Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/04/2016

Sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất

Sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất
Có nhiều loại hóa chất được dùng trong gia đình như các loại xà phòng tắm, dầu gội đầu, hóa chất giặt tẩy,… tất cả đều có nguy cơ gây hại cho trẻ. Uống nhầm các loại hóa chất gia dụng là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc hóa chất

Dấu hiệu về tiêu hóa: Trẻ bị đau họng, buồn nôn và nôn, môi và lưỡi đỏ, phồng rộp, chảy máu, đau khu trú vùng thượng vị, mũi ức hoặc đau lan tỏa khắp bụng.

Dấu hiệu về hô hấp: Trẻ bị khó thở, thở nhanh, mặt tím tái, cánh mũi phập phồng, co kéo cơ hô hấp ở cổ, hõm ức là các biểu hiện của suy hô hấp. Ngoài ra có thể nghe thấy tiếng thở rít do co thắt thanh quản.

Các dấu hiệu khác: da tái lạnh, nhợt nhạt, có khi nổi các vân tím; trẻ bị ngộ độc hóa chất có thể bị rối loạn ý thức, hốt hoảng la khóc, nhưng cũng có thể hôn mê.

Cách sơ cứu

Trước tiên, cho trẻ uống nước hoặc sữa để pha loãng độc chất. Hầu hết các trường hợp uống nhầm phải hóa chất gia dụng như: xà phòng tắm, dầu gội đầu, nước rửa bát, chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa để pha loãng hóa chất, làm giảm kích thích niêm mạc. Cho trẻ uống nhiều nhưng phải từ từ để tránh bị sặc.

Tiếp theo, nếu trẻ tỉnh táo, không rơi vào tình trạng hôn mê, cần tiến hành gây nôn cho trẻ. Lấy khoảng 200 – 300ml nước muối 0,9% cho trẻ uống, rồi ngoáy họng bằng tay để trẻ nôn ra hóa chất. Không gây nôn khi uống các hóa chất ăn mòn mạnh (acid, bazơ hoặc xăng dầu)

Ngoài ra, có thể dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc. Nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat để tạo phản ứng kết tủa, hạn chế sự ảnh hưởng của chất độc.

Sau khi sơ cứu cho trẻ, cha mẹ cần trấn an để trẻ không sợ hãi, hợp tác để giúp tìm hiểu và xử trí chính xác. Kiểm tra các hóa chất trong nhà để xác định tên hóa chất mà trẻ đã uống phải, hỏi trẻ nhiều lần để xác định và kiểm tra các thông tin về loại hóa chất, số lượng, thời gian uống và các thông tin liên quan khác.

Khi đã được sơ cứu nhưng trẻ vẫn trong tình trạng suy hô hấp, mạch đập bất thường, tụt huyết áp, vã mồ hôi, cần nhanh chóng chuyển đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Sơ cứu khi bé bị ngộ độc hóa chất
Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện nếu bé có dấu hiệu bị ngấm hoá chất độc hại.

Phòng tránh ngộ độc hóa chất cho bé

Các hóa chất gia dụng phải được để tại những nơi kín đáo, xa tầm với của trẻ em. Những chất có độc tính cao (các dung môi pha sơn, các hóa chất diệt côn trùng như thuốc xịt muỗi…) cần để ở những nơi riêng biệt, có khóa, không để trẻ em lấy được.

Không đựng các đồ uống vào các chai lọ trước đây đã đựng hóa chất. Ngược lại không đựng các hóa chất vào các vỏ chai vốn đựng nước uống dễ gây nhầm lẫn.

Không để bất cứ loại hóa chất nào trong khu vực các bé thường vui chơi qua lại. Đặc biệt, không để trẻ tự chơi một mình.

TT

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x