Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 19/07/2023

Khủng hoảng tuổi lên 2: Cách chế ngự những cơn "ăn vạ"

Khủng hoảng tuổi lên 2: Cách chế ngự những cơn "ăn vạ"
Tuổi lên 2 là một cột mốc đáng nhớ với mỗi đứa trẻ và với cả gia đình. Con đã lớn khôn, đã bắt đầu nói rõ từng câu ngắn, hiểu về thế giới xung quanh mình, và bắt đầu "ăn vạ" khi con muốn. Đây là một biểu hiện mà hầu hết mọi người vẫn gọi tên là "khủng hoảng tuổi lên 2".

Nuôi dạy con tuổi lên 2 không dễ dàng, đặc biệt vào thời điểm trẻ phát triển cả về não bộ lẫn thể chất. Ở độ tuổi này, trẻ còn quá nhỏ để đưa ra những hình phạt hay hiểu về nguyên tắc cứng rắn. Những lần mè nheo, ăn vạ… là những khủng hoảng tuổi lên 2 làm nhiều mẹ ám ảnh nhất.

1. Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 2 (terrible two) giai đoạn phát triển mà bé trải qua sự thay đổi nhanh chóng về tâm lý khi con muốn tự lập hơn.

Đặc điểm của trẻ 2 tuổi đó là muốn tự mình khám phá nhiều thứ; có sự tự ý thức về bản thân cao hơn và muốn bắt đầu tự làm tất cả. Do bé mong muốn được làm nhiều thứ ngoài khả năng; khi không được làm hoặc không thể làm; bé thường dễ cáu gắt, khó chịu.

Mẹ sẽ thấy những cụm từ “không” và những lần tự nhiên nằm ăn vạ xuất hiện nhiều hơn. Bé làm những hành động đó để đạt được điều mình muốn hoặc đối phó với thứ mình không muốn.

2. Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 có thể bắt đầu từ lúc 1 tuổi và kéo dài đến khi bé được 3 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển bình thường của trẻ; cũng như là cơ hội tốt để bé được học cách tiết chế cảm xúc của mình.

Theo đó, bé cần sự kiên nhẫn của cha mẹ để vượt qua; hãy cùng xem những dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2 để biết cách hỗ trợ con kịp thời nhé.

Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu?
Khủng hoảng tuổi lên 2 kéo dài bao lâu? Từ 1-4 tuổi

3. Dấu hiệu khi bé trải qua khủng hoảng tuổi lên 2

Các biểu hiện rõ rệt nhất của khủng hoảng tuổi lên 2 đó là sự tức giận; sự thay đổi tâm trạng đột ngột từ vui vẻ sang cáu gắt; hay bé khóc lóc, la hét mỗi khi không hài lòng.

Ngoài ra, cha mẹ còn có thể thấy các dấu hiệu như:

  • Đá, nhổ hoặc cắn khi tức giận.
  • Bé đang vui vẻ bỗng dưng khóc nức nở.
  • Có thể đánh nhau với anh chị em hoặc bạn bè nhiều hơn.

Mỗi đứa trẻ sẽ có biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2 khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý phân biệt các biểu hiện trên với các vấn đề hành vi của trẻ. Khủng hoảng tuổi lên 2 sẽ không gây ra các hệ lụy về sức khỏe thể chất; hay sự phát triển bình thường của bé.

Các vấn đề hành vi của bé cha mẹ cần chú ý cho con đi thăm khám:

  • Bé giận giữ tới mức làm tổn thương chính mình.
  • Trung bình, mỗi lần bé giận kéo dài hơn 25 phút.
  • Bé không có khả năng bình tĩnh lại sau khi tức giận.
  • Bé nổi giận từ 10-20 lần/ngày; có hành vi hung hăng, bạo lực.

Qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ sẽ dần điều tiết được hành động. Nhưng trước khi trẻ ngoan, mẹ cần có chiến lược cụ thể để hạn chế những lần nằm khóc vô cớ của trẻ.

