Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/01/2022

Gợi ý trò chơi dân gian cho trẻ mầm non phát triển kỹ năng

Gợi ý trò chơi dân gian cho trẻ mầm non phát triển kỹ năng
Những trò chơi dân gian không những giúp trẻ rèn luyện thể chất mà còn giúp trẻ phát huy khả năng phản xạ, phản đoán và cả tư duy logic...  Vậy còn chờ gì nữa mà không hướng dẫn những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non cực kỳ bổ ích sau nhé!

Không đòi hỏi dụng cụ, các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vẫn vô cùng thu hút với trẻ nhỏ bởi sự thú vị; rộn ràng và đặc biệt là có thể chơi cả khi ít và nhiều bạn.

1. Kéo cưa lừa xẻ – trò chơi dân gian cho trẻ tập thể dục mỗi ngày

Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này giúp bé vận động nhẹ nhàng, như một bài tập thể dục hàng ngày cho bé.

Cách chơi: Trò chơi này 2 bé có thể chơi với nhau hoặc có thể mẹ chơi với bé. Mẹ và bé ngồi đối diện nhau, dang chân ra, hai bàn chân chạm vào nhau, hai bàn tay nắm chặt nhau. Mẹ vừa hát vừa kéo tay đẩy qua đẩy lại, giống động tác hai người thợ ngồi hiệp sức cưa gỗ.

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ.

Độ tuổi thích hợp: Từ 2 tuổi trở lên. Đây là độ tuổi khả năng ngôn ngữ và vận động của bé đã khá tốt để hiểu được nhịp điệu, vần thơ và cách chơi.

2. Chi chi chành chành

Lợi ích: trò chơi dân gian cho trẻ này giúp trẻ rèn luyện tính phản xạ nhanh.

Cách chơi: Con xòe bàn tay và mẹ giơ ngón tay cái chỉ vào lòng bàn tay con, Lúc nay con và mẹ đọc to lời bài đồng dao:

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế

Dắt dế đi tìm

Ù à ù ập

Đóng sập cửa vào

Đọc đến chữ “sập” con nắm tay lại, mẹ rút tay ra thật nhanh. Nếu mẹ rút tay ra không kịp thì sẽ bị phạt.

Độ tuổi thích hợp: Từ 12 tháng. Đây là một trò chơi không đòi hỏi bé phải vận động nhiều nhóm cơ, chỉ cần bàn tay khéo là đủ.

3. Oẳn tù tì – trò chơi dân gian cho trẻ phát triển sự phản xạ

trò chơi dân gian cho trẻ

Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ này giúp rèn phản xạ nhanh và óc phán đoán.

Cách chơi:

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này có thể chơi khi có từ 2 bạn nhỏ trở lên, hai người giơ tay ra đồng thồi với câu hát “Oẳn tù tì, ra cái gì? Ra cái này!”.

Sau đó tất cả người chơi cùng xòe tay ra với các hình: dùi, búa, lá, kéo. Người thắng cuộc được tìm ra theo quy tắc sau: dùi đâm thủng lá; dùi khoan được kéo; kéo cắt được lá; búa nện được kéo, dùi; lá bao được búa.

Độ tuổi thích hợp: Từ 3 tuổi.

4. Thả đỉa ba ba

Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ giúp rèn khả năng vận động, sự nhanh nhạy.

Cách chơi: Vẽ một vòng tròn giữa sân hoặc giữa nhà để làm sông, sau đó, tất cả người tham gia đứng thành một vòng tròn vây quanh. Một người ở giữa đóng vai đỉa sẽ đọc bài:

Thả đỉa ba ba

Chớ bắt đàn bà

Phải tội đàn ông

Cơm trắng như bông

Gạo mềm như nước

Đổ mắm, đổ muối

Đổ chuối hạt tiêu

Đổ niêu nước chè

Đổ phải nhà nào

Nhà ấy phải chịu.

Vừa đọc, bé lần lượt vỗ vào từng bạn. Tiếng cuối cùng của bài rơi và người nào thì phải làm đỉa. Bạn nào làm đỉa thì không được vượt ra khỏi vòng tròn, còn các bạn còn lại thì phải chạy nhanh chân để không bị “đỉa” bám phải.

Độ tuổi thích hợp: Trò chơi thích hợp cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính.

