Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/08/2020

Dị tật sứt môi hở hàm ếch: Mẹ bầu cần làm gì để trẻ tránh phải phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch?

Dị tật sứt môi hở hàm ếch: Mẹ bầu cần làm gì để trẻ tránh phải phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch?
Dị tật sứt môi hở hàm ếch ở thai nhi mặc dù là bẩm sinh nhưng phần nhiều nguyên nhân lại liên quan đến sức khỏe của người mẹ khi mang thai. Bà bầu nên làm gì để phòng ngừa sau này trẻ phải phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch? Dị tật sứt […]

Dị tật sứt môi hở hàm ếch ở thai nhi mặc dù là bẩm sinh nhưng phần nhiều nguyên nhân lại liên quan đến sức khỏe của người mẹ khi mang thai. Bà bầu nên làm gì để phòng ngừa sau này trẻ phải phẫu thuật dị tật sứt môi hở hàm ếch?

Một số ít thai nhi bị dị tật sứt môi hở hàm ếch là có liên quan đến di truyền. Đặc biệt, nếu người thân trực hệ có bị dị tật này thì tỷ lệ đời sau cũng bị chiếm khoảng 4%. Bên cạnh đó, tỷ lệ phát sinh ở phôi thai đầu tiên là khoảng 1/600, nếu phôi thai thứ nhất bị thì tỷ lệ này ở phôi thai thứ hai là 3/100.

2. Thiếu hụt dinh dưỡng

Các nguyên tố vi lượng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với quá trình mang thai của phụ nữ. Nếu cơ thể người mẹ bị thiếu hụt một hay một số nguyên tố vi lượng nào đó, chẳng hạn đầu thai kỳ bà bầu thường bị thiếu canxi, phốt pho, sắt… cũng làm tăng nguy cơ dị tật sứt môi hở hàm ếch ở thai nhi. Mặc dù vậy, nhưng nếu nguyên tố vi lượng quá dư thừa lại có thể xảy ra đột biến, ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và bé.

So với bà bầu khỏe mạnh, những người có tiểu sử dị dạng phôi thai, bao gồm cả sứt môi hở hàm ếch thường có hàm lượng kẽm trong huyết thanh khá thấp. Ngoài ra còn có nghiên cứu phân tích chất dinh dưỡng trong huyết tương của các thai phụ, bao gồm protein, lipit, glucose, cholesterol, canxi, đồng, sắt, magiê, kẽm…

Kết quả phát hiện hàm lượng kẽm trong máu người mẹ quả thực có liên quan đến khả năng phát sinh sứt môi hở hàm ếch ở thai nhi. Không những vậy, khi cơ thể người mẹ thiếu vitamin như vitamin A, B2 và các axit amin thì tỷ lệ thai nhi bị dị dạng cũng tăng cao hơn hẳn.

bệnh khi mang thai

3. Bệnh viêm nhiễm

Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu bị nhiễm các bệnh cảm cúm, viêm gan, rubella… sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của thai nhi. Nghiên cứu lâm sàng phát hiện có khoảng hơn 10 chủng loại vi khuẩn, virus có khả năng gây dị tật thai nhi. Đây cũng là lý do tăng nguy cơ sứt môi hở hàm ếch.

4. Ảnh hưởng của nội tiết

Ở đầu thai kỳ, nếu mẹ bị nhiễm bệnh và phải dùng hormone điều trị thì trẻ sinh ra dễ mắc những dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, những tháng đầu khi mang thai nếu bà bầu bị kích thích thần kinh hoặc ngoại thương cũng làm tăng hormone tiết ra ở tuyến thượng thận, dẫn đến tình trạng thai nhi bị dị dạng ngay trong bụng mẹ.

