của bé
Bạn vừa muốn “giữ lửa" hạnh phúc vợ chồng nhưng vẫn lo việc quan hệ hoặc cực khoái sẽ làm hại đến thai nhi. Vậy thực hư là thế nào? Liệu lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không là câu hỏi mà MarryBaby nhận lời giải đáp nhiều nhất trong những tuần qua.
Đã vào “cuộc yêu” thì ai lại chẳng thích “lên đỉnh”. Thế nhưng không ít ý kiến cho rằng cực khoái là nguyên nhân gây ra những cơn gò tử cung làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu. Số khác lại bảo cảm giác này giống như liều thuốc tinh thần giúp xua tan căng thẳng và mang lại cảm giác hạnh phúc bất tận. Bài viết sau MarryBaby sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
Giải đáp lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không
Nếu băn khoăn chuyện lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không thì hãy yên tâm bởi cực khoái không tác động đến sức khỏe thai nhi.
Về lý thuyết, khoái cảm hay lên đỉnh là trạng thái thăng hoa về cảm xúc khi quan hệ tình dục ở cả hai giới. Riêng với thai phụ, việc đạt cực khoái sẽ kéo theo hiện tượng co bóp tử cung nhưng không đủ mạnh đến mức kích thích việc chuyển dạ dẫn đến sinh non. Tuy vậy, vẫn có ngoại lệ, chẳng hạn nếu bà đẻ trước đây đã từng bị sẩy thai, sinh non hoặc hiện có sức khỏe không tốt thì người chồng tuyệt đối tránh để vợ lên đỉnh khi “yêu”.
Thời kỳ bầu bí cũng là giai đoạn nhiều mẹ sẽ thấy mình dễ đạt khoái cảm hơn. Nguyên nhân bởi lúc này lưu lượng máu đi qua vùng ngực và âm đạo tăng lên cộng với sự thay đổi hormone thai kỳ khiến cho những vị trí này trở nên rất nhạy cảm khi chạm vào.
Theo các chuyên gia, tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn lý tưởng cho việc sinh hoạt vợ chồng khi mà tình trạng ốm nghén khó chịu đã qua đi, cơ thể mẹ dần ổn định lại. Một số trường hợp bà bầu sau khi quan hệ thấy có hiện tượng cứng bụng. Lúc này, bạn cũng đừng quá lo lắng vì đây chỉ là một trong những triệu chứng đi kèm với cơn co thắt khi đạt cực khoái và sẽ nhanh chóng biến mất.
Những tiết lộ thú vị liên quan đến lên đỉnh khi mang thai có thể bạn chưa biết
Vậy là bạn đã rõ lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không. Thực tế, với nhiều bà mẹ tương lai, khoái cảm chẳng những không có hại mà còn mang đến nhiều lợi ích không ngờ, cụ thể:
- Cực khoái giúp giải tỏa căng thẳng: Bằng chứng là nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc quan hệ tình dục thúc đẩy cơ thể sản sinh nhiều hormone endorphin làm xua tan mọi lo âu, phiền muộn, giúp bà bầu cảm thấy vui vẻ, lạc quan hơn. Không những vậy, endorphin còn có vai trò điều chỉnh cảm giác thèm ăn, từ đó duy trì vóc dáng cân đối cho mẹ.
- Hỗ trợ việc chuyển dạ sinh con: Việc lên đỉnh được ví von giống như bài tập củng cố cho vùng xương chậu. Bởi vào ngày “khai hoa nở nhụy”, các cơ tại đây phải căng giãn nhiều để đẩy em bé ra ngoài.
- Cải thiện tâm trạng: Ai đã từng có mang mới biết việc thay đổi nội tiết tố sẽ khiến bà bầu dễ thay đổi tâm tính, đôi lúc có phần chán nản rồi đâm ra trầm cảm. Thật may vì việc “yêu” trong thai kỳ có thể kéo bạn ra khỏi tình huống này.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Sau những phút thăng hoa khi yêu, cơ thể thường tiết ra DHEA, chất này có tác dụng tăng sức đề kháng, từ đó giảm nguy cơ đau ốm cho mẹ.
