Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phan Kim Ngọc Anh
Thông tin kiểm chứng bởi Lan Quan
Cập nhật 2 ngày trước

Cùng con học toán lớp 1: Phép cộng trong phạm vi 10 đơn giản!

Cùng con học toán lớp 1: Phép cộng trong phạm vi 10 đơn giản!
Bé nhà bạn sắp vào lớp 1 và con đang bối rối chưa biết cách làm phép toán cộng? MarryBaby đã tỏng hợp các mẹo giúp bé học toán dễ như ăn snack. Mời các bố mẹ cùng tham khảo!

Bạn có biết, phép cộng là một trong những phép tính nền tảng giúp trẻ phát triển tư duy toán học ngay từ lớp 1? Từ những bài tập phép cộng trong phạm vi 10 đơn giản, trẻ sẽ được rèn cách tập ghi nhớ, khả năng suy luận, sự tập trung.

Để hướng dẫn con làm quen và hiểu về phép cộng, các bậc cha mẹ cùng cần xem lại khái niệm cơ bản về phép tính này. Từ đó, bạn có thể phát triển những bài tập cộng phù hợp cho con. Những bài tập đơn giản lúc bắt đầu thường là các phép cộng trong phạm vi 10, để con có thể thực hiện tính toán bằng cách trực quan là đếm các ngón tay.

Khái niệm cơ bản về phép cộng

Phép cộng là phép tính để tìm ra tổng giá trị của hai hoặc nhiều chữ số thành phần bị cộng. Trong toán học, đây là phép tính mở đầu cho nhiều phép tính khác phức tạp hơn như nhân, chia hay phát triển thành các bài toán logic.

Với học sinh lớp 1, phép cộng trong phạm vi 10 thường liên quan đến việc cộng 2 số để tính tổng giá trị, kết quả không vượt quá 10 đơn vị. Ví dụ, bài toán có thể như sau bé có 3 cây kẹo và được cho thêm 2 cây nữa, bé sẽ tính 3 + 2 = 5. Việc hình dung những đồ vật cụ thể, hoặc dùng thẻ số, viên bi, thậm chí kẹo bánh, đều có thể giúp trẻ hiểu rõ nguyên lý “cộng là gộp”.

Một khía cạnh khác để mô tả về phép cộng là chúng vận hành theo nguyên tắc bù trừ, chẳng hạn 4 + 6 = 10 thì có thể giải nghĩa là 4 “còn thiếu” 6 để làm tròn thành 10. Đó là lý do nhiều phụ huynh và giáo viên khuyến khích trẻ học các cặp số bổ sung tròn 10 như 3 và 7, 2 và 8, 4 và 6 để dần nhận biết và thực hiện phép tính nhanh hơn.

Cách thức thực hiện phép cộng trong phạm vi 10

Phép cộng trong phạm vi 10 chủ yếu tập trung vào việc giúp trẻ thông thạo các phép tính cơ bản và tránh nhầm lẫn khi nâng cao dần đến các bài khó hơn. Sau đây là hai yếu tố nổi bật cần chú ý:

Cách thức ghi nhớ các phép cộng cơ bản

Phép cộng trong phạm vi 10

Để ghi nhớ, rất nhiều chuyên gia gợi ý phương thức kết hợp nghe, nhắc và thực hành. Khi bé tập trung nhẹ nhàng, không bị áp lực, việc ghi nhớ trở nên tự nhiên và ít gây chán nản. Các mẹo phổ biến bao gồm:

  • Dạy bé nhận diện “cặp số” (như 1 và 9, 2 và 8…) vì mỗi cặp gộp lại sẽ tạo thành 10.
  • Sử dụng hình ảnh minh họa hoặc que tính, bóng đèn điện tử hoặc thậm chí các hình khối LEGO để trẻ tương tác trực tiếp.
  • Áp dụng nguyên tắc “học đi đôi với hành”: bé thực hành phép cộng trên các đối tượng quen thuộc xung quanh như ngón tay, bánh kẹo, bút màu hoặc đồ chơi.
  • Ngoài ra, hoạt động rèn luyện não bộ cho trẻ thường xuyên với các bài tập đơn giản sẽ kích thích quá trình phát triển nhận thức đáng kể. Theo thời gian, trẻ có thể hình thành khả năng tính nhẩm nhanh và phản xạ tốt với các phép tính logic.

