của bé
Đung đưa trong lúc con ngủ, cho con thức khuya hay cho bế con mỗi khi con khóc là những thói quen được hình thành trong quá trình chăm con của mẹ. Tuy nhiên, mẹ có biết, đây chính là những thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, và cả giấc ngủ của mẹ? Làm gì để loại trừ những thói quen này? Cùng MarryBaby tìm hiểu, mẹ nhé!
1/ Cho ăn hoặc đung đưa để bé ngủ
Hầu hết các bậc cha mẹ thường “rơi” vào thói quen này bởi cho bú và bế bé là công việc “phổ thông” trong thời gian đầu làm cha mẹ. Khoảng thời gian bé vẫn cần ăn mỗi 2-3 giờ và chu kỳ ngủ-thức còn rất lộn xộn, bé cưng thường xuyên ngủ thiếp đi vào cuối bữa ăn. Theo các chuyên gia, trong một vài tháng đầu, bé cưng không có bất kỳ cách nào để làm dịu bản thân, và chưa hình thành những thói quen xấu. Tuy nhiên, khoảng tháng thứ 4, trẻ bắt đầu hình thành về mặt thần kinh và phát triển thói quen ngủ.
Lúc này, cho bú hoặc bế có thể trở thành vấn đề nếu đó là cách duy nhất để trẻ chịu ngủ. Như một cách tự nhiên, bé thức dậy 2-6 lần mỗi đêm, và bất kỳ điều gì bạn làm để dỗ trước khi bé ngủ, bạn sẽ cần phải làm lại điều tương tự bất cứ lúc nào bé có dấu hiệu cựa quậy.

Một số thói quen không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, mà còn khiến các mẹ “vật vã” suốt đêm
Cách khắc phục: Tạo một thói quen trước khi ngủ sẽ giúp bé liên kết các hoạt động mới của giấc ngủ: cho bé vào phòng tắm, mặc đồ ngủ cho bé, đọc một câu chuyện, sau đó tắt đèn. Lặp lại các việc này mỗi đêm, và bé sẽ bắt đầu hiểu rằng giờ chúng đã đến giờ đi ngủ.
Đối với những bé còn nằm nôi, mẹ nên đặt bé vào trong nôi, nơi dành riêng cho bé trước khi bé quá buồn ngủ, để bé học cách kết nối việc đi ngủ và nôi của mình, chứ không phải trong vòng tay của bạn.
Theo một cách bản năng, tất nhiên mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc muốn dỗ dành khi bé khóc, do đó bé biết bạn sẽ ở đó. Tuy nhiên, khi lớn hơn một chút, bé sẽ sớm nhận ra rằng nước mắt có thể được sử dụng như một “ưu thế”. Thậm chí, một đứa bé 9 tháng tuổi có thể nhớ rằng nó đã làm ầm lên tối hôm trước và mẹ đã để cho nó chơi cho đến khi ngủ thiếp đi.
Cách khắc phục: Mỗi khi bé khóc, mẹ nên xem lại “danh sách” những nguyên nhân có thể khiến con khóc. Liệu bé có đói không? Khát nước? Hay bị ướt do tè dầm? Nếu con chỉ khóc vì muốn bạn ở lại bên cạnh, mẹ có thể thử áp dụng biện pháp sau đây:
Khi rời khỏi phòng, mẹ có thể thử thiết lập một bộ đếm thời gian trong năm phút. Nếu bé vẫn còn khóc sau năm phút, mẹ nên quay trở lại và trấn an bé rằng không sao đâu con, sau đó thiết lập lại thời gian. Kiểm tra lại mỗi năm phút cho đến khi bé đã ngủ. Tối hôm sau, tiếp tục tạo bộ đếm thời gian cho khoảng mười phút. Đến đêm thứ hai, thứ ba, bé có thể ngủ dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia, khóc là một phần của con trẻ học làm cho bản thân bình tĩnh lại, và để con khóc không có nghĩa là bạn đang thờ ơ với chúng.

Trẻ sơ sinh khóc đêm, mẹ cứ bình tĩnh, không có gì là bất thường! Trong thời gian từ 6-8 tuần tuổi, ngoài thời gian ngủ, bé thường dành 3 tiếng để khóc mỗi ngày. Phần lớn khoảng thời gian này rơi vào ban đêm và trẻ sơ sinh khóc đem càng khiến các bà mẹ trở nên bối rối.
3/ Kéo dài thời gian cho ăn buổi tối
Thông thường, bé sẽ thức dậy vào cuối chu kỳ ngủ và nghĩ rằng mình cần bú hoặc ăn để tiếp tục ngủ. Và hầu hết các mẹ sẽ chọn việc trở dậy một cách mệt mỏi và cho con bú hơn là việc lắng nghe tiếng khóc nức nở của con. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa, với một đứa bé được 6 tháng tuổi, mẹ không cần thiết có các cữ bú giữa đêm, ngay cả khi con của bạn vẫn thức dậy và đòi ăn, thậm chí lớn tiếng và khóc lóc.
Việc ăn đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn mà còn ảnh hưởng đến các bữa ăn khác trong ngày của bé. Nó trở thành một vòng lẩn quẩn: bé nhận được quá nhiều calo vào ban đêm và không ăn được nhiều vào ban ngày, vì vậy bé luôn đói lại vào ban đêm. Thậm chí, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho ăn “ngoài giờ” còn có thể ảnh hưởng đến việc tập ăn dặm bằng bột hoặc ngũ cốc của bé.
Cách khắc phục: không cho ăn sau bữa tối để bé tập thói quen ăn nhiều hơn vào ban ngày. Để làm được điều đó, mẹ có thể cắt giảm dần khẩu phần ăn của bé hoặc số lần bạn cho con bú.

