Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Lam
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/07/2022

Thai lưu thử que có lên 2 vạch không? Cần làm gì khi bị thai lưu?

Thai lưu thử que có lên 2 vạch không? Cần làm gì khi bị thai lưu?
Thai lưu không dễ dàng để nhận biết, nên nhiều mẹ suy nghĩ dùng đến que thử thai biết đâu sẽ cho kết quả rõ ràng hơn. Vậy thai lưu thử que có lên 2 vạch không? Đọc que thử thai có biết thai lưu không?

Thai lưu là tình trạng thai chết lưu trong tử cung sau 20 tuần thai. Các dấu hiệu cảnh báo thai lưu có thể thông qua cảm nhận của người mẹ hoặc nhờ thăm khám. Mẹ có thể nhận thấy thai ngừng chuyển động hoặc đau bụng dữ dội, chảy máu, ra dịch âm đạo nhiều hơn, buồn nôn và nôn liên tục. Khi khám thai, bác sĩ không nghe thấy tim thai hoặc siêu âm không thấy thai nữa, đó là các dấu hiệu cảnh báo thai lưu. Vậy thai lưu thử que có lên 2 vạch không?

Thai lưu thử que có lên 2 vạch không?

Thai lưu thử que có lên lên 2 vạch không? Bản chất của que thử thai là phản ứng với lượng HCG có trong nước tiểu của phụ nữ mang thai. HCG chỉ xuất hiện khi trứng đã thụ tinh và bắt đầu phát triển nên chỉ giúp bạn xác định mình có thai hay không chứ không xác định trình trạng thai như thế nào.

Có 2 kết quả cho câu hỏi thai lưu thử que có lên 2 vạch không.

  • 2 vạch hoặc 2 vạch hơi mờ. Do thai lưu còn trong bụng mẹ, lượng HCG vẫn còn trong cơ thể khiến que lên 2 vạch. Hoặc khi bạn đã điều trị lấy thai lưu ra ngoài, HCG vẫn còn sót lại trong cơ thể khiến que thử thai lên 2 vạch.
  • Que thử lên 1 vạch. Que lên 1 vạch khi thai lưu của bạn đã được cơ thể đẩy ra ngoài sau 7 – 10 ngày hoặc sau khi được điều trị để lấy thai ra ngoài cũng làm que thử thai lên 1 vạch.

Trường hợp bạn đã mang thai mà có các dấu hiệu cảnh báo thai lưu, hãy đến gặp bác sĩ ngay để xác nhận xem mình có bị thai lưu không. Vì đây là tình trạng gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé, bạn cần đặc biệt quan tâm.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thai sinh hóa là gì? Mẹ cần biết vì sao lại xảy ra hiện tượng này

Cần làm gì khi chẳng may bị thai lưu?

Thai lưu thử que có lên 2 vạch không? Cần làm gì khi chẳng may bị thai lưu?

1. Điều trị thai lưu

Câu hỏi thai lưu thử que có lên 2 vạch không sẽ giúp bạn xác nhận xem thai còn trong tử cung không sau khi nhận thấy có dấu hiệu thai lưu.

Nếu đã xác nhận mình bị thai lưu thông qua thăm khám, bạn cần làm theo những chỉ định điều trị từ bác sĩ để không gặp nguy hiểm, bao gồm:

  • Khám sàng lọc để xác định các nguy cơ có thể xảy ra
  • Xét nghiệm đông máu trước khi tiến hành lấy thai để đảm bảo an toàn
  • Chuyển dạ tự nhiên hoặc kích thích chuyển dạ. Khi có dấu hiệu thai lưu, cơ thể bạn sẽ chuyển dạ để đẩy thai lưu ra ngoài. Trường hợp không thể chuyển dạ trong vòng 2 tuần hoặc thai quá lớn, bác sĩ sẽ kích thích chuyển dạ để giúp bạn đẩy thai ra ngoài nhanh hơn.
  • Nong cổ tử cung, nạo lấy thai lưu. Bác sĩ sẽ dùng biện pháp này để đảm bảo lấy hết thai lưu và các mô ra ngoài.
  • Mổ lấy thai lưu. Phương pháp này áp dụng khi tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm. Bác sĩ sẽ mổ để lấy thai lưu ra ngoài ngay để đảm bảo an toàn cho người mẹ.

2. Thai lưu trong tử cung bao lâu thì nguy hiểm?

Thai lưu trong tử cung bao lâu thì nguy hiểm? Câu trả lời là để càng lâu càng nguy hiểm cho mẹ. Mặt khác, thai lưu thử que có lên 2 vạch không không thể giúp bạn xác định thời gian thai lưu, nên bạn càng cần đến bệnh viện sớm nếu nhận thấy bất thường.

Bạn có thể gặp tình trạng sau nếu thai lưu để quá lâu trong tử cung:

  • Rối loạn đông máu
  • Nhiễm trùng huyết
  • Nguy cơ vỡ tử cung
  • Suy hô hấp
  • Sốc hoặc hạ huyết áp
  • Nguy cơ tử vong

Thai lưu thử que có lên 2 vạch không chỉ có thể giúp bạn biết được thai có còn trong tử cung không. Để biết chắc chắn mình có bị thai lưu không, bạn phải đến bệnh viện.

Nếu chẳng may bị thai lưu, có lẽ tâm lý của bạn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Lúc này, bạn hãy chia sẻ nhiều hơn với chồng những tâm sự để giải tỏa. Bên cạnh đó, hãy chăm sóc cơ thể thật tốt để chuẩn bị có thai lại sau khi bị thai lưu nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu thế nào là an toàn?

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Stillbirth

https://www.acog.org/womens-health/faqs/stillbirth

Ngày truy cập: 20/07/2022

  1. Management of Stillbirth

https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/obstetric-care-consensus/articles/2020/03/management-of-stillbirth 

Ngày truy cập: 20/07/2022

  1. What is a stillbirth?

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/what-is-a-stillbirth 

Ngày truy cập: 20/07/2022

  1. Human Chorionic Gonadotropin

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/22489-human-chorionic-gonadotropin

Ngày truy cập: 20/07/2022

  1. Stillbirth

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=stillbirth-90-P02501#:~:text=Treatment%20of%20stillbirth&text=Treatment%20may%20include%20the%20following,out%20the%20fetus%20and%20tissues 

Ngày truy cập: 20/07/2022 

  1. Infectious Causes of Stillbirth: A Clinical Perspective

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3893929/ 

Ngày truy cập: 20/07/2022  

  1. Maternal Complications Associated with Stillbirth Delivery: a Cross-Sectional Analysis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5035705/ 

Ngày truy cập: 20/07/2022 

x