Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/09/2020

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì và những điều mẹ cần áp dụng ngay

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì và những điều mẹ cần áp dụng ngay
Bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Mẹ cần nắm rõ những thông tin cơ bản và cần thiết để bệnh không ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính mạng của bé con nhà mình nhé! Đặc biệt trong mùa nóng, trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi thường xuyên bị virus Rota tấn […]

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Mẹ cần nắm rõ những thông tin cơ bản và cần thiết để bệnh không ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính mạng của bé con nhà mình nhé!

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì

Đặc biệt trong mùa nóng, trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi thường xuyên bị virus Rota tấn công, gây nên tiêu chảy cấp. Mẹ đã biết cách chăm sóc bé chưa? Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Tiêu chảy bắt đầu với dấu hiệu trẻ đi tiêu phân lỏng hoặc nhiều nước 3 lần/ngày. Tình trạng này cứ thế diễn ra vài ngày, kéo dài lên đến cả tuần, vài tuần. Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Nguyên nhân chính thường là do trẻ ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, vệ sinh ăn uống chưa sạch sẽ, chẳng hạn không rửa tay trước khi ăn.

Khi trẻ bị tiêu chảy, nếu không được bù nước và điện giải kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao. Một con số đáng buồn là 70% trẻ em tử vong do không được bù nước kịp thời vì bị tiêu chảy. Nhẹ hơn, trẻ sẽ mắc phải chứng suy dinh dưỡng do chán ăn trong lúc bệnh, hơn nữa, mẹ cũng ngại cho con ăn nhiều, ăn đủ vì sợ bệnh nặng hơn.

Để hạn chế hai rủi ro nghiêm trọng trên, mẹ nên tham khảo thông tin bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì dưới đây để an tâm hơn khi chăm sóc con nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Nguyên tắc ăn uống khi bị tiêu chảy: Thức ăn có thể bổ sung dinh dưỡng bị mất và giảm bớt sự kích thích cơ học và hóa học đối với đường ruột. Trẻ bệnh nên uống nhiều nước để bù chất điện giải đã mất.

1. Trẻ bị tiêu chảy nên uống gì?

Khi bé tiêu chảy, để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mẹ nên cho bé luân phiên uống những loại nước sau: nước đun sôi để nguội, nước dừa, sữa mẹ… Sữa mẹ được xem là thức ăn tốt nhất cho bé lúc này vì sữa mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng, lại có bifidus – chất cần thiết để cân bằng môi trường đường ruột.

Ngoài ra, sau từng khoảng thời gian ngắn, đặc biệt khi bé bị nôn trớ, mẹ cần cho bé uống một vài thìa chất lỏng.

  • Nước cháo muối: Cho 50g gạo, 30g muối và 6 bát (chén) nước sạch vào nồi ninh nhừ, lọc qua rây, lấy nước cho trẻ uống dần.
  • Nước gạo rang muối: 50g gạo rang vàng sau đó cho vào nồi cùng 6 bát nước lọc ninh nhừ, lọc lấy nước. Cho thêm 1 thìa cà phê muối vào khuấy đều rồi cho trẻ uống dần.
  • Nước chuối, nước hồng xiêm (sapoche): Công thức bao gồm 2 quả chuối, 3 quả hồng xiêm nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội và 1 thìa cà phê muối ăn. Bảo quản hỗn hợp trong bình, cho trẻ uống dần trong ngày.
  • Súp cà rốt muối: Nguyên liệu gồm 500g cà rốt, 1 thìa cà phê muối ăn, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu mềm, xay nguyễn. Cho 30g muối đun sôi lại, cho trẻ uống dần.

Thêm vào đó, bạn cũng nên cho trẻ uống dung dịch Oresol pha đúng cách.

2. Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?

