Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/01/2024

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày mọc răng không sốt

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày mọc răng không sốt
Tưa lưỡi và sốt mọc răng là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ khi chăm sóc bé. Hãy cùng tìm hiểu cách rơ lưỡi bằng lá hẹ theo phương pháp dân gian giúp thiên thần nhỏ tránh gặp những triệu chứng này nhé!

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ 3 tháng 10 ngày cho trẻ sơ sinh rất phổ biến. Rơ lưỡi là việc rất quan trọng các mẹ cần làm để giúp bé vệ sinh khoang miệng và tránh các bệnh lý ở khu vực này.

Với cơ địa mỏng manh, dễ tổn thương, biện pháp dân gian dùng lá hẹ rơ lưỡi sẽ rất hiệu quả bởi mức độ an toàn và không sợ tác dụng phụ như các loại thuốc khác.

1. Thời điểm phù hợp rơ lưỡi cho bé

Trước khi biết cách rơ lưỡi bằng lá hẹ; mẹ cần biết thời điểm và số lần rơ lưỡi phù hợp cho bé.

Số lần rơ lưỡi sẽ tùy thuộc vào lựa chọn trẻ bú mẹ hay bú sữa bột. Nếu là sữa bột, mẹ cần làm việc này thường xuyên hơn bởi loại sữa này chứa nhiều thành phần chất béo hơn sữa mẹ nên rất dễ đóng cặn trên lưỡi.

Theo đó, mẹ cần tuân theo quy tắc sau:

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn: Thực hiện rơ lưỡi 2-3 lần/tuần.
  • Trẻ bú mẹ kết hợp sữa ngoài: Mẹ rơ lưỡi cho bé mỗi ngày.
  • Trẻ bú hoàn toàn sữa ngoài: Mẹ nên thực hiện sau mỗi cữ bú (Lưu ý: Chờ bé ợ sữa xong mới thực hiện mẹ nhé).
Thời điểm thích hợp
Bé dưới 5 tháng tuổi mẹ chỉ nên rơ lưỡi bằng nước ấm

2. Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày

Mẹo dùng lá hẹ rơ nướu giúp tránh sốt mọc răng khi bé đủ 100 ngày (3 tháng 10 ngày). Theo nhiều báo cáo y khoa, lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, sát trùng; thường được dùng để phòng tránh viêm lợi, mọc răng, răng đau nhức.

Khi áp dụng cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày để rơ nướu cho trẻ sơ sinh tránh sốt mọc răng; nhiều mẹ cho biết nó có hiệu quả đến không ngờ.

Tuy nhiên, cách rơ lưỡi bằng lá hẹ chỉ nên thực hiện khi bé tròn 3 tháng 10 ngày (tức là tròn 100 ngày) thôi mẹ nhé!

>> Mẹ có thể xem thêm: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong: Tác hại khôn lường!

2.1 Cách đếm ngày rơ nướu rơ lưỡi bằng lá hẹ 3 tháng 10 ngày

Để xác định đúng thời điểm bé tròn 100 ngày, sau khi sinh, chị em có thể dùng lịch đếm cho chính xác.

Nếu bé sinh vào buổi sáng thì ngày đầu tiên được tính là ngày bé sinh. Trường hợp bé sinh về đêm hoặc thời điểm sắp hết ngày, ngày đầu tiên khi tính 100 ngày là ngày hôm sau.

Ví dụ, bé sinh lúc 4 giờ 30 phút ngày 13-7-2017 thì đây là ngày đầu tiên khi tính 100 ngày để bôi lá hẹ. Theo đó, ngày 21-10-2017 là ngày bé tròn 100 ngày và mẹ thực hiện việc rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé nhé!

cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày
3 tháng 10 ngày rơ lưỡi bằng lá hẹ, mẹ nên chọn lá hẹ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để rơ lưỡi cho bé

2.2 Cách đếm lá hẹ khi rơ lưỡi: Trai 7, gái 9

Mẹ cần đếm đúng số lá hẹ để rơ miệng cho bé. Con trai sẽ là 7 lá, con gái 9 lá. Sau khi rửa sạch, mẹ ngâm lá hẹ vào nước đun sôi để nguội có hòa thêm muối khoảng 20 phút.

Tiếp theo, các mẹ dùng rây lọc để lọc lấy nước cốt của lá hẹ và giá đỗ rồi dùng rơ lưỡi chấm vào nước cốt đó rơ lợi trên và dưới cho bé. Vừa rơ các mẹ vừa đọc câu thần chú: “Mọc nhanh như giá, mọc răng không sốt”.

