Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/10/2020

Khám phá khả năng ngôn ngữ của bé 12-24 tháng tuổi

Khám phá khả năng ngôn ngữ của bé 12-24 tháng tuổi
Từ giai đoạn bé 1 tuổi, bé đang cố gắng bắt chước những âm thanh xung quanh bé và những tiếng bi bô kia thật ra là một loại ngôn ngữ mà chỉ có bé hiểu.

Bé tập nói từ 12 đến 18 tháng tuổi

Trước khi bé 1 tuổi, bé có thể bắt đầu sử dụng một hoặc hai từ có nghĩa. Vài tháng tiếp theo, bé sẽ cố gắng bắt chép một vài từ, và bạn có thể nghe bé bập bẹ như thể đang nói chuyện. Thậm chí, bé sẽ luyện tập cả giọng điệu, như cao giọng khi đặt câu hỏi. Bé có thể nói “Bế?” khi đòi bế, ví dụ như thế.

Bé đang học cách sử dụng sức mạnh của lời nói như là một phương tiện để thể hiện nhu cầu của bé. Cho tới khi bé học được thêm nhiều từ để diễn đạt ý kiến và mong muốn, bé sẽ có thể kết hợp ngôn ngữ nói với cử chỉ để diễn đạt điều bé muốn. Ví dụ như, bé sẽ chỉ tay về phía món đồ chơi yêu thích của bé và nói “banh”.

Một số bé phát triển toàn bộ ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp với bố mẹ. Ví dụ, bé có thể đặt tay lên miệng khi muốn ăn hoặc nện vào bàn khi bé bực mình.

Đừng lo lắng nếu bé nỗ lực để diễn đạt ý của mình. Điều này thật ra là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đang cố gắng nhiều để giao tiếp và đừng làm lơ bé cho dù bạn có hiểu bé hay không.

Khi được 18 tháng tuổi, bé sẽ có thể bắt đầu nói được nhiều phụ âm. Học cách phát âm những từ này là một bước ngoặt đối với bé, nhờ thế bé học được rất nhiều từ vựng ở thời điểm này. Tuy nhiên, đừng kỳ vọng là bạn có thể nghe tất cả những âm thanh đó thành những từ thật sự.

Bé tập nói khi được 12-24 tháng tuổi
Tập nói là mốc phát triển quan trọng và không kém phần thú vị cho bé lẫn ba mẹ.

Bé tập nói từ 19 đến 24 tháng tuổi

Bây giờ bé đã hiểu được những câu hỏi và câu điều kiện đơn giản. Mỗi tháng bé sẽ học thêm được vài từ mới. Đa số những từ này là danh từ chỉ những sự vật trong cuộc sống hằng ngày của bé, như là “xe” và “cá”.

Suốt giai đoạn này, bé có thể bắt đầu nối hai từ lại với nhau, tạo những câu đơn giản như “Bế con”. Vì kỹ năng ngữ pháp của bé vẫn chưa phát triển, bạn có thể sẽ nghe những câu kỳ quặc như “Cá bò”.

Thỉnh thoảng bé sẽ cố sức đặt tên cho những sự vật mới mà bé quan sát thấy ở thế giới xung quanh bé. Tuy nhiên, bé có thể mở rộng những từ bé đã biết theo cách của riêng mình, ví dụ như tất cả những con thú mới đều được bé gọi là “chó”. Bạn cũng có thể nghe bé nói những câu sai ngữ pháp một cách buồn cười, đặc biệt là các đại từ nhân xưng.

Khi bé được khoảng 2 tuổi, bé sẽ bắt đầu sử dụng những câu đơn giản gồm từ 2 đến 4 từ và hát những giai điệu đơn giản. Khi nhận thức về bản thân phát triển, bé sẽ sử dụng từ “con” để chỉ bé, và bé chắc chắn thích kể cho bạn nghe bé thích gì và không thích gì, bé nghĩ gì và bé cảm thấy như thế nào.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x