    Tầm quan trọng của việc thực hành phép cộng

    Thực hành chính là “chìa khóa” để biến kiến thức thành kỹ năng. Khi trẻ thường xuyên làm bài tập cộng, não bộ sẽ dần hình thành thói quen xử lý con số một cách tự nhiên. Bạn có thể nghĩ, chỉ vài phép tính 1 + 2 hay 3 + 4 thì có gì to tát? Thật ra, đó lại là nền tảng giúp bé phát triển khả năng phân tích, phản xạ và thậm chí chuẩn bị cho những môn học liên quan đến tính toán phức tạp hơn.

    Như nhiều chuyên gia giáo dục chia sẻ, việc thực hành đều đặn cũng giúp trẻ không bị “quên” kiến thức. Thay vì học thuộc lòng, trẻ nên xen kẽ giữa làm bài tập, trao đổi với bạn bè và nghe giảng từ giáo viên để củng cố trí nhớ. Thực hành tại nhà, ở lớp hoặc thông qua trò chơi tương tác đều là những lựa chọn lý tưởng.

    Các phương pháp giảng dạy phép cộng hiệu quả

    Phép cộng trong phạm vi 10

    Trẻ em thường dễ tiếp thu khi cảm thấy thích thú thay vì cảm giác bị bắt ép học. Vì thế, các phương pháp giảng dạy cần hướng đến môi trường vui vẻ, thân thiện và gần gũi nhất có thể.

    Bạn có thể sử dụng đồ dùng hay các trò chơi để dậy trẻ học phép tính cộng. Phương pháp này hướng đến tinh thần “chơi mà học”. Thay vì làm bài tập trên giấy một cách máy móc, nhàm chán, bạn có thể thử biến hóa một chút hình thức làm phép tính như:

    • Sử dụng các thẻ số có màu sắc sặc sỡ để giúp bé nhớ được con số và phép cộng.
    • Tận dụng trò chơi như “bắt cặp số” hoặc cờ cá ngựa có gắn thêm quy tắc cộng để di chuyển.
    • Chơi nhập vai “người bán hàng” và “khách mua hàng” để trẻ thực hiện các phép tính.

    Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng, chủ động hơn, không sợ học toán và phát triển cả kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm cùng bạn bè, người thân.

    Lợi ích của phép cộng trong phạm vi 10 đối với học sinh

    Khi thành thạo phép cộng trong phạm vi 10, trẻ không chỉ nhanh nhạy mỗi về tính toán, mà còn có nhiều phát triển các kỹ năng tư duy khác.

    1. Cách phát triển kỹ năng tính toán phản xạ

    Thường xuyên cộng số trong phạm vi nhỏ giúp trẻ phát triển thói quen “tính nhẩm”, dần dần sẽ không cần dùng đến que tính hay giấy bút. Kỹ năng này được gọi là “tính nhẩm phản xạ”. Khi đó, chỉ cần đọc đề 3 + 5, trẻ đã hình dung ngay ra đáp án là 8.

    Một nghiên cứu về hoạt động nhận thức sớm cho thấy, rèn luyện thói quen phản xạ nhanh với các phép tính cơ bản sẽ tác động tích cực đến khả năng giải quyết vấn đề. Khi phải xử lý nhiều phép tính liên tục, trẻ ít bị bối rối, tự tin hơn và dễ mở rộng sang những dạng toán có độ khó tăng dần.