2. Tạo thói quen thư giãn, giải tỏa căng thẳng

Trong suốt thai kỳ, thậm chí là trước khi mang thai thì mẹ vẫn nên học cách giải tỏa áp lực, có thể làm những việc yêu thích như nghe nhạc, đọc sách, tán gẫu với bạn bè để tiêu trừ các cảm xúc tiêu cực.

Đây là số lượng sữa lý tưởng giúp bé tăng cân để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật. Sau đó bạn nên gặp bác sĩ dinh dưỡng nhi để được tư vấn lượng sữa phù hợp.

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, bố mẹ cần đảm bảo chăm sóc trẻ trong một điều kiện tốt nhất như: giữ vệ sinh da mắt rốn, bình sữa và dụng cụ hút sữa, giữ ấm, tiêm phòng và đặc biệt tránh các môi trường lây nhiễm.

Mổ sớm có lợi cho trẻ về mặt ngôn ngữ nhưng mổ muộn có lợi về mặt phát triển xương hàm. Phẫu thuật ở thời kỳ 18-24 tháng vẫn gây ức chế sự phát triển của xương hàm trên nên sau mổ cần thăm khám định kỳ để có điều trị thích hợp.

Tiêu chuẩn an toàn để thực hiện phẫu thuật khe hở vòm miệng là khi trẻ ở tháng 18-24 và đạt 10kg. Tốt nhất là trước thời kỳ tập nói.

Đối với khe hở vòm mềm, ca phẫu thuật có thể được thực hiện khi trẻ được 12 tháng.

Chăm sóc sau mổ theo các bước sau:

  • Cho trẻ ăn đồ ăn mềm như: sữa, cháo xay… hoàn toàn trong 2 tuần đầu sau mổ.
  • Sau khi ăn, cho bé uống nước đun sôi để nguội. Nếu bé biết xúc miệng, hãy khuyến khích xúc miệng.
  • Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và xương hàm trên sau mổ.
  • Huấn luyện cho trẻ thổi ống khi trẻ 2 tuổi để tăng cường chức năng cơ căng màn hầu, cơ hàm hầu.

5. Thời kỳ điều trị ngôn ngữ

Đa số trẻ bị khe hở môi vòm miệng đều có rối loạn ngôn ngữ: nói ngọng, giọng mũi hở… Do đó trẻ cần được khám và điều trị ngôn ngữ

Thời điểm bắt đầu tùy vào sự phát triển của từng trẻ nhưng thường khoảng 4 tuổi.

6. Thời kỳ tiền học đường (2-6 tuổi)

Ở thời kỳ này, trẻ sẽ gặp phải các vấn đề như: sâu răng, cung răng lệch lạc, méo mó, bất thường ngôn ngữ và rối loạn tâm lý do bị bạn trêu chọc…

Đối mặt với từng vấn đề, bạn cần giải quyết như sau:

  • Chăm sóc răng miệng để giúp con ăn nhai tốt đồng thời hỗ trợ phát triển ngôn ngữ.
  • Điều trị phát âm bằng cách luyện thổi ống. Phương pháp này cần sự thăm khám và hướng dẫn của chuyên gia ngôn ngữ.
  • Điều trị viêm VA, viêm tai giữa.
  • Điều trị chỉnh hình răng và xương hàm.

7. Thời kỳ học đường (từ 6-18 tuổi)

Ở thời kỳ này, bạn cần tích cực theo dõi chăm sóc sức khỏe cho trẻ về răng miệng cũng như tiếp tục chỉnh hình cung răng và xương hàm, ghép xương ổ răng (từ giai đoạn 8-12 tuổi) đi kèm với điều trị tâm lý.

8. Thời kỳ trên 18 tuổi

Phẫu thuật chỉnh sửa cách mũi hoặc sửa sẹo xấu môi nếu có.

Phẫu thuật cắt đẩy xương hai hàm với các trường hợp không được chỉnh hỉnh cung răng và xương hàm giai đoạn trên. Phẫu thuật giãn xương hàm nếu khe hở cung hàm quá lớn.

Lê Phương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x