Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/06/2022

Bé ngậm sữa không chịu nuốt phải làm sao đây mẹ ơi?

Bé ngậm sữa không chịu nuốt phải làm sao đây mẹ ơi?
Bé ngậm sữa không chịu nuốt là tình huống làm nhiều mẹ bỉm sữa đau đầu. Để khắc phục điều này, liệu có giải pháp nào hiệu quả?

Bé ngậm sữa không chịu nuốt thậm chí phun sữa phèo phèo là cảnh nhiều mẹ phải chứng kiến thường xuyên. Song không phải mẹ nào cũng đủ kiên nhẫn. Áp lực trước việc ăn uống của con có thể khiến mẹ thiếu kiềm chế và phát cho bé vài cái vào mông.

1. Làm gì khi bé ngậm sữa không chịu nuốt?

Trên diễn đàn của các mẹ bỉm sữa, một mẹ đã chia sẻ cách xử trí khi bé ngậm sữa không chịu nuốt. Người mẹ này áp dụng phương pháp sau và cảm thấy khá hiệu quả: lấy hộp sữa chua để trong tủ lạnh ra, chấm một tí bằng hạt gạo vào đầu môi bé. Thấy lạnh lạnh ở môi thế là bé nuốt luôn sữa đang ngậm trong miệng.

Đây có lẽ là một gợi ý hay cho các mẹ để khắc phục tình trạng bé ngậm sữa không chịu nuốt, bé biếng ăn hay ngậm.

Mẹ cũng lưu ý ăn là một phản xạ không có điều kiện. Việc cho trẻ xem các thiết bị điện tử như tivi, iPad hay chơi đồ chơi trong khi ăn uống sẽ tạo thói quen không tốt. Theo đó, trẻ trở nên lệ thuộc vào những phương tiện, đồ vật như trên mới chịu ăn. Đó là chưa kể việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Mẹ xem thêm thông tin về tác hại của sóng điện thoại đối với trẻ sơ sinh nhé.

Vì vậy, mẹ hãy tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là tại sao bé ngậm sữa không chịu nuốt hoặc lười ăn. Từ đó, mẹ sẽ cảm thấy bớt lo lắng và có kiến thức chăm con tốt hơn.

Làm gì khi bé ngậm sữa không chịu nuốt?

2. Điều cần tránh khi bé ngậm sữa không nuốt

Khi con ngậm sữa, mẹ không được có những hành động như bịt mũi, cù lét, làm cho con khóc nhằm mục đích bắt con nuốt sữa. Vì sữa đầy trong miệng; con nuốt không kịp sẽ dễ bị sặc; có thể nguy hiểm tính mạng nếu không sơ cứu kịp thời.

3. Bé ngậm sữa không chịu nuốt cần ăn gì?

Do những thay đổi về tâm sinh lý cũng như các yếu tố tác động bên ngoài mà thỉnh thoảng bé có thể rơi vào tình trạng chán ăn uống. Vì vậy, mẹ hãy luôn chuẩn bị tâm lý và có những giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Như vậy, mẹ không còn phải lo lắng việc trẻ biếng ăn có thể làm con thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt, tâm trạng mẹ cũng bớt căng thẳng khi đánh vật với những cữ sữa của con.

Mẹ biết không, tâm trạng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến bữa ăn của bé. Bé rất tinh ý. Nếu mẹ không thoải mái và cau có thì con cũng sẽ ăn không ngon đâu và dẫn đến việc bé ngậm sữa không chịu nuốt. Chưa kể là trong lúc căng thẳng; mẹ có thể đánh bé. Điều này không chỉ làm con đau và tác động xấu đến tâm lý của con; bé còn cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến cữ sữa. Theo đó mà con càng lười uống sữa.

Giải pháp về dinh dưỡng cho bé ngậm sữa không chịu nuốt

Làm sao để bé ăn không ngậm? Thật ra, mẹ không cần thiết ngày nào cũng đảm bảo cho con uống đủ các cữ sữa. Nếu bé thích ăn hơn, lâu lâu mẹ có thể pha bột ngũ cốc ăn dặm với sữa hoặc nấu súp pha thêm với sữa (ví dụ súp bí đỏ sữa, súp khoai tây với sữa, súp thịt heo nấu sữa…). Sữa nên cho vào khi bột, cháo chỉ còn hơi ấm để đảm bảo giữ nguyên hàm lượng các chất có trong sữa.

Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng thường xuyên vì khẩu phần ăn quá nhiều năng lượng có thể gây khó tiêu cho bé.