Ăn dặm kiểu Nhật: Thực đơn cho trẻ 5-6 tháng tuổi Mỗi ngày một lần, thực đơn ăn dặm của bé sẽ bắt đầu với một muỗng nhỏ cháo loãng, sau đó sẽ tăng dần số lượng khi bé quen dần. Còn gì nữa nhỉ? Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5-6 tháng tuổi sẽ có gì đặc biệt? Tham khảo ngay mẹ nhé!
4/ Cho bé thức khuya
Bạn nghĩ rằng việc để cho cục cưng của mình thức cho đến khi con không mở mắt nổi sẽ làm cho bé ngủ lâu và sâu hơn. Tuy nhiên, thực tế thì không thường như vậy.
Khi phải thức quá lâu, bé sẽ trở nên mệt mỏi. Hệ quả là bé cưng sẽ mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ và thường thức dậy nhiều lần hơn. Mặc dù theo một cách tự nhiên trẻ sơ sinh có thể đi ngủ muộn vì giấc ngủ của chúng khi đó còn lộn xộn. sau 3 hay 4 tháng đầu hoặc hơn, bé mới sẵn sàng đi ngủ vào khung giờ lúc 7 hoặc 8 giờ tối.
Cách khắc phục: Nếu con bạn ngủ sớm vào buổi tối, bạn có thể chuyển đổi bằng cách: tắm cho bé, mặc đồ ngủ cho con, và nói rằng chỉ 1 đêm thôi nhé. Mẹ cũng có thể chơi với bé hoặc những cách nào đó để kéo dãn thời gian ra 15 phút mỗi ngày đến khi đạt được mốc 7 giờ tối.
MarryBaby

Rạn da khi mang thai - Vết dấu của tình yêu thương vĩ đại 80% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Mỗi ngày cùng với sự lớn lên của con, những vết rạn xuất hiện như chứng tích của tình yêu thương và hạnh phúc làm mẹ.
-
Bật mí 7 điều thú vị về giấc ngủ của béTrẻ sơ sinh vẫn có thể ngủ trong một nơi ồn ào và được "cài đặt" để thức dậy vào mỗi đêm? Còn gì nữa nhỉ? Cùng tìm hiểu 7 điều thú vị về giấc ngủ trẻ sơ sinh sau đây nhé!
-
Chuẩn bị gì cho giấc ngủ của bé?Sẽ tuyệt vời biết bao nếu bé có thể tự đi ngủ đúng giờ, tự ru mình vào giấc ngủ và tự tin ngủ riêng trong nôi, giường hoặc gian phòng của mình mà không cần đến sự trợ giúp của ba mẹ. Việc cho bé...
-
Giấc ngủ của bé theo từng độ tuổiGiấc ngủ rất quan trọng đối với tất cả trẻ em và người lớn. Đó là khoảng thời gian để cả cơ thể và bộ não được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chuỗi hoạt động sôi nổi vào ngày hôm sau. Nếu không được...
Trầm cảm sau sinh là căn bệnh thường hay gắn liền với phụ nữ, đặc biệt nhất đối với người lần đầu làm mẹ. Theo đó, người mẹ sẽ trải qua hàng loạt những cảm xúc như hạnh phúc, vui mừng, lo lắng, buồn rầu, khóc lóc kéo dài…
Trầm cảm sau sinh từ sự vô tâm của chồng
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Giới underground Hà Nội hội ngộ khoe...Trên trang cá nhân, Emily chia sẻ những hình ảnh vợ chồng cô họp mặt với rất...
-
Giỗ tổ Hùng Vương và lễ 30-4, 1-5 người...Theo thông báo của Bộ LĐ-TB-XH về việc nghỉ lễ, tết năm 2019, người lao động...
-
Công chúng Anh chỉ trích thời trang bầu...Thời trang bầu của Meghan Markle rất tôn dáng, sang trọng và tinh tế. Tuy...
-
Đây là lý do, Lâm Khánh Chi quyết định...Hình ảnh cận mặt đáng yêu của quý tử đầu lòng nhà "mỹ nhân chuyển giới" Lâm...
-
Con gái mỹ nhân đẹp nhất Philippines...Marian Rivera và tài tử Dingdong Dantes đã tổ chức tiệc đón chào đứa con thứ...
Me Ori
Đọc sách cho con nghe trước khi ngủ hay và bổ ích lắm đó.
ME CUA BAO ANH
bế ngay khi con khóc vì xót con mà. hi
Mẹ Nha Đam
Mẹ không bế thì có ông bà!
Me Ori
Mình cũng không chịu nổi, bế ngay luôn đó mom
kim tân
hầu hết các mẹ đều mắc các sai lầm trên, có mẹ nào làm đúng không, giơ tay xem nào, hihi. đọc để khắc phục cho tập 2
Mẹ Nha Đam
Mình đứa đầu mắc hết, đứa sau khá hơn: không thức khuya, không bế ngay khi khóc!
Me Ori
Con mình chỉ được cái ngủ đúng giờ do mình tập bé từ đầu, còn cái không bế con khi con khóc mình không làm được