Cách này cũng nên thực hiện khi bé được 3 tháng 10 ngày.

2.3 Những chú ý trong cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày

Sau khi biết cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé; mẹ cần lưu ý thêm những điều sau nhé.

  • Để tránh trẻ bị nôn, mẹ nên lau miệng từ 2 má trong sau đó hãy đến lưỡi. Mẹ đừng quá lo lắng khi cảm thấy trẻ bị nôn ói.
  • Nước ấm cũng như nước hẹ rơ lưỡi hoặc nướu cần phải được đun sôi ở 100ºC. Miếng gạc phải qua tiệt trùng chấm nước muối sinh lý 0,9%.
  • Ngoài cách rơ lưỡi bằng lá hẹ, mẹ cũng có thể dùng lá ngót với các bước làm tương tự như trên. Bé 1 tuổi trở lên mẹ được lấy mật ong để thực hiện.
  • Trước khi rơ miệng cho bé, mẹ nên cho trẻ uống 1-2 thìa nước. Lúc thao tác, mẹ phải bế trẻ trên tay, không để nằm ngửa cũng như tránh chà xát mạnh làm lưỡi trẻ nhiễm trùng.
  • Khi mẹ thực hiện cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé; trẻ sơ sinh thường cảm thấy khó chịu, hay cáu gắt và kêu khóc. Vì vậy, mẹ cần làm nhẹ nhàng, nhanh, luôn trò chuyện với trẻ để giúp trẻ thoải mái.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo mọc răng không sốt: 4 cách từ dân gian mẹ đã biết chưa?

3. Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé giúp trẻ mọc răng không sốt

3.1 Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cơ bản nhất

Từ 5 tháng tuổi trở lên, hệ thống tiêu hóa của bé đã đủ mạnh, mẹ đã có thể dùng lá hẹ để rơ lưỡi. Trước đó mẹ chỉ nên rơ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để đảm bảo an toàn cho trẻ thôi nhé!

Mẹ nên mua hẹ tươi, sạch, tốt nhất nên lựa chọn ở những nguồn tin cậy như cửa hàng rau củ organic, siêu thị, cửa hàng uy tín. Sau đó rửa sạch, đập giập, cho vào nồi đun sôi, khuấy đều, để ấm và chắt lấy phần nước.

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ:

  • Mẹ chuẩn bị sẵn một bát nước ấm, vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Bạn cuốn miếng gạc sạch vào ngón tay trỏ hoặc út của mình.
  • Bế trẻ trên một tay. Dùng ngón tay đã được quấn gạc chấm nhẹ vào bát nước hẹ (đã hết nóng) rồi tiến hành rơ lưỡi cho bé nhẹ nhàng.

(*) Lưu ý: Mẹ nên bắt đầu rơ từ phần răng hàm sát hai bên má, sau đó lan dần đến vùng răng trên và dưới, sau cùng mới rơ lưỡi.

>> Mẹ có thể xem thêm: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thế nào mới chuẩn?

cách rơ lưỡi bằng lá hẹ
Nước là hẹ là bài thuốc dân gian hữu hiệu chữa tưa lưỡi cho trẻ

3.2 Cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt bằng lá hẹ xay nhuyễn

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ xay nhuyễn cho bé là cách hiệu quả nhất. Nước lá hẹ giúp bé mọc răng không bị sốt do vẫn còn giữ nguyên được tính năng của các thành phần trong lá hẹ giúp trẻ mọc răng không bị sốt. Tuy nhiên, lá hẹ sống có mùi hơi hăng, có thể khiến bé cảm thấy khó chịu, vùng vằng và không hợp tác với mẹ trong quá trình rơ lưỡi.

Cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt đơn giản với 5 bước sau:

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá hẹ (khoảng 50g).
  • Nước ấm đun sôi để nguội khoảng 40 độ C.
  • 1 miếng gạc rơ lưỡi vô trùng.
  • 1 khăn xô sạch.

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ xay nhuyễn:

  • Rửa sạch lá hẹ: Ngâm lá hẹ trong nước muối 10-15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó rửa sạch vài lần với nước.
  • Xay nhuyễn lá hẹ: Cho lá hẹ cùng 50ml nước ấm vào máy xay, xay nhuyễn.
  • Lọc dịch chiết lá hẹ: Sử dụng tấm vải sạch (khăn xô sạch) để lọc lấy phần nước, bỏ bã.
  • Cách rơ lưỡi, miệng bằng lá hẹ: Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, thấm gạc vào dịch chiết lá hẹ và rơ nhẹ nhàng miệng cho bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ hay lắc đầu có đáng lo không? Mẹ nên làm gì khi con lắc đầu liên tục?

