của bé
Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Để bảo vệ làn da mỏng manh và dễ bị tổn thương của con, mẹ cần tìm hiểu về những nguy cơ làm trẻ sơ sinh bị viêm da cũng như nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh.
Nội dung bài viết
- Viêm da ở trẻ sơ sinh là gì?
- Viêm da nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
- Các dạng viêm da ở trẻ sơ sinh
- Nguyên nhân em bé sơ sinh bị viêm da nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh
- Dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh
- Cách chữa bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Biến chứng nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
- Phòng chống viêm da ở trẻ sơ sinh
- Xử lý khi bé bị viêm da
Trẻ sơ sinh bị viêm da không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà còn để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Càng biết rõ các thông tin về bệnh trẻ em này mẹ sẽ có cách chữa trị hiệu quả cho bé.
Viêm da ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm da là một danh từ khá chung để chỉ phản ứng của da đối với những tác nhân bên ngoài rất thường gặp ở trẻ em. Theo thống kê, các bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh chủ yếu là các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng.
Nếu biết cách điều trị và chăm sóc tốt bệnh có thể tự khỏi, nhưng không điều trị đúng cách có thể khiến bệnh trở nặng và biến chứng khá nguy hiểm.
Viêm da nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Viêm da nhiễm trùng biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Các tổn thương như trầy xước sẽ gây nên vết thương sâu, da bị nhiễm trùng sâu bên trong. Còn các biểu hiện nông như xuất hiện mụn nước, mẩn đỏ, tróc da,…
Nhiễm trùng da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé như tay, chân, da đầu, mông,… Khi bạn nhận thấy bé có biểu hiện xấu trên da thì phải nhanh chóng điều trị để đảm bảo bé được bảo vệ tốt nhất, tránh những rủi ro nguy hiểm.

Chứng viêm da nhiễm trùng rất nguy hiểm, mẹ nên cẩn thận đề phòng cho bé
Các dạng viêm da ở trẻ sơ sinh
Viêm da chỉ tỉnh trạng viêm của da, và có nhiều hơn một loại viêm da ở trẻ sơ sinh. Để có phương pháp phòng tránh cũng như điều trị thích hợp, cha – mẹ cần phân biệt được các loại viêm da cơ bản thưởng xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ
Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là một dạng viêm da rất phổ biến thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và có cả trẻ nhỏ. Bệnh phát triển mạnh nhất vào mùa hè, khi cơ thể bé tiết ra nhiều mô hôi, tạo điều điều trị thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ sẽ nổi từng đám trên da, hay tái phát gây ra những tổn thương cho làn da của bé.
Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng
Tỷ lệ trẻ em trên toàn thế giới mắc bệnh Viêm da dị ứng khoảng 10-20%. Viêm da dị ứng là một bệnh ngoài da mãn tính nhưng không mang tính chất lây lan.
Các triệu chứng đặc trưng bao gồm da khô dễ kích ứng. Khi bệnh bùng phát da có triệu chứng ngứa nhẹ đến viêm đỏ ngứa dữ dội.

Các bệnh viêm da có dấu hiệu khá rõ rệt, mẹ nhớ chú ý quan sát đề phòng
Mặc dù không có các phương pháp chữa trị nhưng chăm sóc da thường xuyên và kiên trì có thể giúp làm giảm các triệu chứng và kéo dài giai đoạn bệnh không bùng phát.
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa ở trẻ em là một bệnh mãn tính tiến triển thành từng đợt, xuất hiện ở những trẻ có tiền sử người thân mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm xoang dị ứng, mề đay….
Trẻ sơ sinh bị viêm da đầu
Viêm da dầu: (viêm da tiết bã nhờn) cũng là một bệnh da mãn tính, do tác dụng từ androgen (nội tiết tố kích thích hoạt động cả tuyến nhờn) từ mẹ truyền qua rau thai vì thế rất nhiều trẻ mắc bệnh.
Bệnh viêm da thể tạng ở bé sơ sinh
Bé bị chàm thể tạng (hay viêm da thể tạng) là một bệnh da mãn tính, gây ngứa, bùng phát theo đợt. Đây là một bệnh lý phức tạp có nhiều tác nhân tham gia, gây nên hai sự bất thường:
- Khiếm khuyết ở hàng rào da (do thiếu filaggrin), làm cho da trở nên khô và nhạy cảm một cách bất bình thường đối với mọi loại kích ứng.
