Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/07/2016

Nuôi con bằng sữa mẹ: Làm gì khi chảy sữa nhiều

Nuôi con bằng sữa mẹ: Làm gì khi chảy sữa nhiều
Trong khoảng vài tuần đầu sau khi sinh bé, mẹ thường xảy ra hiện tượng chảy sữa do quán tính tăng cường tiết sữa trong một thời điểm và lượng sữa quá dồi dào. Cùng tìm hiểu cách kiểm soát việc chảy sữa này nhé.

Nguyên nhân dẫn đến chảy sữa?

Đầu ti rỉ sữa, chảy sữa là “trục trặc” thường gặp ở hầu hết các mẹ đang trong quá trình cho con bú vì ngực mẹ luôn đầy sữa. Mẹ hay bị chảy sữa khi cho bé bú hoặc vào buổi sáng vì đây là thời điểm sữa dồi dào nhất.

Phải làm gì khi sữa mẹ chảy nhiều?

Nếu mẹ có nhiều sữa khi mới bắt đầu cho bé bú, để bé bú thường xuyên nhằm tạo thói quen tốt nhất cho cả mẹ và con. Một khi đã quen với “lịch trình”, cơ thể mẹ sẽ tự động tiết đúng lượng sữa vào mỗi lần cho bé bú.

Ngoài ra, mẹ nên cho bé bú trước khi ngực căng đầy sữa. Nếu nguồn sữa nhiều mà bé chưa muốn bú, mẹ có thể dùng bình hút sữa để ngực bớt căng và thoải mái hơn. Phần sữa đó sẽ được cất giữ để bé uống trong ngày.Khi mẹ không thể kiểm soát vì sữa chảy quá nhiều, thử dùng phương pháp sau: Nếu bé bú một bên và bên kia đang rỉ sữa, mẹ có thể đặt một tấm vải lót hay miếng đệm ở phía trong áo ngực để thấm hút lượng sữa bị chảy ra.

Nếu có việc cần ra ngoài, mẹ nên mang phòng hờ miếng đệm ngực hay vài lớp vải sạch. Không nên dùng những miếng đệm bằng nhựa và phải thay thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập vào ti mẹ.

Trong những tình huống bất ngờ như mẹ đang nói chuyện với đồng nghiệp về bé yêu và tự dưng cảm thấy bầu ngực đang tiết sữa, choàng tay qua ngực và ôm chặt bầu ngực của mình giống như khoanh tay trước ngực để cản một phần dòng sữa chảy đột ngột.

Cho bé bú: Làm gì khi chảy sữa nhiều?
Tình trạng chảy sữa nhiều thường chỉ kéo dài vài tuần đầu sau sinh nên mẹ đừng lo lắng quá nhé

Mẹ bị chảy sữa đến khi nào?

Trong khoảng vài tuần sau khi sinh bé, nhiều khả năng mẹ bị chảy sữa vì lúc này cơ thể đang hoạt động để cung cấp đủ sữa cho bé. Nhiều bà mẹ không còn tình trạng này sau khoảng 6-10 tuần cho bé bú.

Dù vậy, mẹ cũng nên biết rằng việc chảy sữa chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ luôn sẵn sàng để tiết sữa nuôi bé.

Mẹ tiếp tục cho bé bú được chứ?

Không có gì là không thể cả. Bé càng bú sữa mẹ nhiều, tình trạng chảy sữa sẽ càng giảm đi đáng kể. Mẹ cho bé bú thường xuyên cũng làm giảm khả năng bị tắc sữa khi nguồn sữa mẹ dồi dào.

Chảy sữa có ảnh hưởng đến bé không?

Ngực bị chảy sữa chẳng ảnh hưởng gì đến bé cả, nhưng bé yêu không thích điều này nếu sữa bắn thành tia làm bé bị sặc hay bị ọc sữa đâu nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x