Sau khi sinh khoảng vài tuần, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy. Nguyên nhân thường đến từ sữa công thức không thích hợp. Thời kỳ ăn dặm lại có thêm nhiều lý do khác, mẹ nên tìm hiểu và điều chỉnh trong chế độ ăn hằng ngày để biết chính xác bé bị tiêu chảy nên ăn gì.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

  • Đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Sữa mẹ có chứa đường lactoza nên trẻ vẫn được hấp thu khi bị tiêu chảy. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phòng tránh bệnh tiêu chảy rất tốt.
  • Trẻ bú sữa công thức: Cho trẻ ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Sữa cần pha loãng hơn bình thường (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước). Cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Trong thời gian bé bị tiêu chảy, bạn nên cho con dùng thức ăn nhẹ và mềm để bé dễ tiêu hóa, chẳng hạn:

  • Bổ sung thêm thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo gạo trắng loãng, cháo thịt nạc, cháo cà rốt thịt nạc, cà rốt hầm nhừ, súp gà, khoai tây hầm nhừ, sữa chua, sữa đậu nành…
  • Trong 3 bữa ăn chính nên có 2 bữa bổ sung chất béo để tăng thêm năng lượng. Nên thay mỡ heo bằng dầu ăn.
  • Bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng thịt ít hơn thường ngày (nếu cho bé ăn nhiều chất đạm, bé sẽ khó tiêu hóa).
  • Bạn nên chọn loại sữa dành cho bé bị tiêu chảy vì lượng đường trong sữa tuy thấp nhưng sữa vẫn chứa đủ các chất dinh dưỡng khác.
  • Cần cho trẻ ăn thêm hoa quả chín hoặc nước ép trái cây như chuối, cam, xoài, để tăng lượng kali. Đặc biệt, táo là loại quả thích hợp cho bé bị tiêu chảy vì chúng chứa nhiều kali, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Bạn có thể hấp hoặc hầm nhừ táo để bé dễ tiêu hóa.

3. Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Những thực phẩm sau đây có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ nghiêm trọng hơn:

  • Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường
  • Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ
  • Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo…
  • Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê…

4. Lời khuyên khi mẹ thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

trẻ quấy khóc nhiều do cần mẹ ôm ấp

Mẹ cần lưu ý các vấn đề sau trong nguyên tắc chế biến cũng như khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt.

  • Ăn chín uống sôi: Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ bội nhiễm. Nếu mẹ nấu sẵn cháo cho cả ngày thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
  • Khử trùng trước khi chế biến món ăn: Mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng. Đảm bảo đũa, cốc, thìa… được khử trùng bằng nước sôi trước khi cho bé ăn.
  • Khi không còn dấu hiệu đi ngoài, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng, mẹ cần cho trẻ ăn thêm một bữa/ngày trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.
  • Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
  • Nếu trẻ uống sữa bột tiêu chảy tăng thêm thì thay bằng sữa đậu nành 10% hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ. Từ ngày thứ 5, nếu trẻ bớt tiêu chảy, mẹ nên quay dần về chế độ cho trẻ ăn như bình thường.

Ngay khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần trong ngày, bạn nên tìm hiểu bé bị đi ngoài nên ăn gì càng sớm để nhanh chóng hạn chế tình trạng mất nước của trẻ, bạn nhé!

Phòng tránh bệnh tiêu chảy như thế nào?

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé phòng tránh bệnh tiêu chảy rất tốt. Sữa mẹ đảm bảo vệ sinh, nhiều kháng thể giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Với những trẻ lớn hơn, mẹ nên đảm bảo cho bé ăn sạch, uống sạch. Sử dụng nguồn nước sạch cho việc vệ sinh và ăn uống: Nước uống cho trẻ cần đun sôi, để nguội.

Vệ sinh tay chân, cơ thể kỹ càng là một việc làm mà ai cũng biết nhưng nhiều người lại xem nhẹ. Cha mẹ cần thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh đồ chơi cho bé, vệ sinh đồ dùng xung quanh bé.

Tuy nhiên, cách phòng bệnh tốt cho trẻ đó là cha mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế để uống vắc xin phòng bệnh. Việc uống vắc xin phòng virus Rota cho trẻ trước 6 tháng là điều vô cùng cần thiết và có hiệu quả cao.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x