>>>> Mẹ đã biết gì về Trò chơi cho bé: Kể chuyện và Đuổi bắt

5. Dung dăng dung dẻ – trò chơi dân gian cho trẻ vận động

Lợi ích: Đây là một trò chơi dân gian cho trẻ tương ứng với một bài thể dục nhẹ nhàng.

Cách chơi: Sắp xếp trẻ cao đứng giữa, các trẻ còn lại đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến cửa nhà trời

Lạy cậu lạy mợ

Cho cháu về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Ù à ù ập

Ngồi xập xuống đây.

Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp bài đồng dao.

Độ tuổi thích hợp: dành cho mọi lứa tuổi (chủ yếu là trẻ em), không phân biệt nam nữ.

6. Mèo đuổi chuột

trò chơi cho bé 5 tuổi mèo đuổi chuột

Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ này giúp bé vận động, rèn luyện sức khỏe.

Cách chơi:

Trò chơi này càng đông càng vui, ít nhất là 5-7 người. Một trẻ được chọn làm mèo và một trẻ được chọn làm chuột. Tất cả đứng thành vòng tròn, mèo và chuột đứng vào giữa, quay lưng vào nhau. Mọi người quanh vòng tròn tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu rồi hát:

Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Mèo chạy đằng sau

Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo

Co cẳng chạy theo, bắt mèo hóa chuột.

Khi những trẻ khác hát thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Nhưng mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo bắt được chuột thì mèo thắng, sau đó trẻ đổi vai mèo chuột cho nhau rồi chơi tiếp.

Độ tuổi thích hợp: các bé từ 5 tuổi trở lên chơi vì như thế sẽ tránh nguy hiểm khi trẻ đuổi bắt nhau hơn.

>>>> Giúp trẻ 5 tuổi phát triển kỹ năng học toán với những trò sau đây mẹ nhé!

7. Tập tầm vông

Lợi ích: Đây là một trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp bé rèn luyện khả năng quan sát và phán đoán.

Cách thức chơi: Một bạn ngồi đối diện với các bạn còn lại, tay cầm một món đồ nhỏ, giấu ra sau lưng để không ai biết bạn cầm món đồ đó bằng tay nào. Bỏ món đồ đó vào một tay rồi nắm hai tay lại, đưa ra trước mặt các bạn còn lại, vừa xoay tay vừa hát:

Tập tầm vông

Tay không tay có

Tập tầm vó

Tay có tay không

Tay nào không,

Tay nào có

Tay nào có

Tay nào không?

Cuối cùng, đưa tay ra để các bạn còn lại đoán xem món đồ nằm trong tay nào. Trò chơi lại được tiếp tục.

Độ tuổi thích hợp: Thích hợp cho các bé từ 18 tháng.

8. Ếch dưới ao

trò chơi cho bé ếch dưới ao

Lợi ích: Đây là một trong số các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp:

  • Rèn luyện cho trẻ kỹ năng đi, nhảy, di động, né tránh.
  • Hình thành tố chất nhanh nhẹn, sức bật cùng sự khéo léo.
  • Tinh thần đồng đội cùng sự mạnh dạn.
  • Hiểu biết thêm về môi trường một con vật cũng như hoạt động của con người.

Cách thức chơi:

Cô giáo hãy vẽ một vòng tròn lớn giữa sân làm ao và trẻ sẽ đứng thành vòng tròn làm ếch. Cho một trẻ đứng cách vòng tròn khoảng 3 – 4 mét, tay cầm một cái que nhỏ giả làm người đi câu ếch. Khi nghe giáo viên vỗ tay báo hiệu trì chơi bắt đầu thì những bạn làm ếch đồng thanh hát bài ca:

Ếch ở dưới ao

Vừa ngớt mưa rào

Nhảy ra bì bọp

Ếch kêu ộp ộp

Ếch kêu ặp ặp

Thấy bác đi câu

Rủ nhau trốn mau

Ếch kêu ộp ộp

Ếch kêu ặp ặp

Các con ếch từ trong ao vừa hát vừa nhảy ra ngoài vòng tròn ao để lên bờ. Khi đó, người đi câu sẽ đuổi theo, dây câu chạm vào vai trẻ nào thì trẻ ấy phải thay thế vai người đi câu ếch. Con ếch nào đã kịp nhảy lại ao thì sẽ không bị câu nữa.

