Khi đặt tên cho con trai, cha mẹ thường nghiêng về những tố chất, phẩm chất thiên phú như cường tráng, mạnh mẻ, nam tính, hùng dũng,…
Ngược lại, khi đặt tên cho con gái, cha mẹ thường có xu hướng chọn những mỹ từ thể hiện sự thanh thoát, toát lên sự dịu dàng, đằm thắm, nữ tính như tên của các loài hoa, hoặc những cái tên nghe thật kiêu sa, quý phái như những vật quý dùng để làm trang sức đẹp mà ai cũng hằng ao ước sở hữu, hoặc những cái tên thể hiện những phẩm chất vốn có của người phụ nữ – công, dung, ngôn, hạnh.
Gia đình lục đục chỉ vì chọn tên cho con
Nếu nghe qua việc như sử dụng phần mêm đặt tên cho con, xem tên con được bao nhiêu điểm chắc hẳn sẽ xa lạ với các cặp vợ chồng trẻ nhưng thật tế đây là một điều tồn tại từ rất lâu trong việc đặt tên con sao cho phù hợp nhất.
Với quan niệm cái tên ứng với vận mạng của mỗi người. Vì vậy, nhiều cha mẹ, nội, ngoại 2 bên đã tốn không ít thời gian, công sức cho nỗi trăn trở tìm ra một cái tên vừa đẹp lại vừa mang lại may mắn cho con cháu mình. Tuy nhiên, không phải nỗi “trăn trở” nào cũng diễn ra trong bình yên và hạnh phúc, vì trên thực tế, có không ít mâu thuẫn trong gia đình đã phát sinh từ chuyện đặt tên cho con cho cháu.
Có những cặp vợ chồng chỉ vì bất đồng quan điểm sống nên việc thống nhất và “niêm yết” một cái tên chính thức cho con cũng “trần ai khoai củ” chứ không hề đơn giản. Có lúc các ông bố bà mẹ phải trải qua bao cuộc “chiến tranh lạnh” thì tên con mới được “ra lò” trong nụ cười mãn nguyện của cả 2 bên.
Như trường hợp của gia đình anh Hải, Vũng Tàu, anh thuộc tuýp người hướng nội, vợ anh thì lại “sính ngoại”, vì vậy, khi đứa con gái đầu lòng ra đời chị một mực đặt tên con là Angela Trần, chị cho rằng tên tây nghe nó sang lại ấn tượng nữa, trong khi đó anh Hải lại nhất quyết đặt tên con là Họa Mi vì anh muốn con mình xinh xắn, vui tươi, líu lo như những chú chim Họa Mi mỗi sớm, đồng thời phản bác ý kiến của vợ với lập luận “người Việt nói tiếng Việt”.
Sau nhiều tuần tranh luận bất thành, anh chị chuyển sang “chiến tranh lạnh”… mãi cho đến khi ông bà nội ngoại tham gia hòa giải và đưa ra phương án đẹp lòng đôi bên thì cuộc chiến mới khép lại, từ đấy, công chúa đầu lòng của vợ chồng anh Hải chính thức sở hữu 2 tên – trong khai sinh là Họa Mi, còn tên gọi ở nhà cho bé gái bằng tiếng anh là Angela.
Ngày nay, hầu hết bà mẹ nào khi mang thai cũng đều vắt óc “săn lùng” cho con mình cái tên thật đẹp để đợi ngày con ra đời tuyên bố với bà con cô bác trong sự hãnh diện và sung sướng.
Nhưng không phải ai cũng được hưởng niềm vui tưởng chừng như đơn giản đó, đơn cử như trường hợp của chị Thục Hiền. Sau bao tháng ấp ủ, suy nghĩ và thật hài lòng khi tìm được cái tên mĩ miều dành cho con gái cưng của mình. Nhưng vì nghe các cụ nói người ta kiêng đặt tên sớm nên chị quyết định sau 1 tháng bé ra đời thì vợ chồng chị sẽ công bố tên chính thức. Nhưng có nào ngờ, ông nội của bé cũng đã ấp ủ cho cháu một cái tên như sở nguyện của ông và công bố trước dòng tộc. Không thể cãi lời bố nhưng phải bỏ đi cái tên vốn tâm huyết đã khiến chị Thục Hiền cảm thấy ấm ức để rồi tình cảm của chị dành cho nhà chồng cứ vơi theo năm tháng…Và cũng kể từ đó, chị luôn cảm thấy mình thấp bé, không có tiếng nói trong gia đình…chị nghĩ, giá như cha chồng hỏi ý kiến chị thế nào hay thậm chị thông báo cho chị biết trước thì chị vẫn cảm thấy hạnh phúc, không một chút muộn phiền…
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!