Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 17/06/2022

Viêm lộ tuyến khi mang thai, mẹ bầu cần biết để phòng tránh

Viêm lộ tuyến khi mang thai, mẹ bầu cần biết để phòng tránh
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai gây nên những khó chịu và nguy cơ khôn lường đối với mẹ bầu.

Viêm lộ tuyến khi mang thai nếu không được điều trị đúng cách, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy các mẹ cần nắm những thông tin dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

1/ Viêm lộ tuyến khi mang thai là gì?

Lộ tuyến là tình trạng lớp biểu mô bên trong cổ tử cung lộn ra ngoài, sau đó bị các tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm tấn công gây nên viêm nhiễm, lở loét. Cần hiểu rằng lộ tuyến là tình trạng thay đổi sinh lý của cổ tử cung, nhưng lại tạo cơ hội gây nên một số vấn đề bệnh lý như viêm lộ tuyến hay loạn sản tế bào cổ tử cung, ung thư cổ tử cung.

Xảy ra ở các chị em trong độ tuổi sinh đẻ chứ không riêng gì phụ nữ mang thai. Đặc biệt, bà bầu dễ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung vào 3 tháng đầu 3 tháng cuối của thai kỳ, thời điểm mà cơ thể có nhiều sự thay đổi. Viêm lộ tuyến khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé, gây nên các tình trạng như: sảy thai, sinh non… Nên các mẹ bầu cần để ý các dấu hiệu bất thường vùng kín để thăm khám và có biện pháp kịp thời nhé.

Viêm lộ tuyến khi mang thai
Viêm lộ tuyến khi mang thai là gì?

2/ Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng viêm lộ tuyến khi mang thai. Một vài nguyên nhân có thể gặp, bao gồm:

  • Sự thay đổi của nội tiết trong cơ thế, nồng độ estrogen tăng cao khi mang thai, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh hơn bình thường
  • Quan hệ tình dục không an toàn trong khi mang thai
  • Viêm nhiễm phụ khoa trước khi mang thai mà không được điều trị đúng và dứt điểm
  • Tiền sử nạo phá thai, sảy thai, sinh non trước đó nhưng không được chăm sóc đúng cách
  • Mẹ chăm sóc vùng kín chưa đúng cách, khiến vùng kín ẩm ướt và tiết nhiều dịch, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ không đúng cách, dùng quá nhiều, thụt rửa sâu khiến môi trường pH âm đạo thay đổi, giúp các tác nhân gây bệnh có môi trường phát triển

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Viêm gan B mạn tính có chữa được không, có nguy hiểm không?

3/ Triệu chứng

Triệu chứng của viêm lộ tuyến khi mang thai tùy thuộc vào mức độ bệnh. Về cơ bản, có bệnh biểu hiện với 3 mức độ:

Viêm lộ tuyến độ 1: Viêm nhiễm gây ra tổn thương với diện tích nhỏ hơn 1/3 diện tích của cổ tử cung. Ở giai đoạn này, mẹ bầu sẽ gặp các triệu chứng như: Khí hư ra nhiều, có màu sắc ngả vàng bất thường, mùi hôi khó chịu, kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Viêm lộ tuyến khi mang thai
Triệu chứng viêm lộ tuyến khi mang thai

Viêm lộ tuyến độ 2: Mức độ viêm nhiễm nặng hơn. Tổn thương lan rộng ra hơn 1/2 diện tích cổ tử cung. Có dấu hiệu lở loét, phát sinh mủ và rỉ máu. Khi quan hệ cảm thấy đau rát, thậm chí chảy máu âm đạo.

Viêm lộ tuyến độ 3: Hơn 2/3 diện tích cổ tử cung bị sưng đỏ, viêm nhiễm. Mẹ bầu có thể có các triệu chứng như đau vùng bụng dưới, chảy máu bất thường, đau rát khi quan hệ.

4/ Phương pháp điều trị

Viêm lộ tuyến khi mang thai có thể khiến vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh xâm nhập ngược dòng lên tử cung và ảnh hưởng lên cả mẹ và bé. Vì vậy khi mẹ bầu có bất cứ bất thường nào ở vùng kín, cần thăm khám ngay với các bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung thường được dùng là đốt điện hay áp lạnh. Tuy nhiên, với viêm lộ tuyến khi mang thai, cách điều trị có thể hơi khác. Vì các phương pháp đột điện hay áp lạnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu giá bao nhiêu mẹ biết chưa?

Các mẹ bầu bị viêm lộ tuyến khi mang thai sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc uống hoặc đặt âm đạo giúp giảm tình trạng viêm nhiễm. Phương pháp này là phù hợp, vì đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Nhiều mẹ bầu lo lắng việc uống thuốc hay đặt thuốc có thể có tác dụng phụ, từ đó mà không điều trị dẫn tới tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng. Các chị em hãy cứ yên tâm và tuân thủ điều trị, vì bác sĩ đã cân nhắc lựa chọn những loại thuốc an toàn, có lợi ích cao hơn nhiều so với nguy cơ cho mẹ bầu.

Viêm lộ tuyến khi mang thai
Điều trị viêm lộ tuyến khi mang thai

5/ Dự phòng viêm lộ tuyến khi mang thai

Vậy các mẹ bầu có thể làm gì để hạn chế tình trạng viêm lộ tuyến khi mang thai? Các chị em có thể tham khảo những biện pháp phòng ngừa dưới đây

  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ và quan hệ an toàn.
  • Tuân thủ và điều trị dứt điểm các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa trước khi mang thai
  • Cần được chăm sóc đúng cách bởi các chuyên gia trong trường hợp sinh non, sảy thai, nạo phá thai
  • Đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ, mặc đồ lót không quá bó sát, thấm hút tốt
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách, lựa chọn các sản phẩm không ảnh hưởng tới cân bằng pH tự nhiên của âm đạo
  • Khi có bất thường về vùng kín cần thăm khám bác sĩ và chuyên gia, không nên tự chữa trị, dễ dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn.

Qua đây, hi vọng mẹ đã hiểu hơn về viêm lộ tuyến khi mang thai, chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Cervical Ectropion

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560709/

Ngày truy cập: 13/5/2022

2. Cervical ectropion (cervical erosion)

https://www.jostrust.org.uk/information/cervix/cervical-ectropion

Ngày truy cập: 13/5/2022

3. Cervical ectropion

https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/c/cervical-ectropion/

Ngày truy cập: 13/5/2022

4. Cervical Ectropion May Be a Cause of Desquamative Inflammatory Vaginitis

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2050116117300211

Ngày truy cập: 13/5/2022

5. Cervical Ectropion

https://www.cuh.nhs.uk/patient-information/cervical-ectropion/

Ngày truy cập: 13/5/2022

x