Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 17/06/2022

Thuyên tắc ối, tai biến sản khoa nguy hiểm với các bà mẹ

Thuyên tắc ối, tai biến sản khoa nguy hiểm với các bà mẹ
Thuyên tắc ối là một biến chứng sinh nở cực kì nguy hiểm và không ai mong muốn, có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Tuy hiếm gặp nhưng thuyên tắc ối là biến chứng nguy hiểm, rất khó chẩn đoán và điều trị. Mẹ bầu cần chủ động tìm hiểu thông tin cũng như cách phòng tránh để có một một thai kỳ khỏe mạnh.

1/ Thuyên tắc ối là gì?

Thuyên tắc ối là tình trạng nước ối hoặc các vật chất từ thai nhi (tóc, lông tơ, các mảnh vụn khác…) xâm nhập vào tuần hoàn người mẹ và gây nên tình trạng truỵ tim mạch, giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là do phản ứng dị ứng (phản vệ). Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa, có thể nhanh chóng gây tử vong ở người mẹ. Cho đến nay có chế bệnh học vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ.

Điều may mắn cho các mẹ bầu, là không phải bất kì khi nào sự xâm nhập của nước ối hay các vật chất từ thai nhi đều gây nên thuyên tắc ối. Ngược lại, sự xâm nhập này lại là một điều rất thường gặp trong quá trình sinh nở ở hầu hết các chị em. Vấn đề nằm ở phản ứng dị ứng của cơ thể người mẹ với những chất trên, một phản ứng quá mức cần thiết gây hại cho cơ thể.

Tình trạng này rất hiếm gặp nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Theo thống kê, tỷ lệ của tình trạng này ở Hoa Kỳ là 1/40.000 ca sinh, và ở châu Âu là 1/53.800 ca.

Thuyên tắc ối
Thuyên tắc tối là gì?

2/ Thuyên tắc ối xảy ra khi nào?

Thuyên tắc ối có thể xảy ra trong suốt thai kỳ, nhưng thường gặp nhất vào ngày sinh, ngay lúc chuyển dạ và một giờ sau khi sổ nhau, thậm chí 48 giờ sau sinh.

Nó có thể xảy ra ở cả cuộc sinh thường lẫn sinh mổ. Và có thể ở bất kì lần mang thai nào, trong lần mang thai đầu tiên, hoặc trong những lần mang thai tiếp theo, dù trước đó có những lần sinh thành công.

Trường hợp nạo hút thai hay chấn thương bụng, mặc dù hiếm nhưng vẫn có thể gây ra thuyên tắc ối.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Kinh nghiệm sinh mổ và những bí quyết mẹ cần biết!

3/ Ai dễ có nguy cơ bị thuyên tắc ối?

Sự xuất hiện của thuyên tắc ối là rất hiếm và đến nay vẫn rất khó đoán định. Tuy nhiên một vài nghiên cứu chỉ ra rằng một số yếu tố nguy cơ sau có thể làm tăng khả năng mắc tình trạng này:

  • Mẹ bầu tuổi cao (trên 35 tuổi)
  • Mang đa thai
  • Bất thường nhau thai: nhau tiền đạo
  • Mẹ mắc sản giật
  • Đa ối (tình trạng nước ối nhiều)
  • Sản phụ mổ lấy thai
  • Rách cổ tử cung, vỡ tử cung.

4/ Triệu chứng của thuyên tắc ối

Các triệu chứng ban đầu của thuyên tắc ối diễn ra đột ngột như: Tăng cảm giác lo lắng, kích động, lú lẫn, buồn nôn, nôn, ớn lạnh, thay đổi màu da, hụt hơi, khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt… Tình trạng diễn tiến nhanh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm: Mất ý thức, co giật, suy tim, chảy máu nhiều và không kiểm soát được, đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), suy hô hấp, tổn thương não…

Thuyên tắc ối
Triệu chứng của thuyên tắc ối

5/ Phương pháp điều trị

2 vấn đề chủ yếu và nghiêm trọng ảnh hưởng tới sản phụ trong thuyên tắc ối là: Suy hô hấp – tuần hoàn và rối loạn về đông máu (đông máu nội mạch dẫn tới chảy máu nghiêm trọng). Việc điều trị thuyên tắc ối sẽ tập trung vào 2 vấn đề trên.

Với suy hô hấp – tuần hoàn, sản phụ sẽ được đặt ống nội khí quản (một loại ổng thở) để cung cấp oxy, hồi sức tim phổi (CPR), cũng như sử dụng các loại thuốc vận mạch giúp kiểm soát huyết áp và nhịp tim.

Với tình trạng chảy máu, điều trị về cơ bản bao gồm truyền máu hoặc các chế phẩm máu cho mẹ, sử dụng các thuốc để chống lại tình trạng này.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Sinh con năm 2023 hợp tuổi bố mẹ nào để mang lại may mắn?

6/ Mẹ bầu có thể làm gì để ngăn ngừa?

Đến nay, thuyên tắc ối vẫn là một tai biến sản khoa nguy hiểm và rất khó có thể đoán trước hoặc phòng ngừa được. Nhưng các mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp giúp giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của tình trạng này.

  • Nguyên tắc chung để có một thai kỳ khỏe mạnh là khám thai đều đặn và định kỳ. Điều này giúp theo dõi và phát hiện sớm các thai kỳ nguy cơ, quản lý chặt giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Chọn sinh ở những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại. Điều này giúp tăng tỉ lệ biến chứng và tăng tỉ lệ điều trị thành công nếu chẳng may có thuyên tắc ối xảy ra. Các bác sĩ kinh nghiệm sẽ can thiệp kịp thời, tích cực và chuẩn xác giúp các mẹ bầu và em bé an toàn.

Qua đây, hi vọng mẹ bầu đã biết thuyên tắc ối là gì cũng như phương pháp điều trị và cách phòng tránh. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x