- Khuynh hướng nhạy cảm với các dị ứng nguyên IgE, gây ra phản ứng miễn dịch quá mức.

Cho con tắm nước lá gì để da bé trắng hồng như thiên thần? Tâm lý của người làm cha mẹ Việt thường luôn mong muốn con mình nhất là các bé gái có được làn da trắng hồng đáng yêu. Đó chính là lý do khiến rất nhiều chị em không tiếc công tìm hiểu mọi cách để giúp da bé trắng hồng như Bạch Tuyết.
Nguyên nhân em bé sơ sinh bị viêm da nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh
Mẹ có biết cấu tạo da của trẻ sơ sinh cực kỳ non yếu, theo đó cơ chế bảo vệ da bé yếu gấp 5 lần so với người lớn? Chính vì vậy, khi có vi khuẩn tấn công, bệnh viêm da rất dễ xuất hiện.
Trong đó, vùng da ở chỗ quấn tã như mông, bẹn, bộ phận sinh dục là “nạn nhân” thường xuyên của chứng bệnh này.
Khi quấn tã quá lâu, nhất là khi bé đã ị hoặc tè nhưng mẹ không hay biết, các enzyme độc hại từ phân và nước tiểu xâm nhập vào da trẻ, gây viêm da, hay còn gọi là hăm tã.
Ngoài ra, chất liệu tã thô ráp, gât tổn thương da bé cũng là thủ phạm dẫn đường cho chứng viêm da ở trẻ sơ sinh.
Theo thống kê cho thấy, khoảng 50% trẻ sơ sinh mắc chứng viêm da trong những năm đầu đời, nhất là trong giai đoạn 6-9 tháng tuổi.
Làn da bị tổn thương lâu ngày sẽ phần nào ảnh hưởng đến giấc ngủ và bữa ăn hằng ngày của trẻ. Do đó, mẹ đừng nên lơ là trong khâu chăm sóc da cho bé, đặc biệt là vùng da quấn tã.
Dấu hiệu viêm da ở trẻ sơ sinh
Tùy theo từng loại viêm da ở trẻ sơ sinh mà có các biểu hiện khác nhau.
- Cấp tính: Các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, phù nề, chảy nước, ngứa nhiều.
- Giai đoạn bán cấp: thương tổn da ít phù hơn, bắt đầu khô và ngứa ít.
- Giai đoạn mạn tính: da dày, bong vảy, lichen hóa, vẫn còn ngứa.
Trong trường hợp không được chữa trị tốt có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, có mủ, đau rát, lở loét ở bất cứ vị trí da trên cơ thể nếu bị tổn thương.
Bệnh viêm da nếu không chữa sớm rất có thể chúng không tự khỏi mà để lại những di chứng nặng nề do các vết viêm nhiễm ở vùng mặt, đầu, cổ – nơi tập trung nhiều mạch máu, gần hệ thần kinh.
Khi bị nhiễm trùng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng khó có thể khắc phục.

Bé bị viêm da sẽ có nhiều biểu hiện bệnh khác nhau
Cách chữa bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm da thì bạn cần phải đưa bé tới cơ sở ý tế chuyên khoa da liệu để được bác sĩ thăm khám và chấn đoán chính xác về loại viêm da, tình trạng, cũng như hướng dẫn sử dụng các loại thuốc và chăm sóc trẻ tốt nhất.
- Không để tính trạng tổn thương của bé quá năng mới cho trẻ đi khám vì có thể gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ.
- Vệ sinh da cho trẻ: có thể rửa, tắm bằng lá nhưng chỉ là khi thể nhẹ, chưa bội nhiễm và tắm lại với nước sạch.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc chữa bệnh về da cho trẻ vì chúng có thể gây di ứng, bệnh nặng và khí điều chị cho con.
- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ khi đã thăm khám, không tự ý tăng giảm liều lượng, đổi thuốc hoặc ngưng thuốc.
- Không nên bôi một loại thuốc quá 10 ngày, lạm dụng corticoid và chỉ sử dụng kháng sinh có bội nhiễm.
Một số loại thuốc thường được dùng đề điều trị viêm da ở trẻ sơ sinh:
- Cấp tính: dung dịch Jarish đắp thương tổn (bằng gạc) ngày 2-3 lần. Kháng histamin để an thần và chống ngứa.
