Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/12/2016

Bột ngọt: Chất "cấm" trong dinh dưỡng cho trẻ

Bột ngọt: Chất "cấm" trong dinh dưỡng cho trẻ
Tuy được "gắn nhãn" an toàn, nhưng thực tế, việc sử dụng bột ngọt trong quá trình chế biến thức ăn, đặc biệt là thức ăn của trẻ đang gây nhiều tranh cãi. Mẹ có đang thường xuyên thêm bột ngọt vào món ăn?

Bột ngọt hay còn gọi là mì chính là một trong những loại gia vị rất phổ biến, có mặt trong phần lớn các món ăn Việt Nam. Thậm chí, ở nhiều nơi, bột ngọt được xem là một loại gia vị chính, thay đường và muối. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc sử dụng bột ngọt “quá liều” có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Dinh dưỡng cho trẻ
Mẹ có thường xuyên thêm bột ngọt cho món ăn đậm đà hơn?

1/ Tác dụng phụ

Tuy bột ngọt đã chính thức được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ xếp vào “hàng ngũ” những chất phụ gia an toàn, nhưng bắt đầu từ năm 1968 cho đến nay đã có không ít báo cáo về tác dụng phụ do sử dụng bột ngọt. Theo các chuyên gia, có không ít các trường hợp sử dụng bột ngọt có thể gây nên các triệu chứng như: nóng rát ở sau cổ, cánh tay và ngực, căng da mặt; tưc ngực, tim đập nhanh, nhức đầu, buồn nôn, tê cứng cổ, cánh tay…

2/ Ảnh hưởng hoạt động não

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất glutamate trong bột ngọt khi tiếp xúc với các enzym có trong mô não có thể sinh ra một loại a-xít gây ức chế thần kinh, làm rối loạn hoạt động của não, thậm chí gây suy thoái não.

Ngoài ra, để thải hồi chất a-xít này ra khỏi cơ thể, gan và thận của bạn phải hoạt động “hết năng suất” và có thể dẫn đến suy thận.

3/ Hạn chế phát triển chiều cao

Theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng quá nhiều bột ngọt trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao, khiến bé có nguy cơ thấp bé nhẹ cân hơn những trẻ cùng trang lứa. Nguyên nhân là do bột ngọt làm suy giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu mới đây của Mỹ tiến hành trên chuột cho thấy, những chú chuột được tiêm một lượng bột ngọt vào cơ thể có hệ thần kinh trung ương và võng mạc bị suy giảm nặng nề, và có nguy cơ béo phì cao hơn hẳn.

4/ Nguy cơ mắc bệnh cao hơn

– Làm bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn: Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng bột ngọt trong thức ăn khiến những triệu chứng của bệnh suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. Theo các chuyên gia, những người bị bệnh hen suyễn đặc biệt nhạy cảm hơn với các chất phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán và các chuyên gia vẫn đang tìm hiểu mối liên quan giữa việc tiêu thụ bột ngọt và bệnh hen suyễn.

– Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, suy thận và bệnh tim do trong bột ngọt có tợ 135 là muối natri. Vì vậy, sử dụng bột ngọt quá liều cũng đồng nghĩa với việc “nạp” muối quá nhiều.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x