4. Cách xử lý khi trẻ trải qua khủng hoảng tuổi lên 2

Cách khắc phục khủng hoảng tuổi lên 2 về cơ bản cha mẹ cần giữ bình tĩnh; cố gắng chuyển hướng sự chú ý của trẻ khi mẹ đang bực mình; hoặc phớt lờ nếu bé không chuyển sự chú ý.

Khéo léo trong từng tình huống ứng xử với trẻ vừa giúp mẹ chế ngự biểu hiện ăn vạ; vừa giúp trẻ hiểu “không phải cứ muốn là được”.

4.1 Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn

Dù đang rất “nổi điên” với từng hành động ăn vạ của trẻ nhưng mẹ cũng cần bình tĩnh và kiên nhẫn với con. Hãy để trẻ một mình, mẹ ngồi gần đó và làm việc riêng. Dĩ nhiên mẹ vẫn dành sự quan tâm cho trẻ, nhưng hãy giữ thái độ bình thản, vui vẻ và có thể lờ trẻ đi.

Mẹ càng bình thản bao nhiêu, khả năng trẻ sớm “bình thường trở lại” càng nhanh bấy nhiêu. Nếu mẹ sợ trẻ khóc lâu sẽ khan tiếng, hay sợ con đói; trẻ đã thành công. Bởi vì trẻ không phải do đau, đói mà khóc; mà chỉ là ăn vạ thôi.

4.2 Nói chuyện khi trẻ bình tĩnh

Khi trẻ đang ở giữa cơn ăn vạ, mẹ không cần đưa ra bất kỳ bình luận hay những lời quát mắng nào. Chỉ đến khi trẻ hết giận, mẹ mới bắt đầu nói chuyện và bình thường hóa quan hệ. Sau 2-3 lần lặp lại như thế, trẻ sẽ tự hiểu là cơn làm mình làm mẩy của mình không hiệu quả mà chỉ tự làm mình mệt hơn.

>> Xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

4.3 Không kẻ đấm người xoa

Khi bé đang trải qua khủng hoảng tuổi lên 2, các thành viên trong gia đình cần thống nhất một quan điểm dạy trẻ. Không thể mẹ làm lơ mà cha lại dỗ dành, hay cha mẹ đồng ý điều này nhưng ông bà lại không làm theo. Điều này chỉ tạo thêm cơ hội cho trẻ mè nheo.

Ngoài ra, nếu con trẻ thường xuyên ăn vạ ở nơi công cộng để đòi mua món đồ nào đó hoặc làm việc trẻ thích; mẹ cũng cần tập làm lơ và bỏ đi. Tâm lý chung của 2 tuổi đó là sẽ sợ bị bỏ rơi và chạy theo. Trong trường hợp này, mẹ cần kín đáo quan sát vì nơi đông người có nhiều hành động nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu trẻ nhất quyết ăn vạ; mẹ nên ở bên cho đến khi con bình tĩnh để nói chuyện.

Khủng hoảng tuổi lên 2 hay lên 3 hay lớn hơn nữa, đều có cách ứng xử riêng để hạn chế. Chỉ cần mẹ kiên nhẫn và bình tĩnh, mọi chuyện sẽ được giải quyết.

4.4 Hãy phớt lờ bé khi cần thiết

“Màn diễn” mè nheo, khóc lóc hay giận dữ của bé sẽ tự động chấm dứt khi không có khán giả. Tuy nhiên, nếu bé có những hành động như cắn hay đánh người khác thì mẹ cần phải can thiệp.

Mẹ cần chỉ cho bé biết con có quyền biểu lộ cảm xúc, nhưng không thể bằng cách làm đau người khác.

4.5 Cố gắng tìm nguyên nhân đích thực

Khi con phản ứng và hành động cực đoan, mẹ đừng vội quở trách con mà hãy tìm nguyên nhân thực sự đằng sau. Khi bé mệt, đói, buồn chán hay quá phấn khích, những hành vi quá đà sẽ xảy ra; không chỉ do khủng hoảng tuổi lên 2.

Do đó, mẹ hãy hỏi thăm bé và quan sát xem con đang thật sự cần điều gì.

