bị tổn thương, các loại vi khuẩn không có cơ hội bám lên chân bé, gây ra những bệnh nhiễm khuẩn không mong muốn.

Bí quyết chọn giầy tập đi cho bé “chuẩn không cần chỉnh”

Để hướng dẫn cha mẹ cách chọn giày đúng và có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ, Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ đưa ra những lưu ý như sau:

Cách đo chân cho bé trước khi chọn giầy

Đầu tiên, mẹ hãy đo chiều dài và chiều rộng lớn nhất của bàn chân. Sau đó chọn một đôi giầy có kích thước cụ thể như sau:

  • Chiều dài của giầy = Chiều dài bàn chân trẻ + 1cm
  • Chiều rộng của giầy = Chiều rộng lớn nhất bàn chân
giầy tập đi cho bé 10
Các mẹ cần đo chiều dài chân bé kỹ lưỡng khi chọn giầy

Có 3 cách để các chị em đo chính xác chiều dài và rộng của giầy:

  • Lấy miếng lót giầy ra đo nếu đôi giầy có miếng lót rời
  • Lật úp giầy lên, đo kích thước chiều dài và rộng
  • Kéo giày phẳng trên mặt đất và đo nếu đôi giầy có dáng cong 2 đầu

Chọn giầy cần đúng kích thước

Đây là yếu tố quan trọng để bé cảm thấy hứng thú và tập đi dễ dàng hơn. Giầy quá chật hay quá rộng đều ít nhiều ảnh hưởng đến chân bé.

giầy tập đi cho bé 4

Một đôi giày quá chật hay chiều dài quá ngắn sẽ không có đủ khoảng trống cho các ngón chân phát triển; làm giảm khả năng giữ thăng bằng của bé. Nguy hiểm hơn, giầy chật còn mang đến nguy cơ biến dạng bàn chân, điều mà không bố mẹ nào mong muốn xảy ra với con mình.

Bố mẹ đừng nghĩ giầy chật gây hại thì nên chọn đôi rộng rộng 1 chút. Điều này cũng không nên mẹ nhé! Bởi nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu kích thước giầy rộng hơn nhiều so với kích cỡ chân bé cũng khiến trẻ mất đi cảm giác thăng bằng khi đi lại. Hơn nữa, vô tình sẽ gây tâm lý mất tự tin, không thoải mái cho trẻ khi mang giày, nguy cơ trượt và té ngã rất cao. Tác hại hơn là trẻ không muốn đi giày và mẹ sẽ phải rất vất vả để khắc phục điều này.

Mẹ nên lưu ý thêm những điều này khi chọn giầy

Bên cạnh chọn lựa kích thước phù hợp, hỗ trợ con yêu những bước đi chập chững đầu đời, mẹ cần chú ý những thêm những yếu tố sau:

  • Nên chọn giầy có miếng lót đệm bên trong bằng cao su hoặc bằng da để hỗ trợ cổ chân khi di chuyển
  • Ưu tiên chọn những sản phẩm có mặt trên với chất liệu thông khí, ưu tiên có lỗ khí
  • Kiểu giầy có gót bằng, mũi và gót chân ở trên cùng một mặt phẳng là lý tưởng nhất. Đây là cấu trúc giầy tốt nhất cho bàn chân trên mọi địa hình ở mọi độ tuổi. Trẻ nhỏ lại càng quan trọng điều này.
  • Đế giầy nên có đường vân hoặc kẻ gờ để tăng độ ma-sát khi di chuyển, giúp chống trơn trượt, vấp ngã
  • Mẹ nên chọn màu sáng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trẻ từ 18 tháng tuổi, màu sắc nên phụ thuộc theo giới tính bởi bằng chứng cho thấy các bé trong giai đoạn này có khuynh hướng chọn và thích những món đồ thiên về giới tính.
  • Nên ưu tiên giày ít họa tiết, kim loại, không góc cạnh sắc nhọn, tránh vướng víu khi bé đi lại
  • Thông thường, trẻ từ 15 tháng tuổi không còn hứng thú lắm với tiếng động phát ra từ giày. Chúng cũng không mang lại lợi ích cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Các mẹ không cần chọn loại đó để phát sinh chi phí.

Với những gợi ý trên đây, hy vọng mẹ sẽ tìm được một đôi giầy tập đi cho bé yêu hoàn hảo nhất. Chúc con sẽ có những bước chân đầu đời thật vững chắc. Bé sẽ sớm chạy tung tăng trong ngôi nhà thân yêu của bạn!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x