- Bán cấp: bôi các loại hồ, kem: Kem kẽm, hồ nước, kem có corticoid, protopic, kháng histamin.
- Mạn tính: mỡ corticoid, mỡ kháng sinh, mỡ salicyle, protopic, chống ngứa, an thần bằng kháng Histamin.
Biến chứng nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Thông thường, dấu hiệu của bệnh viêm da sẽ là đỏ da ở vùng quấn tã, đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục, kèm mùi hôi, khó chịu.
Vùng da xung quanh hậu môn có thể có màu đỏ nhạt, càng dần càng loét đỏ, chảy máu, chảy mủ nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Bên cạnh sự khó chịu trên, bệnh còn ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ thường hay quấy khóc, giật mình trong lúc ngủ, ngủ không thẳng giấc.
Về lâu về dài, trẻ trở nên cáu gắt, giảm sút sức khỏe, chiều cao cân nặng chậm tăng.

Bệnh viêm da có nhiều biến chứng rất nguy hiểm
Phòng chống viêm da ở trẻ sơ sinh
- Mẹ nên làm sạch da trẻ hằng ngày bằng các sữa tắm diệt khuẩn có độ pH phù hợp, tránh gây kích ứng.
- Thay tã thường xuyên, khoảng 2-3 tiếng/lần, nhất là không để trẻ mặc bỉm có phân hoặc nhiều nước tiểu quá lâu. Lưu ý lau khô vùng bẹn, mông sau khi bé đại tiện, tiểu tiện.
- Khâu chọn bỉm, tã cũng rất quan trọng. Mẹ nên chọn loại có chất liệu thấm hút tốt, thông thoáng, mềm mại, kích cỡ phù hợp.
- Trước khi quấn tã cho bé, mẹ có thể bôi thuốc mỡ để bảo vệ vùng da nhạy cảm phải tiếp xúc lâu với tã. Theo đó, thuốc mỡ mẹ chọn nên là loại lành tính, không chứa chất bảo quản, tạo mùi, tạo màu.
Xử lý khi bé bị viêm da
- Vệ sinh da bé sạch sẽ, mẹ có thể rửa bằng nước trà xanh.
- Giữ da ở vùng quấn tã thoáng mát, tránh mặc tã nhiều.
- Rửa bằng thuốc tím pha loãng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da.
- Thoa thuốc chống nhiễm trùng theo toa kê của bác sĩ.
- Cho bé uống kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết.
Nếu sau một thời gian bé dùng thuốc kháng sinh và thuốc bôi nhưng không đỡ, mẹ nên đưa bé đi khám lại.

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai: Dấu hiệu bệnh mẹ chớ bỏ qua! Vùng kín có mùi hôi khi mang thai thường khiến mẹ bầu lo lắng, mất tự tin vì cảm giác khó chịu cùng những nguy cơ đối với thai nhi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục thế nào?
-
Bảo vệ da bé khỏi những vết mụn nhọtKhi khuẩn tụ cầu làm nhiễm trùng da, cơ thể bé sẽ đáp trả lại bằng cách cử “đội quân” máu trắng đến chiến đấu, chống lại chúng. Vi khuẩn chết, da và những chiến sĩ máu trắng đã “hy sinh” sẽ được...
-
Bí quyết chăm sóc da bé luôn mềm mại, mịn màng mẹ nên biếtLàn da mong manh, mịn màng của bé luôn khiến mẹ mê đắm, chỉ muốn yêu nựng bé cả ngày không nguôi. Thế nhưng, do tác động của môi trường hay những yếu tố khách quan tác động khiến cho làn da ấy...
-
Bảo vệ da bé trong mùa hèNên cho bé uống nhiều nước và thường xuyên kiểm tra các vùng da kín như bẹn, nách, cổ , kẽ ngón tay, ngón chân của bé để phát hiện sớm các bệnh về da như viêm loét da, mụn ngứa… và chữa trị kịp thời.
Đối với bé, đồ chơi là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá thế giới. Khi bé đã biết kiểm soát sự chuyển động của tay và chân, khả năng lắng nghe và quan sát, mẹ nên hỗ trợ bé phát triển bằng cách đầu tư vào những món đồ chơi cho trẻ sơ sinh thích hợp.
Đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé 1 tuổi
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu vừa đón...Trang On đưa tin vào ngày 15-2 vừa qua, diễn viên Trịnh Gia Dĩnh có con trai...
-
Phát hiện một ca sinh 7 hiếm gặp ở IraqTheo Healthmedicinet, đây là trường hợp sinh 7 đầu tiên của Iraq, vừa xảy ra...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
-
Đạo diễn Đức Thịnh đón vợ con xuất viện...Trong khi những lùm xùm xung quanh bộ phim "Trạng Quỳnh" chưa hạ nhiệt, hôm...
Trang Thuy
Đóng bỉm nhiều cũng gây khó chịu cho bé, các mẹ nên hạn chế thôi chứ đẻ bị viêm da như này thì sợ chết
Me Ori
Mình thấy có nhiều mẹ, ban ngày và ban đêm cũng đóng bỉm cho con 24/24 thấy tội nghiệp bé sao đó, cứ tưởng tượng giống như mình 1 tháng bị đèn đỏ có mấy ngày mà mình đã khó chịu với cái 'tả' rồi hehe
Mẹ Nha Đam
Cảm giác nóng nực, khó chịu! Khi mở tã ra cho con, vùng đó nóng ran à!
Win King
hic, con mình k vậy mình chỉ mặc vào ban đêm thôi
Me Ori
Mình mà đóng bỉm cho con thường xuyên là bị ông Ngoại nói mẹ lười chỉ cho đóng lúc đi ngủ ban đêm à
Mẹ Nha Đam
Đóng cả ngày tội nghiệp các bé!
Hà Thị Mỹ Loan
các mom ra nhà thuốc mua Bepanthen về thoa cho con là hết hăm à, nhưng mà cũng phải thường xuyên thay tã, lau chùi sạch sẽ mỗi khi thay tã để con khỏi bị viêm da. Mình mặc tã cho con 24/24 luôn trong suốt 8 tháng đầu, mà con không bao giờ bị hăm tã cả.
Win King
uhm, con mình cũng thế á mom, sài loại này đỡ ghê
Me Ori
Hay vậy em, bé nhà chị lúc 4 đến 7 tháng hơi mủm mỉm 1 chút, chị không có mặc tả gì hết nghen, dda thịt bé khít sát quá cũng bị đỏ ,hăm chính giữa phải đi bác sĩ mới hết đó, da thịt bé nhà em mát hay sao đó
Hà Thị Mỹ Loan
bé Gấu nhà em cũng ú sữa đó chị, da con cũng độc lắm muỗi cắn vào mà gãi là làm độc để lại sẹo ngay. Nhưng mà em thoa thuốc Bepanthen thì thấy con không bị hăm, thấy da mà đỏ đỏ là em thoa thuốc vào, hết ngay chị ạ. Em không có dùng phấn em bé thoa.
Me Ori
Hình như thuốc đó thuộc dạng mỡ phải k em, nghe bác sĩ có nói về loại này cũng hay lắm
Win King
bé nhà mình lúc nhỏ cũng bị viêm da, chắc là do mặc tã thường xuyên
Mẹ Nha Đam
Cũng có thể bé dị ứng với thành phần nào đó trong tã nữa mom!
Win King
chỉ mặc vào ban đem thường xuyên thôi
Me Ori
Phải dùng thuốc đó mom, con mình cũng vậy chỉ mặc vào buổi tối trước khi ngủ mà cũng hăm, bé ốm lại là hết à
Mẹ Nha Đam
Bé nhà mình cũng chỉ mặc ban đêm, may là không bị
Mẹ Nha Đam
Bé mà bị hăm thật tội nghiệp nè! Nên các mom nhớ giữ vệ sinh cho con kỹ nha.
Me Ori
Nhìn con bị hăm thấy tội mom hén, đỏ chét mà bị lỡ ra nữa chứ, mình nghĩ chắc đau và ngứa lắm đây nhưng mới mấy tháng bé đâu có biết gãi hay nói đâu nè
Mẹ Nha Đam
Bởi vậy, các bé cứ quấy khóc thôi à!
Me Ori
Con quấy khóc thì cha mẹ cũng chẳng vui và thoải mái phải không?
Mẹ Nha Đam
Lúc đó cực thêm ấy chứ