>> Mẹ xem thêm: Thực đơn cho trẻ 2 tuổi giúp con lớn nhanh như Thánh Gióng

4.6 Chuyển hướng

Dù bé đang nóng giận và tỏ ra quyết tâm thể hiện mình, mẹ vẫn có thể khiến con chuyển sự chú ý sang một trò chơi hay hoạt động thú vị nào đó. Mẹ có thể việc chuyển con sang một hoạt động vui chơi hay tìm hiểu như lội nước, đắp; hoặc sử dụng kẹo ngọt hay hứa hẹn về một phần quà nào đó.

4.7 Sắp xếp thời gian biểu hợp lý

Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, mẹ có thể thấy bé có xu hướng thích làm ầm ĩ khi mẹ cần tập trung cho một công việc nào đó. Để thay đổi tình thế, mẹ nên tránh làm việc riêng khi con đói, mệt hay cần được dỗ ngủ.

Khi bé bị bệnh cũng vậy, hầu như mẹ sẽ chẳng thể mở mail hay soạn thảo văn bản vì con sẽ luôn “bám” lấy. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị trước bằng cách nói với bé mình sẽ chuẩn bị rời đi, mẹ mong bé sẽ chơi đồ chơi một mình trong khoảng 30 phút… để con học được cách tôn trọng sự riêng tư của ba mẹ.

4.8 Khen chê đúng lúc

Lời khen có tác dụng rất tích cực với trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cần đưa ra lời khen khi bé đã thể hiện thái độ và hành động tốt.

Bên cạnh đó, để vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2 cùng con, mẹ nên dành thời gian trong ngày để chỉ cho bé những hành động chưa tốt và hướng sửa đổi; không nên quá nặng lời khi nhận xét bé đang làm những gì chưa tốt.

4.9 Dứt khoát và rõ ràng

Hành động của trẻ nhỏ thay đổi liên tục nên mẹ cần nhắc nhở con ngay khi có thể. Khi những hành động đã bước vào giai đoạn thoái trào, bé sẽ trở lại bình thường như chưa từng có gì xảy ra.

Đối với mẹ cũng vậy, khi đã nhắc nhở hành vi xấu của con và bé đã ghi nhớ; đừng tiếp tục lặp lại mà hãy tiếp tục tận hưởng cuộc sống cùng con yêu.

>> Xem thêm: 25 bài thơ hay và ý nghĩa cho bé 2 tuổi học nói siêu nhanh

Tóm lại về khủng hoảng tuổi lên 2

Khi trải qua khủng hoảng tuổi lên 2 cùng con, mẹ cần nhắc nhở bản thân rằng trẻ đang trong giai đoạn phát triển bình thường. Bé không cố tình chống đối lại mẹ; bé chỉ cố gắng thể hiện sự độc lập khi chưa phát triển đầy đủ các kỹ năng giao tiếp.

Bằng cách chấp nhận những thay đổi mà con đang trải qua và thể hiện sự tôn trọng đối với nhu cầu của chúng; đồng thời giữ vững giới hạn của mình, mẹ có thể giúp con mình vượt qua giai đoạn khó khăn này và giúp xây dựng sự tự tin cho bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. I’ve heard a lot about the terrible twos. Why are 2-year-olds so difficult?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/terrible-twos/faq-20058314
Ngày truy cập: 21.04.2023

2. Understanding the terrible twos: A longitudinal investigation of the impact of early executive function and parent–child interactions
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/desc.12979
Ngày truy cập: 21.04.2023

3. Relations between toddler expressive language and temper tantrums in a community sample
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0193397318303411?via%3Dihub
Ngày truy cập: 21.04.2023

4. Tips to Help You Survive Your Toddler’s ‘Terrible Twos’
https://health.clevelandclinic.org/tips-help-you-survive-your-toddlers-terrible-twos/
Ngày truy cập: 21.04.2023

5. Emotional Development: 2 Years Old
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/Emotional-Development-2-Year-Olds.aspx
Ngày truy cập: 21.04.2023

x