Ngoài ra, mẹ có thể thay sữa bằng các chế phẩm từ sữa hoặc bổ sung các loại thức uống bổ dưỡng phù hợp với tuổi của bé nếu bé ngậm sữa không chịu nuốt.

1. Sữa chua

Trẻ lớn hơn 7 tháng tuổi đã có thể ăn sữa chua. Sữa chua giàu đạm, canxi, vitamin A, vitamin B và các khoáng chất. Lợi khuẩn có trong sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Mẹ cũng có thể tăng hương vị cho sữa chua bằng cách xay nhuyễn trái cây hòa vào sữa chua cho bé ngậm sữa không chịu nuốt. Song hãy đảm bảo rằng sữa chua mẹ cho bé ăn là loại chứa ít đường hoặc không đường.

2. Phô mai

Phô mai thực chất là một dạng “cô đặc” của sữa nên có hàm lượng đạm, canxi và chất béo rất cao. Đạm trong phô mai là case, một loại đạm dễ tiêu hóa với bé.

Nếu bé lười uống sữa thì mẹ có thể cho con dùng phô mai thay thế. 60g phô mai cung cấp các chất dinh dưỡng tương đương 400ml sữa. Với những trẻ không dung nạp lactose trong sữa thì phô mai là thực phẩm lý tưởng vì phô mai không chứa đường.

Trẻ ở tuổi ăn dặm từ 6 tháng trở đi đã có thể ăn được phô mai. Nhưng giai đoạn đầu mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một rồi hãy tăng dần về lượng (cũng là để thăm dò phản ứng của cơ thể bé).

Để phô mai không bị biến chất và mất chất, mẹ nên để thức ăn nguội khoảng 80ºC rồi hãy cho phô mai vào.

phô mai
Phô mai có thể là giải pháp cho bé ngậm sữa không chịu nuốt

3. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành cũng là thức uống bổ dưỡng cho bé. Sữa đậu nành chứa nhiều canxi hơn sữa bò nhưng cơ thể bé chỉ có thể hấp thu được 75% lượng canxi từ loại thức uống này. Vì sữa đậu nành chứa phytate – một thành phần có thể cản trở sự hấp thu canxi.

Mẹ lưu ý sữa đậu nành không thể thay thế sữa bò, chỉ là một loại thức uống đổi vị để cải thiện tình trạng lười uống sữa ở bé khiến bé ngậm sữa không chịu nuốt.

Hơn nữa, mẹ chỉ nên cho bé hơn 1 tuổi uống sữa đậu nành và nhớ là càng ít đường càng tốt.

4. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân giàu vitamin A, D nhưng hàm lượng đạm và canxi thấp hơn sữa bò, sữa công thức. Do sữa hạnh nhân có mùi vị thơm ngon nên thỉnh thoảng mẹ có thể cho bé uống thay sữa. Nhưng hãy nhớ rằng sữa hạnh nhân chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi. Đồng thời, trẻ bị dị ứng với hạt thì không nên cho uống sữa hạnh nhân.

Sữa hạnh nhân
Bé ngậm sữa không chịu nuốt mẹ cho con thử sữa hạnh nhân nhé

5. Sữa gạo cho bé ngậm sữa không chịu nuốt

Sữa gạo khá an toàn với trẻ. Nó chứa các khoáng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho bé và có thể dùng trong trường hợp bé bị tiêu chảy. Nhưng sữa gạo không cung cấp đủ canxi, protein cho trẻ. Đây chỉ là một loại thức uống bổ sung, không thể thay thế cho loại sữa trẻ uống hàng ngày.

Thật ra, tình trạng bé ngậm sữa không chịu nuốt rất hay xảy ra với trẻ nhỏ. Thay vì căng thẳng, mẹ nên linh động bằng cách thỉnh thoảng thay sữa bằng các thức uống, thực phẩm bổ dưỡng khác.

Hương Lê

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Baby Won’t Drink Milk? What to Do
https://sleepbaby.org/baby-wont-drink-milk/
Ngày truy cập: 22.06.2022

2. What to Do When Your Child Won’t Drink Milk
https://health.clevelandclinic.org/child-wont-drink-milk/
Ngày truy cập: 22.06.2022

3. Problems with Latching On or Sucking
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=ineffective-latch-on-or-sucking-90-P02650
Ngày truy cập: 22.06.2022

4. Why would a baby go on a breastfeeding strike?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/breastfeeding-strike/faq-20058157
Ngày truy cập: 22.06.2022

5. Difficulty with Latching On or Sucking
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/difficulty-with-latching-on-or-sucking
Ngày truy cập: 22.06.2022

x