Độ tuổi thích hợp: dành cho tất cả mọi người, do vậy, không giới hạn độ tuổi tham gia trò chơi.

>>>> Mẹ cần phải làm gì khi trẻ mầm non bị khó ngủ? Tìm hiểu ngay!

9. Thả đỉa ba ba

Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ này rèn khả năng vận động nhanh nhẹn; tăng cường tính hòa đồng khi được vui chơi cùng mọi người xung quanh.

Cách thức chơi:

Trẻ chơi từng nhóm hoặc cả lớp và những thành viên tham gia sẽ đứng thành vòng tròn giữa sân.

Cô giáo sẽ chọn một bạn làm “đỉa”. Sau khi chọn xong, cả nhóm sẽ cùng đọc bài đồng dao “Thả đỉa ba ba”

Thả đỉa ba ba

Chớ bắt đàn bà

Phải tội đàn ông

Cơm trắng như bông

Gạo mềm như nước

Đổ mắm. đổ muối

Đổ chuối hạt tiêu

Đổ niêu nước chè

Đổ phải nhà nào

Nhà ấy phải chịu

Người làm đỉa đi xung quanh vòng tròn và cứ mỗi tiếng người làm đỉa lại lấy tay chỉ vào một bạn, bắt đầu tiếng thứ nhất chỉ vào mình và tiếng thứ hai người kế tiếp, rồi lần lượt đến người thứ 2, thứ 3… Nếu chữ đỉa cuối cùng rơi vào em nào thì em đó phải sẽ đứng lại “sông” làm đỉa, còn những em khác thì chạy nhanh lên “hai bờ sông”, nếu người nào chậm chân bị “đỉa” bám ở dưới “sông” thì phải xuống “sông” làm đỉa, còn người làm “đỉa” lại được lên bờ. Và cứ như thế trò chơi lại tiếp tục…

Độ tuổi thích hợp: thích hợp cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính.

10. Rồng rắn lên mây – trò chơi dân gian cho trẻ phát triển khả năng phối hợp

Lợi ích:

  • Khi chơi trò chơi dân gian cho trẻ rồng rắn lên mây; trẻ được hoạt động tập thể, vận động thân thể vừa phải; luyện khả năng vận động nhanh nhẹn.
  • Trẻ phát triển ngôn ngữ: nhớ lời đồng dao và đọc đúng theo nhịp của bài đồng dao có 4 từ có vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc.

Cách thức chơi:

  • Cô giáo sẽ cho 1 trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ.
  • Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân và vừa đi vừa đọc:

Rồng rắn lên mây

Có cái cây lúc lắc

Có cái nhà điểm binh

Có ông chủ ở nhà không?

Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” thì trẻ dừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” thì trẻ sẽ đi tiếp, cũng vừa đi vừa đọc những câu như trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.

Ông chủ: Cho xin khúc đầu?

Cả nhóm: Những xương cùng xẩu

Ông chủ: Cho xin khúc giữa?

Cả nhóm: Chả có gì ngon

Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?

Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” sẽ chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm sẽ dang hai tay che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu trẻ làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thỉ trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.

Độ tuổi thích hợp: Đây là trò chơi dành cho tất cả các bé. Tuy nhiên, do yêu cầu trò chơi phải chạy nên những trẻ từ 4-5 tuổi trở lên sẽ phù hợp.

>>>> Mẹ có thể xem thêm trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Hy vọng bé sẽ có một khoảng thời gian đầy ý nghĩa với các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non gợi ý nêu trên.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Children’s Folk Games as Customs

https://www.jstor.org/stable/1499979

Ngày truy cập: 22/01/2022

Folk Games

https://www.tshaonline.org/handbook/entries/folk-games

Ngày truy cập: 22/01/2022

Playing people games

https://www.hanen.org/SiteAssets/Helpful-Info/Articles/people-games-handout_1-0-1.aspx

Ngày truy cập: 22/01/2022

Contribution Of Game Traditional To Relationship Social Relations Of Children Schools

https://ojs3.unpatti.ac.id/index.php/edusciences/article/view/2191

Ngày truy cập: 22/01/2022

Traditional games in elementary school: Relationships of student’s personality traits, motivation and experience with learning outcomes

https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0202172

Ngày truy cập: 22/01/2022

x