Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/12/2013

Giải mã ngôn ngữ cơ thể bé yêu

Giải mã ngôn ngữ cơ thể bé yêu
Bé yêu cũng có những ngôn ngữ riêng được thể hiện qua những động tác cơ thể của bé. Hãy chú ý quan sát và cùng MarryBaby giải mã những thông điệp mà bé yêu muốn nhắn gửi đến cho bạn qua ngôn ngữ cơ thể của bé

1. Khi bé quay mặt đi: bé sẽ quay đầu đi khi chúng cảm thấy chán hay bắt đầu không thoải mái hay quan tâm đến điều đó nữa. Khi bạn thấy bé làm như vậy, nó có nghĩa rằng đã đến thời điểm nên làm điều gì đó khác hơn so với hiện tại.

2. Bé mút ngón tay: ở trẻ nhỏ thì mút tay là phản xạ được hình thành từ hành động bú mẹ. Thường khi cho bé bú, người mẹ sẽ ẵm bé vào lòng và vỗ về nên nếu bạn thấy bé có cử chỉ này thì nó có nghĩa là bé muốn được mẹ quan tâm, hãy ôm bé vào lòng để bé cảm thấy mình được yêu thương.

3. Bé dụi dụi hoặc che mắt lại: Với cử chỉ này thì thông điệp của bé là muốn bạn chơi bé giống như trò chơi “ú òa”, hãy cùng tham gia trò chơi này cùng với bé. Đồng thời cử chỉ này cũng là cách mà bé muốn nói với bạn rằng “con buồn ngủ rồi”, bạn có thể hát ru hoặc vỗ nhẹ để giúp bé nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

Giải mã ngôn ngữ cơ thể bé yêu
Giải mã ngôn ngữ cơ thể bé yêu

4. Khi bé hướng đầu sang nhìn bạn cười, mắt mở to, cơ thể ngọ ngậy thì có thể bé muốn nói rằng bé muốn được nói chuyện với mẹ. Hãy đến gần và trò chuyện với bé.

5. Khi bé uốn cong lưng và có thể kèm theo tay chân khua khua, điều này thể hiện bé đang rất khó chịu và bực bội. Bạn nên đến vỗ về bé, tuy nhiên nếu bé vẫn tiếp tục có biểu hiện như vậy thì bạn nên kiểm tra lại xem tã lót có bị ướt, chỗ bé nằm có êm ái… Nếu không phát hiện có gì bất thường mà bé vẫn như vậy thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra xem có điều gì bất thường không vì khi bé uốn cong lưng là cử chỉ để bé ám chỉ bé không ổn.

6. Khi bé đá chân lên: điều đó có nghĩa là có điều gì đấy làm bé thích thú hay mới khám phá một điều thú vị, giống như khi bé thấy nước xịt ra từ vòi nước và thích thú với điều này, bé sẽ đá chân lên. Đó là cách mà bé nói “woaaa” với bạn.

7. Ngoài ra, nếu bạn thấy mắt bé mở mắt và cơ thể của bé chuyển động lanh lợi, điều này có nghĩa bé muốn chơi đùa. Còn khi thấy bé không chú ý đến điều gì nữa và bé ngáp thì đây là thời điểm phù hợp để bạn đặt bé vào không gian yên tĩnh vì bé của bạn cần nghỉ ngơi.

8. Nếu bé khóc, miệng căng và vặn vẹo người, các ngón chân, ngón tay cuộn lại, chân và bụng ưỡn ra thì đây là dấu hiện bé bị đau. Sau khi xoa nhẹ, dỗ dành bé mà tình trạng vẫn không cải thiện, bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để kiểm tra

Chúc các gia đình hiểu “những điều không cần nói bằng lời” và chăm sóc bé tốt bé yêu.

Chu Toàn

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x