Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/09/2018

4 món cháo cho bé ăn dặm "chuyên trị" còi xương

4 món cháo cho bé ăn dặm "chuyên trị" còi xương
Cháo cho bé ăn dặm đặc trị bệnh còi xương phải đảm đủ 4 nhóm dưỡng chất. Đó là chất đạm, tinh bột, chất béo và rau củ. Đồng thời mẹ nên hạn chế sử dụng nước hầm xương với trẻ dưới 2 tuổi.

Thời điểm trẻ ăn dặm đôi khi là “cuộc chiến” của nhiều bà mẹ. Bởi ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy hay là cách ăn dặm truyền thống thì nấu cháo cho bé ăn dặm cũng phải đủ dưỡng chất cho bé hấp thu đồng thời bé phải chịu ăn mới tốt.

Với trẻ biếng ăn chậm tăng cân thì đi kèm đó là bệnh còi xương suy dinh dưỡng. Đó là nỗi lo của các mẹ. Còi xương có thể là do cơ thể bé bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho.

Sau khi sinh tới khi trẻ ăn dặm nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ chính là do thiếu ánh sáng mặt trời, trẻ không được bú sữa mẹ. Tới thời điểm ăn dặm là do trẻ có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng và do cách nấu cháo ăn dặm cho bé của mẹ.

cháo cho bé ăn dặm
Ngay sau khi sinh mẹ có thể theo dõi những dấu hiệu trẻ bị thiếu chất, còi xương, suy dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết: Quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết lẫy, biết bò…

Nấu cháo ăn dặm đúng cách cho trẻ

Dù là bà mẹ hiện đại hay truyền thống, dù mẹ chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu Việt thì các bữa ăn của trẻ luôn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất: Chất đạm, tinh bột, rau củ và chất béo. Thực phẩm được lựa chọn phải tươi, sạch.

Một nguyên tắc nấu cháo đúng cách cho trẻ khác mẹ cần nhơ đó là: Nguyên tắc làm quen. Tức là bé cần được làm quen dần với từng loại thực phẩm khác nhau. Ăn đa dạng giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Giai đoạn trẻ tập ăn dặm nên xay nhuyễn, băm nhỏ thịt, cá, rau củ quả và tăng dần độ thô của thức ăn, tùy thuộc vào khả năng thích ứng của từng bé để bé làm quen với việc nhai.

Với trẻ dưới 1 tuổi mẹ không nên dùng các loại gia vị dù chỉ là muối để chế biến đồ ăn dặm cho bé. Thay vào đó mẹ có thể ninh nước rau củ làm nước dùng nấu cháo cho trẻ để món ăn thêm hấp dẫn.

4 món cháo ngon cho trẻ còi xương

1. Cháo tôm tươi

Tôm được biết đến là loại hải sản tốt cho mẹ thời kỳ mang thai, hậu sản và cả trẻ ăn dặm. Tôm giàu protein, các a-xit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thu. Đồng thời mỗi con tôm chứa khoảng 1120mg canxi rất tốt cho hệ xương của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi vậy, món cháo tôm là món ăn dặm lý tưởng cho trẻ còi xương.

Nguyên liệu: 150gr tôm, 50gr bột gạo, nước dùng rau củ.

Thực hiện: Tôm rửa sạch, bỏ đầu đuôi, chẻ lưng lấy chỉ đen sau đó giã nhỏ.

Trộn đều tôm và bột gạo. Cho hỗn hợp cho vào nồi đổ nước dùng rau củ đun nhỏ lửa cho tới khi cháo chín. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.

cháo cho bé ăn dặm 1
Cháo tôm với nhiều dưỡng chất quý giúp bổ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ còi xương

2. Cháo cá lóc

Cá lóc hay còn gọi cá quả. Đây là nguyên liệu để chế biến các món ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe và khắc phục được bệnh còi xương ở trẻ. Cụ thể trong 100g thịt cá quả có 18,2% protid, 2,7% lipid, Ca 90mg%, P 240mg%, Fe 2,2mg% và một số chất khác.

Nguyên liệu: 100gr cá lóc, đậu xanh, bột gạo.

Thực hiện: Cá lóc rửa sạch, lóc lấy thị. Đun sôi nước, cho cá vào ninh chín. Gỡ lấy thịt cá, xương cho vào cối giã nhuyễn. Rồi lọc lấy nước.

Đậu xay nghiền nhuyễn. Cho bột gạo, bột đậu xanh và phần nước cá vào nồi khuấy đều sau đun nhỏ lửa. Khi cháo gần chín cho thịt cá vào, đun sôi lại, tắt bếp.

Cho trẻ ăn nóng khỏi tanh, ăn trong khoảng 20-30 ngày, ăn cách ngày.

3. Cháo lươn đồng

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. Cháo lươn rất thích hợp với các bé còi xương, suy dinh dưỡng.

Nguyên liệu: 200gr thịt lươn, 100gr gạo, 100gr khoai môn.

Thực hiện: Lươn vào chút muối và bóp sạch nhớt. Sau đó, cho lươn vào luộc chín rồi gỡ riêng thịt và xương ra. Sau đó tiếp tục ninh hoặc xay nhỏ để lấy nước dùng nấu cháo.

Gạo cho vào nồi ninh nhừ sau đó cho phần thịt lươn vào và đun sôi lại. Với bé 6 tháng bạn nên cho vào máy xay xay nhuyễn.

4. Cháo lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ chứng gà rất giàu vi chất dinh dưỡng tự nhiên tốt cho trẻ nhỏ. Cháo lòng đỏ trứng gà cũng là món cháo dễ chế biến và ít tốn công.

Nguyên liệu: 2 lòng đỏ trứng gà, 50g gạo rang.

Thực hiện: Lòng đỏ trứng luộc chín, sấy khô, tán thành bột mịn. Gạo rang vàng, tán mịn trộn chung với bột lòng đỏ trứng.

Cho hỗn hợp vào nồi, thêm nước đun cho cháo sôi kỹ, nhừ và sánh mịn là được. Nên cho trẻ ăn cháo này mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 tháng liên tục.

Với 4 món cháo cho bé ăn dặm trên, mẹ hoàn toàn có thể tự tin giúp bé yêu sớm tăng cân và có hệ xương khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x