Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/10/2020

Chăm sóc trẻ sinh nhẹ cân

Chăm sóc trẻ sinh nhẹ cân
Với trẻ sinh non, do chức năng tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt kém, phổi chưa trưởng thành, dễ bị suy hô hấp, xẹp phổi, xuất huyết phổi, bệnh màng trong... Còn đối với trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung thì thường có nguy cơ hạ đường huyết do thiếu glucogen dự trữ

Thế nào là trẻ nhẹ cân?

Trẻ nhẹ cân là những trẻ khi sinh có cân nặng dưới 2.5kg bất kể tuổi thai là bao nhiêu. Như vậy, trẻ nhẹ cân sẽ gồm trẻ sinh non và trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung.

Việc chăm sóc và nuôi dưỡng những trẻ này trong những ngày đầu sau khi sinh không hề đơn giản. Với trẻ sinh non, do chức năng tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt kém, phổi chưa trưởng thành, trẻ dễ bị suy hô hấp, xẹp phổi, xuất huyết phổi, bệnh màng trong… Còn đối với trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung thì thường có nguy cơ hạ đường huyết do thiếu glucogen dự trữ.

Cách chăm sóc trẻ nhẹ cân

Do vậy việc chăm sóc hàng ngày nên tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản là: Giữ ấm – Vệ sinh – Dinh dưỡng tốt, cụ thể:

1. Giữ ấm

Chăm sóc trẻ sinh nhẹ cân
Bé sinh nhẹ cân cần được ủ ấm thường xuyên và liên tục

Khi mới chào đời, việc đầu tiên phải làm là giữ ấm cho bé, vì để lạnh sẽ dễ bị phù cứng bì làm trầm trọng thêm bệnh lý của trẻ. Có 2 phương pháp giúp duy trì thân nhiệt là ủ ấm trong lồng ấp và phương pháp bà mẹ Kangaroo.

Phương pháp lồng ấp. Thường được thực hiện tại bệnh viện

  • Trẻ < 2.000g cần duy trì nhiệt độ lồng ấp 33-34°C.
  • Trẻ < 1.500g cần duy trì nhiệt độ lồng ấp 34-35°C.
  • Nhiệt độ trong phòng nuôi trẻ cần giữ 28-32°C.

Phương pháp bà mẹ Kangaroo. Đặt trẻ nằm da áp da trên lồng ngực mẹ, phủ áo hoặc chăn bên ngoài, ủ ấm trẻ bằng nhiệt độ của cơ thể mẹ.

Phương pháp này dễ thực hiện, đơn giản, tiện lợi và có nhiều ưu điểm như: giảm được tỷ lệ bệnh lây lan trong bệnh viện; giữ được thân nhiệt cho bé; giúp bé thở đều hơn; gắn bó tình cảm giữa mẹ và con… Nếu mẹ mệt, bố hay người thân trong gia đình có thể thay thế để chăm sóc bé theo phương pháp này.

2. Vệ sinh – Theo dõi

Vệ sinh chăm sóc. Phải đảm bảo vô khuẩn bằng cách:

Tắm bé hàng ngày bằng nước sạch, ấm và khăn mềm. Với bé non tháng cần tắm nửa người trên của bé, lau khô, ủ ấm rồi mới tiếp tục tắm phần còn lại. Với trẻ quá non cần có kỹ thuật tắm bé trong lồng ấp.

Thay băng rốn và sát khuẩn bằng cồn 70 độ hàng ngày sau khi tắm bé cho tới khi rốn rụng và khô thành sẹo.

Theo dõi. Vì trẻ non tháng và nhẹ cân sẽ gặp phải nhiều nguy cơ bệnh lý trong thời kỳ sơ sinh, vì vậy phải theo dõi sát một số các dấu hiệu rối loạn, phát hiện sớm bệnh lý xảy ra như viêm phổi sơ sinh, viêm ruột, xuất huyết não màng não… để điều trị hoặc chuyển viện kịp thời.