3.3 Các bước rơ lưỡi bằng lá hẹ chín cho bé

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ chín sẽ giảm mùi hăng, đồng thời nhiệt độ cao giúp loại bỏ hết vi khuẩn bám trên lá hẹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé. Tuy lá hẹ giúp trẻ mọc răng không bị sốt nhưng với những trẻ rơ lưỡi lần đầu, bé cũng hợp tác với mẹ hơn khi rơ lưỡi.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá hẹ (khoảng 50g).
  • Nước đun sôi.
  • 1 miếng gạc rơ lưỡi vô trùng.

Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ chín:

  • Rửa sạch lá hẹ: Ngâm lá hẹ trong nước muối loãng khoảng 10-15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó rửa sạch vài lần với nước, cắt thành từng khúc nhỏ.
  • Nấu lá hẹ: Cho lá hẹ vào bát, đổ khoảng 100ml nước đun sôi vào, để 3-4 phút. Hoặc mẹ có thể cho lá hẹ vào nồi với 100ml nước và đun sôi 1-2 phút.
  • Lấy dịch lá hẹ: Dùng thìa nghiền nát lá hẹ và lọc lấy dịch.
  • Rơ miệng: Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, thấm gạc vào dịch chiết lá hẹ và rơ nhẹ nhàng miệng cho bé.

4. Tại sao mẹ nên biết cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé?

Hiểu biết cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé cũng giống như việc đánh răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày của người lớn.

Khi trẻ bú sữa, chất dinh dưỡng trong sữa tạo thành các mảng bám dày, màu trắng trên mặt lưỡi. Các lớp màng này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thấy ngon miệng, lười bú hay nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi, đẹn, tưa lưỡi…

Mẹ biết cách rơ lưỡi bằng lá hẹ, lá ngót hoặc nước ấm sẽ giúp trẻ tránh mắc phải những vấn đề khó chịu trên.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị tưa lưỡi, nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị và phòng tránh

tại sao nên biết vệ sinh lưỡi cho bé

Lợi ích khi dùng cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé

Lợi ích của cách rơ lưỡi bằng lá hẹ đó là giúp trẻ mọc răng không bị sốt do có chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như: Sulfit, odorin và allicin, có tác dụng diệt khuẩn mạnh (tốt hơn Penicillin – một loại kháng sinh thường được dùng trong Tây y).

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, răng mọc trồi lên khiến nướu (lợi) bị nứt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào gây nhiễm trùng và sốt. Nếu bé được rơ nướu bằng lá hẹ trước đó, thì kháng sinh trong lá hẹ sẽ tiêu diệt vi khuẩn; chống nhiễm trùng và sốt cho bé. Ngoài ra, lá hẹ còn giảm đau, hạ sốt, giúp bé dễ chịu hơn trong thời điểm mọc răng sữa.

Đặc biệt, thành phần hoạt chất trong lá hẹ là các “kháng sinh tự nhiên” nên an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; không gây tác dụng phụ, không xảy ra hiện tượng kháng kháng sinh như các loại kháng sinh thông thường cho nên cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt rất an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ.

>> Mẹ có thể xem thêm: Thứ tự mọc răng của bé và lời khuyên chăm sóc từ bác sĩ

Chúc các mẹ áp dụng cách rơ lưỡi bằng lá hẹ thành công. Bé yêu sẽ hết tưa lưỡi, không bị sốt mọc răng và luôn cười tíu tít bên vòng tay mẹ yêu!

Hãy bấm đăng ký để được xem thêm nhiều bài viết, video hay liên quan đến cách nuôi dạy con cha mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Tongue-tie
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/tongue-tie
Truy cập ngày: 13/03/2023

2. Oral conditions – young children
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/oral-conditions-young-children
Truy cập ngày: 13/03/2023

3. Oral thrush (mouth thrush)
https://www.nhs.uk/conditions/oral-thrush-mouth-thrush/
Truy cập ngày: 13/03/2023

4. Oral Thrush
https://kidshealth.org/en/parents/thrush.html
Truy cập ngày: 13/03/2023

5. Tongue-tie
https://www.nhs.uk/conditions/tongue-tie/
Truy cập ngày: 13/03/2023

x