    2. Phép cộng và tư duy logic trong toán học

    Phép cộng cũng là tiền đề của tư duy logic. Nhờ hiểu “cộng” là “kết hợp” hay “gộp vào”, trẻ sẽ sớm nhận ra sự liên quan của phép cộng tới các cấu trúc phức tạp hơn. Ví dụ, khi đọc một đề toán dài có yếu tố bối cảnh, câu chuyện, trẻ cần phải đọc hiểu nội dung, nhận biết các từ khóa “thêm”, “cho vào”, “nhận lấy” để biết rằng nên thực hiện phép tính cộng.

    Khi trẻ hiểu rõ về khái niệm của phép cộng cũng như các phép tính cơ bản, nhiều bài toán nâng cao hơn trong môn đại số hoặc hình học cũng sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn.

    Cách áp dụng phép cộng vào thực tế

    Phép cộng trong phạm vi 10

    Bạn đang băn khoăn làm sao để bé không quên ngay phép toán khi ra khỏi lớp học? Hãy thêm toán học vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày để con cảm thấy điều này gần gũi, thực tế và cần thiết.

    Một số hoạt động vận dụng phép cộng trong cuộc sống hàng ngày mà cha mẹ có thể thử:

    • Cùng bé đếm các vật dụng quen thuộc trong nhà, chẳng hạn như “Trong tủ lạnh còn 3 quả táo, mẹ mới mua thêm 2 quả, vậy tổng cộng chúng ta có mấy quả táo?”.
    • Tính thời gian như “Chúng ta có 5 phút chuẩn bị, nếu thêm 3 phút nữa thì tổng thời gian là bao nhiêu?”.
    • Đi chợ hoặc siêu thị và thử yêu cầu bé tính thử tổng số món hàng hoặc tính tiền những món đồ chơi đơn giản.

    Các tình huống sinh hoạt quen thuộc để giúp bé “cọ xát” với phép cộng sẽ tránh nhàm chán và giúp con nhớ bài lâu hơn. Cách này giúp bé biết rằng toán học không chỉ nằm trong vở bài tập, mà còn hiện hữu mọi lúc mọi nơi.

    4 dạng bài tập giúp bé học phép cộng trong phạm vi 10 tốt hơn

    Sau khi đã dạy trẻ nắm rõ những kiến thức nền tảng về chữ số, bố mẹ hãy cùng con thực hành các dạng bài tập sau để nâng cao sự nhanh nhạy khi tính toán cho trẻ nhé!

    1. Đếm số vật và điền vào ô trống

    Với đồ vật bất kỳ: quả cam, chiếc bánh, cái nhà, cái xe,… hãy cho trẻ đếm và thực hiện phép cộng trong phạm vi 10. Sau khi có đáp án đúng, bạn hướng dẫn trẻ điền vào ô trống bên dưới.

    Các dạng toán cộng trong phạm vi 10 này giúp con nhận diện được đồ vật, số lượng cũng như tổng đồ vật sau khi thực hiện phép tính.

    Phép cộng trong phạm vi 10

    2. Kết hợp với số 0

    Kết hợp số 0 với các dạng toán cộng trong phạm vi 10 giúp trẻ nhận diện số tốt hơn. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ học phép cộng trong phạm vi 10 khi kết hợp các con số với số 0. Ví dụ: 0 + 5 = ?, 7 + 0 = ?, 10 + 0 = ?…

    Bài tập này giúp con nhận diện số 0 khi thực hiện phép tính cộng với 1 số bất kỳ trong phạm vi 10 đều bằng chính nó. Lý thuyết này rất tốt cho con khi học đến các bài tập nâng cao.

    >> Cha mẹ có thể tham khảo: Chuẩn bị vào lớp 1: Cách dạy đọc – viết dễ hiểu cho bé

    3. Điền vào ô trống

    Dạng bài tập này rất quen thuộc khi con học phép cộng trong phạm vi 10. Việc điền số thích hợp vào ô trống giúp con có thể tính nhẩm nhanh chóng.