  • Rối loạn hô hấp: thở nhanh > 60 lần/1 phút.
  • Nôn, sặc (phải xử trí hút thông đường hô hấp tại chỗ trước khi chuyển).
  • Sắc mặt, môi và các đầu chi.
  • Rối loạn tiêu hóa: số lần đại tiện, số lượng, tính chất và màu sắc phân.
  • Phát hiện sớm các bất thường về cơ, xương, khớp, thị giác, thính giác và vận động của trẻ để điều trị hoặc chuyển viện kịp thời.
  • Chuyển trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân lên tuyến trên phải ủ ấm bằng phương pháp da áp da.
  • Cần lưu ý những dấu hiệu bất thường ở trẻ.

3. Dinh dưỡng

Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ sinh nhẹ cân.

Đối với trẻ sinh quá non (< 1.500g), chưa có phản xạ bú hoặc những trẻ sinh non chưa bú được, phải kết hợp truyền dung dịch Glucoza 10% theo đường tĩnh mạch (tại bệnh viện). Trẻ bú được thì mẹ cho bú nhiều bữa trong ngày (có thể 12-15 bữa/ngày).

Trẻ bú yếu nhưng đổ thìa sữa nuốt được, mẹ nên vắt sữa ra ly, dùng thìa bón cho trẻ.

Trường hợp mẹ không có sữa, nên dùng loại sữa dành riêng cho trẻ sinh non. Đối với trẻ nhẹ cân do suy dinh dưỡng, vẫn có thể dùng các loại sữa cho trẻ dưới 6 tháng như trẻ đủ cân.

Lượng sữa dùng cho trẻ hằng ngày:

  • Ngày thứ nhất sau sinh: 50 ml/kg trọng lượng trẻ, chia ra 10-12 bữa/ngày.
  • Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Mỗi ngày tăng thêm 20 ml/kg trọng lượng của trẻ, cũng chia ra 10-12 bữa/ngày.
  • Từ ngày thứ 7 trở đi: 170 ml/kg trọng lượng, chia ra 10-12 bữa/ngày.

    Từ tháng thứ 5 trở đi, hãy cho trẻ ăn bổ sung và bú mẹ như trẻ đủ cân.

Bí quyết chăm sóc trẻ trong mùa lạnh

1. Bảo vệ mũi cho bé

Chất nhầy trong mũi chính là chiến tuyến đầu tiên giúp trẻ chống lại vi trùng. Tuy nhiên, trong không khí khô và lạnh, các chất nhầy trong mũi bé dày lên, khó di chuyển. Để chăm sóc trẻ tốt trong mùa lạnh, bạn nên nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý cho trẻ và nhẹ nhàng hút ra. Mũi sạch sẽ, thông thoáng sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tật ở trẻ.

2. Giữ ấm vừa đủ

Hãy mặc cho bé những bộ quần áo vừa đủ ấm. Không nên vì sợ lạnh mà mặc quá nhiều quần áo sẽ gây ngột ngạt, khó chịu cho bé. Bởi da bé cần được thông thoáng. Nhưng cũng đừng mặc quá phong phanh. Nóng quá hay lạnh quá đều dễ khiến bé bị cảm.

bí quyết chăm sóc trẻ trong mùa lạnh
Vào mùa lạnh cần ủ ấm cho bé để không bị nhiễm lạnh

3. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng

Khi bị sốt, trẻ thường bị mất cảm giác ngon miệng, vì thế bạn nên chú ý bổ sung thêm các chất lỏng bổ dưỡng cho con như nước trái cây, nước canh và rau quả. Điều này vừa giúp giữ năng lượng và giúp trẻ tích cực uống thêm nhiều nước.

4. Điều chỉnh ánh sáng phù hợp

Khi ốm, trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều hơn. Ánh sáng quá gay gắt sẽ khiến trẻ khó chịu, nhưng nếu phòng trẻ tối tăm cả ngày thì cũng dễ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn. Một chút ánh sáng và không khí trong lành sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Chăm sóc trẻ: Dùng thuốc đúng nơi đúng chỗ

1. Khi trẻ bị sốt

Hầu hết các cơn sốt đều nhẹ và không cần đến thuốc. Đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Khi bé bị sốt, cơ thể thường nóng từ 38oC trở lên. Riêng đối với trẻ sơ sinh thì ngưỡng 37,7ºC đã được xem là sốt. Tuy nhiên, một con số cụ thể cũng không thể nói lên tình trạng bệnh của bé.

