Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thư
Cập nhật 4 tuần trước

Chiều dài của trẻ sơ sinh theo tháng chuẩn WHO (2024)

Chiều dài của trẻ sơ sinh theo tháng chuẩn WHO (2024)
Tuy chỉ mang tính tham khảo, nhưng bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là thông số giúp mẹ biết được liệu bé cưng có đang phát triển bình thường không.

Dựa trên bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn; mẹ có thể biết được chiều dài của trẻ sơ sinh và cân nặng trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn phát triển dưới đây.

Dựa số liệu của bảng, mẹ sẽ thấy cân nặng của trẻ sơ sinhthường song hành với mức độ tăng trưởng chiều dài. Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 50cm.

Trong 6 tháng đầu, trẻ thường tăng chiều cao khoảng 2,5cm/tháng. Bước sang tháng 7 – tháng 12, tốc độ tăng chiều cao của bé chậm lại, trung bình khoảng 1,5cm/tháng. Trường hợp các bé sinh non, thiếu tháng hoặc có bệnh lý bẩm sinh thì có thể không đạt được mức trung bình này.

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng nếu bé chỉ phát triển chiều cao mà không tăng cân thì chưa thể đánh giá là tốt. Cha mẹ cần đối chiếu với bảng cân nặng để nhận định chính xác nhất. Theo đó, hãy theo dõi chỉ số chiều cao của con theo tháng, nếu có chênh lệch lớn kèm theo dấu hiệu suy giảm sức khỏe thì cần cho bé thăm khám, kiểm tra thường xuyên.

Sau đây là bảng chỉ số chiều dài và cân nặng chi tiết hơn cho trẻ sơ sinh, bé trai và bé gái dưới 12 tháng tuổi.

1.1 Bảng chỉ số chiều dài và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh (bé gái) theo tháng

chiều dài trẻ sơ sinh (bé gái) từ 0 - 12 tháng tuổi
[Cập nhật năm 2023] Bảng chiều dài và cân nặng của bé gái sơ sinh theo từng tháng tuổi chuẩn WHO
Dựa vào bảng số liệu trên, chỉ số chiều dài (cm) và cân nặng (kg) của trẻ sơ sinh (bé gái) tiêu chuẩn từ 0 – 12 tháng tuổi như sau:

  • Bé sơ sinh (dưới 4 tuần tuổi): Chiều dài là 49.1 cm, và cân nặng là 3.2kg.
  • Bé gái 1 tháng tuổi: Chiều dài là 53.7 cm, và cân nặng là 4.2 kg.
  • Bé gái 2 tháng tuổi: Chiều dài là 57.1 cm, và cân nặng là 5.1 kg.
  • Bé gái 3 tháng tuổi: Chiều dài là 59.8 cm, và cân nặng là 5.8 kg.
  • Bé gái 4 tháng tuổi: Chiều dài là 62.1 cm, và cân nặng là 6.4 kg.
  • Bé gái 5 tháng tuổi: Chiều dài là 64.0 cm, và cân nặng là 6.9 kg.
  • Bé gái 6 tháng tuổi: Chiều dài là 65.7 cm, và cân nặng là 7.3 kg.
  • Bé gái 7 tháng tuổi: Chiều dài là 67.3 cm, và cân nặng là 7.6 kg.
  • Bé gái 8 tháng tuổi: Chiều dài là 68.7 cm, và cân nặng là 7.9 kg.
  • Bé gái 9 tháng tuổi: Chiều dài là 70.1 cm, và cân nặng là 8.2 kg.
  • Bé gái 10 tháng tuổi: Chiều dài là 71.5 cm, và cân nặng là 8.5 kg.
  • Bé gái 11 tháng tuổi: Chiều dài là 72.8 cm, và cân nặng là 8.7 kg.
  • Bé gái 12 tháng tuổi: Chiều dài là 74.0 cm, và cân nặng là 8.9 kg.

Với cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng, mẹ nên chờ bé đi tiểu hoặc đi “nặng” xong mới cân.

