Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/12/2020

“Tay không” kích thích trí não con phát triển

“Tay không” kích thích trí não con phát triển
Như một tòa nhà cần nền móng vững chắc, để con thông minh và phát triển toàn diện, ba mẹ nên hỗ trợ kích thích trí não trẻ phát triển ngay từ thưở còn thơ. Không cần thiết bị hay dụng cụ đặc biệt nào, chỉ cần để ý những điều sau đây!

Não bao gồm nhiều phần phối hợp có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ việc chúng ta làm, từ nghe, nhìn, ngửi, hoạt động đến giải quyết vấn đề theo từng cấp độ khác nhau. Mỗi phần quan trọng này chứa hàng triệu tế bào não, hoặc tế bào thần kinh. Các tế bào này liên lạc với nhau bằng thông tin hóa học qua các khoảng trống nhỏ gọi là khớp thần kinh. Các thông điệp lặp đi lặp lại, liên kết với nhau và hình thành nên “con đường thần kinh”, được ví như “hệ thống dây điện”. Trong những năm đầu đời, những kết nối này phát triển một cách siêu tốc nếu được “lắp đặt” đúng cách.

Vì vậy, kích thích trí não trẻ từ thưở ấu thơ hết sức quan trọng. Không cần những món đồ chơi hay thiết bị đặc biệt, ba mẹ có thể giúp trí não trẻ phát triển bằng những cách lành mạnh được bật mí ngay dưới đây!

“Hệ thống dây điện” trong não bộ chưa được kết nối đầy đủ khi trẻ vừa mới sinh ra. Vì vậy, không mấy khó khăn để giúp hệ thống này thay đổi, phát triển để đáp ứng với môi trường xung quanh. Ngay từ lúc này, ba mẹ nên cho trẻ trải nghiệm những hoạt động thường ngày như chơi mà học qua đồ chơi và sự tương tác, nghe đọc sách, nghe nhạc. Chỉ khi hệ thống này được thiết lập, não bộ trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện, nâng cao khả năng ngôn ngữ cũng như giải quyết vấn đề khi trẻ lớn lên. Hẳn nhiên, sức khỏe, thể chất và cảm xúc của trẻ cũng được lợi rất nhiều.

2/ Điều kiện cần để kích thích trí não trẻ phát triển

-Trách nhiệm, sự nuôi dưỡng và những trải nghiệm tích cực: Trải nghiệm hẳng ngày giúp hình thành nền móng cho trí não trẻ, qua những thói quen hằng ngày và những người bé có cơ hội tiếp xúc. Trẻ cần được sống và vui chơi trong môi trường lành mạnh với nhiều cơ hội học hỏi và phát triển. Mẹ nên tinh ý nhận ra khi nào bé mỏi mệt, đói hoặc căng thẳng, hay cần một cái ôm thắm thiết từ mẹ. Sự quan tâm này giúp trẻ luôn cảm thấy an toàn, tin cậy rằng khi ốm đau, buồn bã, sẽ có ba mẹ ở bên.

-Một gia đình đủ đầy yêu thương: Tạo dựng thói quen hằng ngày cho cả gia đình bé có thể tin cậy và cảm thấy an toàn. Ba mẹ nên bình tĩnh trong mọi tình huống.

-Giúp bé khám phá môi trường xung quanh: Vui chơi là cách tốt nhất để trẻ học hỏi, và ba mẹ chính là những người bạn chơi đầu đời của con. Cùng con khám phá thế giới xung quanh với những trò chơi đơn giản. Đừng quên trò chuyện với bé về những gì đang xảy ra hằng ngày, chỉ cho bé để bé cảm nhận và phát triển các giác quan.

-Chăm sóc cho sức khỏe của bé: Tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho bé, nên tìm hiểu các thông tin hoặc tư vấn bác sĩ nhi để nắm rõ từng cột mốc phát triển của bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x