- Là liều thuốc ngủ tự nhiên: Cảm giác lâng lâng sau mỗi lần ân ái sẽ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Mẹ nào bị mất ngủ khi mang thai có thể thử cách này xem sao nhé!
Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không? Những lưu ý dành riêng cho mẹ
Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không còn tùy vào sức khỏe cũng như cách sinh hoạt vợ chồng của bạn. Để đảm bảo an toàn cho bé cưng, mẹ nên tham khảo những lời khuyên sau:
- Nếu vừa đón “tin vui”, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về chuyện quan hệ tình dục trong thai kỳ, chẳng hạn như thời điểm nào là thích hợp? Bản thân mẹ có đủ sức khỏe để “yêu” hay không? Quan trọng hơn là không được bỏ lỡ bất kỳ buổi khám thai định kỳ nào.
- Trong lúc ân ái nên chọn tư thế quan hệ an toàn, nhẹ nhàng để không gây động thai.
- Hạn chế tối đa việc quan hệ bằng miệng vì điều này sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn bé, đặc biệt là khi mẹ được chẩn đoán là có những bất thường ở tử cung.
- Trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu thường xuyên trải qua cảm giác mệt mỏi, căng thẳng nên cần “kiêng” quan hệ vào thời điểm này.
- Càng về gần cuối thai kỳ, người chồng nên sử dụng bao cao su hoặc xuất tinh ở ngoài bởi trong tinh dịch có thành phần prostaglandin kích thích bé ra sớm.
- Cả hai bạn nên trao đổi với nhau, chia sẻ về tình trạng sức khỏe của mình nhằm chủ động tìm ra thời điểm quan hệ thích hợp, vừa thỏa mãn nhu cầu cá nhân nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sản phụ.
Trường hợp nào bà bầu nên “kiêng” hẳn việc quan hệ tình dục?
Lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không thì câu trả lời là “Có” nếu bà bầu thuộc những trường hợp sau đây:
- Mẹ từng bị sẩy thai trong 3 tháng đầu
- Có tiền sử sinh non, hở eo cổ tử cung, tử cung ngắn
- Mang đa thai
- Được chẩn đoán bị rau bám thấp, nhau tiền đạo (khi quan hệ có thể dẫn đến âm đạo ra máu rất nguy hiểm)
- Bị vỡ ối
Vừa rồi là những chia sẻ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề lên đỉnh khi mang thai có nguy hiểm không. Sau cuộc “yêu”, nếu thấy có bất kỳ biểu hiện lạ, chẳng hạn ra máu âm đạo, đau quặn bụng thì mẹ lập tức nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé.
M.P
-
7 tác dụng của quan hệ tình dục, khi biết rồi mẹ bầu sẽ thoải mái hơn đấy!Tình dục có thể đem tới cho cuộc sống lứa đôi những điều “ngọt ngào”. Dưới đây là một số tác dụng của quan hệ tình dục khi mang thai có thể giúp bạn yên tâm vui vẻ trong suốt thời gian thai kỳ.
-
Thực hư chuyện khi mang thai có nên quan hệ không?Khi mang thai có nên quan hệ không? Ngay khi được hỏi câu này, nhiều mẹ sẽ ngại ngùng đỏ mặt, một số ít có thể trả lời dè dặt. Mẹ vẫn có tâm lý e ngại "chuyện ấy" sẽ ảnh hưởng thai nhi. Thực ra...
-
Có bầu quan hệ được không: Được chứ sao không!Có bầu có quan hệ được không? Câu hỏi tưởng cũ mà không bao giờ cũ với những bà bầu lần đầu. Có thì quan hệ vợ chồng khi mang thai nên duy trì thế nào? Không thì tại sao?
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!