Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/03/2017

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ không thể bỏ qua!

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ không thể bỏ qua!
Các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thường không cần quá cầu kỳ trong cách chế biến, trang trí, nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe của bé cưng. Chọn món và chế biến thế nào mới đúng? Mẹ tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi MarryBaby gợi ý nhé!

Tuy sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi chỉ đóng vai trò phụ, giúp bé tập làm quen với thế giới thức ăn đa dạng nhưng việc lựa chọn và chế biến cũng rất quan trọng. Chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào mới an toàn và đảm bảo cho hệ tiêu hóa? Tham khảo ngay 7 món ăn vừa lành tính, vừa cực “chất” sau đây mẹ nhé!

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Cho bé ăn dặm như thế nào để vừa an toàn, vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé cưng?

Ngũ cốc, trái cây và rau xanh là những lựa chọn an toàn và lý tưởng cho lần đầu ăn dặm của con. Thay vì cho bé ăn món “hỗn hợp”, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bắt đầu với 1 loại thực phẩm mỗi lần, và có thể đổi món mới sau khoảng 3-4 ngày. Ưu tiên những thực phẩm ít có khả năng gây dị ứng cho trẻ và dễ tiêu hóa. Thực phẩm gợi ý: Bơ, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, rau chân vịt…

Mục đích chính của giai đoạn này là giúp bé làm quen với thức ăn, thử phản ứng của trẻ với các loại thực phẩm khác nhau. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, thực phẩm chỉ đóng góp khoảng 10-20% trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Gợi ý các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

1. Cháo loãng

Vị thanh nhẹ và khá lành tính, cháo loãng là món ăn đầu tiên mẹ nên cho bé nếm thử khi mới bắt đầu ăn dặm. Nếu dùng bột gạo bán sẵn, thay vì hòa với nước sôi, mẹ nên pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hoặc mẹ có thể dùng gạo nấu theo tỷ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước) để nấu cháo loãng cho bé. Tốt nhất nên bắt đầu bằng cháo loãng được nghiền và lọc qua rây. Tăng dần độ thô, đặc của cháo khi bé quen dần.

Sau khi làm quen với cháo, mẹ có thể cho bé thử các loại rau củ quả khác, hoặc kết hợp chế biến rau củ với cháo cho bé ăn dặm.

2. Mơ xay nhuyễn với nước ép táo

– Chuẩn bị: 1 quả mơ khô và 2 ly nhỏ nước ép táo hoặc lê.

– Cho nước ép táo lên bếp đun sôi, sau đó cho mơ vào tiếp tục nấu khoảng 15 phút.

– Hỗn hợp mơ và nước ép táo cho vào máy xay nhuyễn. Tùy vào độ đặc, loãng của hỗn hợp mẹ có thể thêm bột ngũ cốc hoặc nước vào.

3. Táo xay nhuyễn

Táo bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ. Cho vào chảo đun sôi với một ít nước lọc hoặc nước ép táo khoảng 5-6 phút. Táo chín vừa cho vào máy xay nhuyễn mịn.

4. Bơ nghiền thơm béo

Với bơ, mẹ không cần nghiền nhuyễn hay nấu chín. Đơn giản chỉ cần lột vỏ, cắt miếng nhỏ và dùng muỗng dầm bơ thành hỗn hợp nhuyễn, mịn cho bé ăn.

5. Khoai lang nghiền

Khoai lang lột vỏ, cắt miếng nhỏ sau đó cho vào nồi, thêm nước nấu đến khi chín mềm. Dùng muỗng nghiền nhuyễn, có thể thêm sữa để đạt độ đặc/loãng mong muốn.

6. Súp bí đỏ, bông cải xanh

Bí ngô trộn với dầu ôliu, nướng chín ở nhiệt độ 425 độ C đến khi mềm nhừ. Bông cải xanh cho vào nồi hấp cách thủy. Sau đó cho bí đỏ và bông cải vào máy xay nhuyễn.

7. Súp khoai lang, cà rốt, củ đậu

Khoai lang, cà rốt, củ đậu gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ. Cho tất cả vào nồi, thêm nước nấu nhừ. Dùng muỗng nghiền nhuyễn thành bột nhão.

Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ 5-6 tháng tuổi là giai đoạn thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển của riêng mình. Bé có thể ăn dặm sớm, hoặc trễ hơn so với chuẩn chung. Để biết bé cưng đã sẵn sàng cho hành trình ăn dặm mới mẻ hay chưa, mẹ nhớ lưu ý những dấu hiệu sau đây nữa nhé!

– Bé có thể tự ngồi và ngẩng cao đầu

– Bé nhanh đói hơn bình thường, dù vừa mới bú đủ cữ.

– Bé có biểu hiện tò mò về xung quanh. Đặc biệt, mọi cử động ăn uống của mẹ đều được bé theo dõi nhiệt tình.

– Có thể điền khiển hoạt động của lưỡi.

Trên đây là các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi vừa đơn giản, vừa an toàn cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ có thể tham khảo, cũng như từ đó biến tấu thêm nhiều món ngon, hấp dẫn cho thực đơn ăn dặm của bé cưng thêm đa dạng, phong phú.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x