    Phép cộng trong phạm vi 10

    4. Viết phép tính thích hợp

    Ngoài việc thực hiện phép tính đúng, với dạng bài tập viết phép tính đúng giúp con tăng khả năng quan sát hình ảnh và phán đoán nhanh nhẹn.

    Còn rất nhiều dạng bài tập có thể giúp trẻ hoàn thành xuất sắc bài học phép cộng trừ trong phạm vi 10. Và bảng phép tính dưới đây sẽ giúp con làm quen nhanh hơn với phép cộng và trừ.

    Phép cộng trong phạm vi 10

    5. Bài tập phép tính cộng trừ trong phạm vi 10

    Phép cộng trong phạm vi 10

    Bảng phép tính cộng trừ trong phạm vi 10

    Trẻ học lớp 1 trong đang trong độ vàng phát triển các kỹ năng về trí tuệ. Chính vì thế, bố mẹ hãy giúp con tự thiết lập các mục tiêu đạt được, trong đó có bảng phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.

    Bố mẹ hãy nhắc nhở, hỗ trợ con đọc bảng phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 dưới đây 3 lần/ngày nhé. Việc lặp đi lặp lại bảng phép tính này giúp con ghi nhớ tốt phép tính cộng – trừ và có thể nhẩm nhanh đáp án bất kỳ lúc nào được ra đề.

    1. Bảng phép tính cộng trong phạm vi 10

    Phép cộng trong phạm vi 10

    2. Bảng phép tính trừ trong phạm vi 10

    Phép trừ rong phạm vi 10

    Như vậy, phép cộng trong phạm vi 10 thực sự quan trọng, bởi nó là viên gạch đầu tiên trong quá trình học toán của trẻ. Khi con đã quen thuộc và tự tin, những phép tính nâng cao sau này sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.

    Bạn có thể cân nhắc những cách sau để hỗ trợ quá trình học cho trẻ:

    • Tạo môi trường học vui vẻ, thân thiện, tránh áp lực điểm số.
    • Tận dụng đồ dùng quen thuộc và trò chơi để biến đồng hành cùng con thành niềm vui.
    • Kết hợp trao đổi, thảo luận và thực hành hằng ngày, thay vì chỉ ôn tập theo khuôn mẫu.
    • Tìm tài liệu tham khảo về các dạng bài tập tính đa dạng, vui nhộn.

    Hãy luôn khuyến khích và đồng hành cùng bé để xây dựng nền tảng toán học vừa chắc chắn vừa hứng khởi. Niềm vui học tập sẽ là động lực lớn giúp trẻ duy trì đam mê và tự tin khẳng định mình, từ những bài tập phép cộng trong phạm vi 10 đến những bài toán nâng cao sau này.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Bảng cộng trừ trong phạm vi 10 và cách dạy bé học hiệu quả

    https://babilala.vn/goc-toan-hoc/bang-cong-tru-trong-pham-vi-10-va-cach-day-be-hoc-hieu-qua/ Ngày truy cập 14/5/2025

    Các phép toán cộng trong phạm vi 10

    https://www.traimoxanh.com/wp-content/uploads/2014/03/Phep-cong-pham-vi-10.pdf Ngày truy cập 14/5/2025

    Addition Strategies Progression https://www.maine.gov/doe/pl/math/addition Ngày truy cập 14/5/2025

    Addition and subtraction: bridging 10 https://www.ncetm.org.uk/media/x51ltghh/ncetm_mm_sp1_y2_se11_teach_final-ys2.pdf Ngày truy cập 14/5/2025

    What is addition? https://www.bbc.co.uk/bitesize/articles/z8hyfrd Ngày truy cập 14/5/2025

    Teaching Your Child the Addition Facts to 20 https://kateshomeschoolmath.com/teaching-addition-facts-to-20/ Ngày truy cập 14/5/2025

    x