Khi chăm sóc trẻ, mẹ cần quan tâm đến cách trẻ ăn uống, hoạt động và cơn sốt đã kéo dài bao nhiêu ngày. Cơn sốt kéo dài trên 3 ngày thường liên quan đến bệnh nhiễm trùng, thường là hô hấp. Nếu cơn sốt đã hoành hành quá 3 ngày, bạn nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.

Nếu nhiệt độ vẫn thấp hơn 38ºC và bé hoạt động bình thường, bạn không cần cho con uống thuốc.

2. Khi bé bị đau tai

Nhiễm trùng tai thường là hậu quả của một đợt cảm lạnh. Khi trong tai có chất lỏng như mủ, chất nhầy, các loại vi sinh vật có thể khiến cho tình trạng tồi tệ hơn. Nếu tai không bị sưng và chảy mủ hay chất nhầy ít, bác sĩ sẽ giúp con bạn vệ sinh tai. Đừng vội dùng kháng sinh vì chúng chỉ có tác dụng khi bé bị nhiễm trùng tai do vi khuẩn.

Chăm sóc trẻ: Dùng thuốc đúng chỗ 2
Nếu tình trạng nhiễm trùng tai không nghiêm trọng, bạn không cần cho trẻ uống kháng sinh

Nếu bé đau, các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen là lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp bé cần dùng kháng sinh, mẹ cần báo cho bác sĩ biết loại kháng sinh bé đã uống những ngày gần đó nhất, như amoxicillin chẳng hạn, vì nếu tiếp tục sử dụng sẽ gây tình trạng lờn thuốc.

Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi hoặc từ 6 đến 23 tháng, kháng sinh chỉ được dùng nếu trẻ có nguy cơ bị tăng gấp đôi khả năng nhiễm trùng và biến chứng, chẳng hạn viêm tai đi cùng hệ miễn dịch yếu, viêm tai khi đang mắc một bệnh lý mãn tính, viêm tai cùng lúc với đau mắt đỏ…

Khi trẻ trên 2 tuổi bị nhiễm trùng tai mà không sốt, không đau nhiều, bạn có thể theo dõi bé trong 48 giờ mà không dùng kháng sinh. Nếu tình trạng không thuyên giảm, hãy đưa bé đi bệnh viện.

3. Khi bé mọc răng

Loại thuốc tốt nhất khi con mọc răng là acetaminophen. Nếu sử dụng gel bôi nướu, bé có thể nuốt và khiến cổ họng bị tê, gây khó khăn khi nuốt.

4. Khi bé đau mắt đỏ

Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nên bé sẽ phải nghỉ học để tránh lây lan. Trong trường hợp đau mắt đỏ do virus, bạn không cần dùng thuốc kháng sinh. Nếu con bạn bị đau mắt mà không có dử (ghèn) thì chỉ cần vệ sinh mắt với nước muối sinh lý (dạng chai nhỏ có bán ở các nhà thuốc) là đủ. Ngược lại, nếu bé thức giấc với đôi mắt bị dán kín bởi ghèn, đây là lúc nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra.

Có nên sơn móng tay cho bé?

Theo các chuyên gia da liễu, trong sản phẩm sơn móng sẽ có hóa chất độc hại. Chỉ một vết xước nhỏ, tạo đường trung gian truyền hóa chất này vào máu, sẽ dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Khi cho bé làm móng, không nên dùng chất làm mềm da. Da trẻ đã đủ mềm sau khi ngâm nước và không cần đến loại kem làm mềm này.

Sơn móng tay cho bé từ quá sớm là mẹ đã gián tiếp đưa đẩy con “học đòi” làm người lớn từ khi còn quá bé, đồng thời tình cờ “tước đoạt” mất điều lẽ ra bé nên học được ở mai sau.

Chăm sóc trẻ tốt nhất không có nghĩa mẹ nên đưa bé đi spa làm đẹp. Có con gái không đồng nghĩa phải làm điệu mọi lúc mọi nơi, hoặc thiếu việc làm đẹp sẽ không có được sự hoàn hảo. Mẹ không nên dẫn bé đi làm những việc này thường xuyên, nếu không trẻ sẽ nghĩ rằng mình sinh ra vốn dĩ tự nhiên không đủ đẹp hay đủ tốt.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x