Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 31/12/2021

Mẹ bầu mang thai tháng cuối có nên đi bộ không?

Mẹ bầu mang thai tháng cuối có nên đi bộ không?
Tháng cuối thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, nhiều mẹ bầu băn khoăn mang thai tháng cuối có nên đi bộ không? Đi bộ nhiều có dễ sinh không? Trong bài viết này, tất cả những thắc mắc liên quan đến thói quen đi bộ trong tháng cuối thai kỳ sẽ được MarryBaby giải đáp!

Khi bước giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu nặng nề hơn; việc vận động giờ đây cũng khó khăn và nhạy cảm. Nhiều mẹ băn khoăn liệu mang thai tháng cuối có nên đi bộ không? Đi bộ nhiều có dễ sinh không? Cùng đọc tiếp nội dung để hiểu hơn về những cách đi bộ khi mang thai an toàn; và biết thêm về các bài tập thể dục tốt khi mang thai tháng cuối!

Mang thai tháng cuối có nên đi bộ không?

Trong tam cá nguyệt thứ ba (tuần 28 đến 40), mẹ bầu vẫn có thể tiếp tục tập thể dục miễn là mẹ bầu cảm thấy khỏe và thoải mái. Nếu cảm thấy ổn, mẹ bầu có thể duy trì hoạt động cho đến khi sinh em bé.

  • Mẹ bầu có thể đi bộ hoặc đan xen với hoạt động bơi lội.
  • Mẹ bầu cũng có thể thực hiện các động tác co duỗi nhẹ nhàng để giảm đau nhức.

Nhưng để có câu trả lời chắc chắn nhất cho câu hỏi mang thai tháng cuối có nên đi bộ; mẹ bầu vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định chế độ luyện tập của mình.

đi bộ nhiều có dễ sinh không
Đi bộ khi mang thai tháng cuối nhìn chung là an toàn, nhưng mẹ bầu vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!

Mang thai tháng cuối có nên đi bộ hay không; mẹ bầu hãy cân nhắc những lợi ích khi tập thể dục

Một trong những cách dễ dàng để giải đáp băn khoăn mang thai tháng cuối có nên đi bộ đó là hiểu hơn về lợi ích của việc luyện tập giai đoạn 3 tháng cuối.

Dưới đây là lý do tại sao mẹ bầu mang thai tháng cuối có nên đi bộ:

  • Giảm nguy cơ biến chứng. Hoạt động thường xuyên, vừa phải có thể làm giảm nguy cơ mắc cả bệnh tiểu đường thai kỳtiền sản giật.
  • Nâng cao trạng thái tinh thần. Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra hormone endorphin giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu; có khả năng giảm bớt căng thẳng hoặc lo lắng mà mẹ bầu cảm thấy.
  • Ít đau lưng và táo bón. Đi bộ có thể hữu ích trong việc giảm bớt khó chịu ở lưng dưới và vùng chậu. Mẹ bầu cũng sẽ đỡ táo bón hơn.
  • Tăng cường thể lực toàn diện. Một trái tim và mạch máu khỏe hơn, cộng với sức chịu đựng và thể lực tốt hơn, là phần thưởng của mẹ bầu cho thời gian đi bộ.
  • Ngủ ngon hơn. Tập thể dục có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp mẹ bầu thức dậy với cảm giác sảng khoái.
  • Phục hồi sau sinh nhanh hơn. Tất nhiên, một cơ thể cường tráng, khỏe mạnh là tài sản trong quá trình chuyển dạ; và khi em bé chào đời; mẹ bầu cũng có thể được phục hồi sau sinh nhanh hơn.

Đi bộ nhiều có dễ sinh không?

Ngoài câu hỏi mang thai tháng cuối có nên đi bộ, nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc liệu đi bộ nhiều có dễ sinh không? Trên thực tế, thói quen đi bộ khi mang thai có thể giúp đẩy em bé xuống khung xương chậu của mẹ bầu (nhờ trọng lực và sự lắc lư của hông bạn). Khi đó, áp lực của em bé lên khung chậu của mẹ bầu có thể giúp cổ tử cung của mẹ bầu chuyển dạ; hoặc có thể giúp quá trình chuyển dạ tiến triển nếu mẹ bầu đã cảm thấy cơn co thắt.

Nhưng hiện nay, chưa nhiều nghiên cứu hoặc khẳng định chắc chắn từ các nhà khoa học về liệu đi bộ nhiều có dễ sinh không. Do đó, mẹ bầu chỉ cần duy trì thói quen như một cách vận động duy trì sức khỏe.

Đi bộ nhiều có dễ sinh không?
Đi bộ có thể thúc đẩy quá trình chuyển dạ, nhưng các nghiên cứu vẫn chưa khẳng định chắc chắn. Do đó, mẹ bầu hãy duy trì thói quen đi bộ như cách để duy trì sức khỏe!

Những lưu ý khi tìm hiểu về việc mang thai tháng cuối có nên đi bộ

Lẽ dĩ nhiên, nếu không có chỉ định khác từ bác sĩ, mẹ bầu mang thai tháng cuối có nên đi bộ. Nhưng mẹ bầu đừng bỏ qua những lưu ý sau để đảm bảo đi bộ khi mang thai một cách an toàn.

Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần tránh đi bộ trên những con đường mòn quá dài; hoặc bất kỳ nơi nào có địa hình không bằng phẳng vì nó có thể làm mẹ bầu mất cân bằng, dễ ngã hoặc thấy quá sức.

  • Khi gần đến ngày sinh nở, mẹ bầu vẫn có thể đi bộ nếu muốn; nhưng hãy đi gần hay xung quanh nhà để cảm thấy an toàn hơn. Đồng thời, mẹ bầu cũng sẽ không gặp khó khăn để gọi người thân trong trường hợp khẩn cấp.
  • Giai đoạn này, mẹ nên đi bộ từ 25 – 50 phút mỗi ngày và từ 5 – 6 ngày/tuần.

Ngoài việc tập thể dục mẹ bầu cũng đừng quên mang nước uống; để tránh bị mất nước vì mất nước có thể gây co thắt và tăng nhiệt độ cơ thể; rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Trong những ngày hè quá nắng gắt và oi ả cùng với độ ẩm không khí cao; mẹ bầu nên đi dạo nơi có cây cối xanh mát hoặc trong một khu trung tâm có điều hòa nhiệt độ, hoặc trên một máy chạy bộ ở phòng tập thể dục với tốc độ vừa phải.

Một số bài tập thể dục an toàn khi mang thai tháng cuối

đi bộ khi mang thai
Ngoài đi bộ, mẹ bầu có thể luyện tập bơi lội, yoga để có sức khỏe chào đón con ra đời!

Nói chung khi mang thai, mẹ bầu nên tránh những bài tập cường độ cao. Nguyên tắc quan trọng đó là mẹ bầu cần bắt đầu chậm và dễ dàng; và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đối với tam cá nguyệt thứ ba, những bài tập tập thể dục sau đây sẽ là lý tưởng.

1. Bơi lội hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước

Bơi lội, ngoài việc tạo cảm giác thích thú khi mang thai; đây còn là một bài tập tuyệt vời vì nước sẽ loại bỏ sức nặng; và căng thẳng lên các khớp và dây chằng của mẹ bầu; cho phép mẹ bầu di chuyển mà ít hoặc không có cảm giác khó chịu. Bơi vòng hoặc tập thể dục nhịp điệu dưới nước; một mình hoặc trong lớp; là một cách tuyệt vời để tăng nhịp tim của mẹ bầu một cách an toàn và thoải mái.

2. Yoga trước khi sinh

Yoga là lựa chọn lý tưởng khi mang thai; không chỉ vì các chuyển động nhẹ nhàng thân thiện với thai kỳ mà còn vì chúng tập trung vào việc tăng cường sức mạnh cho sàn chậu của mẹ bầu; giúp mẹ bầu ổn định, thoải mái; chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn.

>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm Bài tập Yoga trong từng tam cá nguyệt

3. Các bài tập giúp săn chắc cơ bắp

Nếu mẹ bầu đang muốn săn chắc cơ bắp và cải thiện sức mạnh, các bài tập đơn giản như squat, nâng cánh tay với tạ trọng lượng thấp, đẩy tường là rất tốt vì chúng có cường độ nhẹ; và có thể thực hiện dễ dàng tại nhà. .

4. Bài tập cơ đáy chậu

Nếu mẹ bầu muốn tập trung phát triển một bộ phận cơ thể duy nhất, hãy lựa chọn gia tăng sức mạnh cho sàn chậu. Mặc dù các bài tập sàn chậu có thể không mang lại hiệu quả tập luyện toàn thân tốt; nhưng chúng giúp tăng cường sức mạnh cho sàn chậu; điều này rất quan trọng đối với quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh nở, sau sinh và nhiều năm sau đó.

Hy vọng với những thông tin trong bài, mẹ bầu đã được giải đáp về câu hỏi mang thai tháng cuối có nên đi bộ hay đi bộ nhiều có dễ sinh không? Đồng thời, hiểu được cách đi bộ khi mang thai an toàn để chuẩn bị chào đón con yêu chào đời!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Walking in pregnancy and prevention of insomnia in third trimester using pedometers: study protocol of Walking_Preg project (WPP). A randomized controlled trial

https://bmcpregnancychildbirth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12884-020-03225-y

Ngày truy cập: 31/12/2021

Exercise in Pregnancy: Guidelines

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27398880/

Ngày truy cập: 31/12/2021

Healthy Pregnant or Postpartum Women

https://www.cdc.gov/physicalactivity/basics/pregnancy/index.htm

Ngày truy cập: 31/12/2021

Associations between hydration state and pregnancy complications, maternal-infant outcomes: protocol of a prospective observational cohort study

https://bmcpregnancychildbirth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12884-020-2765-x

Ngày truy cập: 31/12/2021

Pregnancy and exercise: Baby, let’s move!

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-and-exercise/art-20046896

Ngày truy cập: 31/12/2021

x