
Phá thai là thuật ngữ dùng để chấm dứt thai kỳ ngoài kế hoạch như không có kế hoạch tránh thai hay tránh thai không đúng cách. Ngoài ra, phá thai cũng được sử dụng để kết thúc thai kỳ khi các xét nghiệm cho thấy thai nhi không bình thường. Hoặc phá thai điều trị là phải chấm dứt thai kỳ khi sức khỏe của người mẹ không cho phép mang thai.
Phần lớn các ca phá thai được thực hiện trong thời gian 12 tuần đầu của thai kỳ. Vì vậy, trước câu hỏi thai 8 tuần có phá được không, câu trả lời là “Có”.
Cần chuẩn bị gì khi phá thai?
Bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử y tế để kiểm tra thai kỳ. Dù bạn đã thử thai tại nhà, bác sĩ vẫn tiếp tục thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để xác minh chính xác việc bạn mang thai.
Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần siêu âm để xác định kích thước, tuần tuổi chính xác của thai nhi. Quá trình siêu âm còn để đảm bảo thai không bị chửa ngoài tử cung.
Bác sĩ cũng yêu cầu xét nghiệm máu để xác định nhóm máu của bạn và liệu bạn có Rh dương hay âm tính. Protein Rh do các tế bào hồng cầu tạo ra, những tế bào máu được coi là Rh dương tính. Một số phụ nữ có các tế bào hồng cầu không sản xuất protein Rh, những tế bào máu được coi là Rh âm tính.
Phụ nữ mang thai có nhóm máu Rh âm có nguy cơ phản ứng với máu thai nhi là Rh dương. Vì một phản ứng có thể gây hại cho việc mang thai trong tương lai, phụ nữ Rh âm thường được tiêm Rh immunoglobulin (RhIG) để ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến Rh sau sảy thai hoặc phá thai.