của bé
Vợ chồng Kim Tae Hee đã quyết định mua "bảo hiểm sinh học trọn đời" cho con gái vừa chào đời của họ để bảo vệ bé khỏi 80 loại bệnh nguy hiểm.
Đi sinh miễn phí ở bệnh viện Quốc tế giá nghìn đô ư? Dễ ợt. Mẹ hoàn toàn có thể chủ động mua các gói bảo hiểm thai sản trước đó để đi sinh không tốn 1 xu.
Nội dung bài viết
“Bảo hiểm sinh học trọn đời” mà vợ chồng nam tài tử nổi tiếng Hàn Quốc, Bi Rain – Kim Tae Hee vừa mua cho cô con gái nhỏ chào đời ngày 25-10-2017 vừa qua chính là việc lựa chọn lưu trữ máu cuống rốn ngay sau khi sinh.
Bi Rain – Kim Tae Hee lưu trữ máu cuống rốn cho con gái
Con gái bé bỏng của Bi Rain chào đời tại một trung tâm phụ sản ở Cheongdam-dong, Seoul. Ông bố trẻ đã rất vui sướng khi có con gái đầu lòng. Ngay khi Kim Tae Hee vừa hạ sinh, anh đã miêu tả “xinh xắn như công chúa” để nói về thiên thần nhỏ.
Vợ chồng nam tài tử đã quyết định lưu trữ máu cuống rốn con gái trong ngân hàng. Lưu trữ tế bào gốc dây rốn là một biện pháp đảm bảo cho sức khỏe của một em bé sau này. Nó được coi như là “bảo hiểm sinh học” cho các bé.

Vợ chồng Kim Tae Hee đã mua bảo hiểm sinh học cho con gái
Rất nhiều mẹ bỉm sữa ủng hộ cho việc làm này của hai vợ chồng Bi Rain và Kim Tae Hee. Dường như cặp đôi đã có sự tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi sinh con gái.
Sự cần thiết của lữu trữ cuống rốn
Lưu máu cuống rốn vẫn thường được biết đến với tên “bảo hiểm sinh học trọn đời”. Chính bởi máu cuống rốn của trẻ sơ sinh là nguồn tế bào gốc có khả năng miễn dịch cao, dùng để chữa trị cho chính bản thân em bé và người thân trong gia đình có chỉ số sinh học phù hợp với bé.

Sinh con năm 2018 tháng nào tốt? Sinh con năm 2018 tháng nào tốt, tuổi Tuất sinh tháng nào đẹp? Sinh con vào các tháng 1, 2, 3, 8 hay 12 là hợp mùa sinh với mệnh Bình Địa Mộc năm Mậu tuất.
Theo các chuyên gia, các tế bào gốc từ máu cuống rốn có để dùng để điều trị khoảng trên 80 loại bệnh khác nhau, trong đó có nhiều loại bệnh lý của hệ tạo máu, những bệnh lý rối loạn miễn dịch di truyền như: ung thư máu, u tủy, suy tủy, U lympho, Thalassemia (huyết tán), bệnh tiểu cầu, ly thượng bì…
Hiện nay, các nhà khoa học cũng đang trong thời kỳ nghiên cứu khả năng chữa được nhiều bệnh khác như tự kỷ, tiểu đường, alzheimer, parkinson, bại não, đột quỵ nhờ loại tế bào này.
Lưu máu cuống rốn bao nhiêu tiền?
Theo thông tin từ Trung tâm Tế bào gốc Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thì chi phí thực hiện lưu máu cuống rốn hiện nay khá cao. Cụ thể là khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên.
Những năm sau đó, chi phí lưu trữ trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/mẫu và việc lưu trữ sẽ kéo dài trong 18 năm.
Lưu trữ máu cuống rốn ở đâu?
Hiện nay có 5 bệnh viện lưu trữ cuống máu dịch vụ là:
- 1. Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM: 201 Phạm Viết Chánh, Q.1
- 2. Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem: 95 Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội/ 297/5 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11, TP.HCM
- 3. Trung tâm Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương: Phòng 508, tầng 5, tòa nhà T, 14 Trần Thái Tông, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
- 4. Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 La Thành, Q. Đống Đa, Hà Nội
- 5. Hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tại Hà Nội và TP.HCM

6 gói bảo hiểm cho trẻ sơ sinh để "khám bệnh 5 sao" miễn phí Bảo hiểm cho trẻ sơ sinh ngoài gói bảo hiểm y tế miễn phí mẹ cũng nên mua một số loại bảo hiểm cho phép khám dịch vụ ở bệnh viện uy tín để tránh tình trạng quá tải ở bệnh viện Nhi tuyến trung ương.
“Bảo hiểm sinh học trọn đời” – Lưu trữ máu cuống rốn với mức bảo vệ tới hơn 80 loại bệnh khác nhau, chi phí ban đầu có thể hơi cao so với thu nhập của bố mẹ Việt nhưng lợi ích vô cùng to lớn, mẹ có thể cân nhắc kỹ lưỡng nhé!
-
Đừng quên lưu máu cuống rốn bé trước khi rời bệnh việnMẹ có biết lợi ích không tưởng của lưu máu cuống rốn của trẻ sơ sinh trước khi rời viện chưa? Đó là điều trị các bệnh hiểm nghèo như ung thư, thay tế tủy xương, các bệnh lý di truyền về máu, suy...
-
Máu cuống rốn: Kho tế bào gốc kỳ diệuXuất hiện từ lâu, nhưng việc lưu trữ máu cuống rốn vẫn còn khá xa lạ với đa số bà bầu. Trên thực tế, đây là một hành động thông minh và có thể mang lại lợi ích cho nhiều thế hệ
-
Có nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho bé?Trích máu cuống rốn là một phương pháp trong đó máu còn lại trong dây rốn của em bé và nhau thai sau khi sinh được thu thập, đóng băng, và lưu trữ để dùng trong tương lai. Máu cuống rốn có giá trị...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Trần Nhật Linh
Luu mãu này có nhiều lợi ích lắm nhé
Trần Nga
1 năm 25tr hả các mẹ? nếu vậy đối với những gia đình có thu nhập khá thì cũng bt mà
Lan Nguyễn
Chi phí cho loại dịch vụ này cao quá, em cũng muốn lưu trữ cho con mà không có điều kiện tham gia
Trần Nhật Linh
Măc quá mom nhỉ bao giờ cho rẻ chút?
Lê Ngọc Diệp
không biết giá lưu trữ máu cuống rốn có cao không nhỉ các mẹ
Lan Nguyễn
"khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên. Những năm sau đó, chi phí lưu trữ trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/mẫu và việc lưu trữ sẽ kéo dài trong 18 năm. " kìa mẹ nó ơi, đắt lắm đó