  • Đảm bảo mẹ mua cân chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, và cài đặt chỉ số về 0.
  • Đặt bé lên bàn cân (cân nhắc không để bé mặc gì trên người); mẹ đặt tay nhẹ nhàng trên ngực bé (không tì đè) để giữ vững.
  • Nhìn chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh; ghi chú vào trong quyển sổ nếu mẹ

LƯU Ý: Trường hợp mẹ để bé mặc tã khi cân, mẹ nhớ trừ đi trọng lượng của tã và quần áo (khoảng 200 – 400 gram). Hơn nữa, trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi có thể khó để cân một cách chính xác. Do đó, mẹ đừng quá lo lắng khi thấy bé lệch chuẩn mà hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để theo dõi nhé.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé
Chiều dài của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi gen di truyền, giới tính và môi trường, lối sống,…

Các nhà khoa học đã xác định được hơn 700 gen khác nhau quyết định chiều cao. Một số gen này ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng; và một số khác ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng.

Dựa trên cột mốc chuẩn, mẹ có thể so sánh, tham khảo để có thể sớm nhận ra những bất thường. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Mẹ đừng lo nếu bé chậm hoặc nhanh hơn so với mốc chuẩn.

Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy bé cưng cân nặng, chiều dài trẻ sơ sinh theo tháng có dấu hiệu bất thường.

5. Cách phát triển tối ưu chiều dài của trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng

5.1 Chế độ dinh dưỡng khoa học

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích trẻ em ăn một chế độ ăn uống cân bằng; đa dạng với nhiều trái cây và rau quả. Điều này sẽ đảm bảo rằng bé nhận được tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết để phát triển.

Một số nguyên tắc dinh dưỡng mẹ cần chú ý:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên hoàn toàn bú sữa mẹ để đảm bảo phát triển chiều dài, cân nặng theo tiêu chuẩn.
  • Các bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn dặm với đa dạng dưỡng chất từ trái cây, rau củ quả, sữa chua và đậu nành.

>> Xem thêm các món cháo giúp trẻ sơ sinh phát triển chiều dài: Cháo ếch; Cháo gà; Cháo bắp; Cháo vịt,…

5.2 Nâng cao sức khỏe của mẹ và bé

Sức khỏe của mẹ tốt cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sữa cho bé. Hơn nữa, bé dưới 6 tháng tuổi sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sữa mẹ. Do đó, mẹ cũng cần phải đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng; tập thể dục thường xuyên; và biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần thật tốt.

5.3 Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch

Tiêm phòng sẽ là cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều dài và cân nặng của trẻ. Do đó, trong 3 năm đầu đời, mẹ lưu ý theo dõi và đảm bảo bé sẽ tiêm phòng đúng lịch trình và đầy đủ nhé.

>> Xem thêm: Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

5.4 Cải thiện chất lượng môi trường sống

Nếu có thể, mẹ hãy cố gắng tạo ra một môi trường sống đảm bảo vệ sinh cho bé; đồng thời, có hàng xóm, cộng đồng chú ý chăm sóc sức khỏe. Như vậy, trẻ sơ sinh sẽ phát triển chiều dài, cân nặng một cách tối ưu nhất.

5.5 Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh thật tốt

Ngủ không đủ giấc trong một thời gian dài có thể cản trở sự phát triển lành mạnh, gây ra các vấn đề sức khỏe khác; và làm suy giảm khả năng tập trung, học hỏi và tham gia vào cuộc sống của trẻ.

>> Xem thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ không nên quá lo khi bé có vẻ nhẹ cân hơn so với các bé khác, bởi mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Miễn bé vẫn tăng trưởng đều đều cả về cân nặng và chiều cao là được mẹ nhé!

Hơn nữa, theo các chuyên gia, chiều dài của trẻ sơ sinh và cân nặng trẻ sơ sinh chỉ là một trong những yếu tố để đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý đến các cột mốc phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Tracking Your Baby’s Weight and Measurements
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Tracking-Your-Babys-Weight-and-Measurements.aspx
Ngày truy cập: 27.03.2024

2. How much should I expect my baby to grow in the first year?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/infant-growth/faq-20058037
Ngày truy cập: 27.03.2024

3. Your Newborn’s Growth (for Parents)
https://kidshealth.org/en/parents/grownewborn.html
Ngày truy cập: 27.03.2024

4. Childhood Obesity and Weight Problems
https://www.helpguide.org/articles/diets/childhood-obesity-and-weight-problems.htm
Ngày truy cập: 27.07.2022

5. Differential parental weight and height contributions to offspring birthweight and weight gain in infancy
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16984935/
Ngày truy cập: 27.03.2024

x