Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Nguyễn Minh Thư
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật 03/06/2022

Điểm danh 5 vị trí dễ bị rạn da mà mẹ bầu nên chú ý

Điểm danh 5 vị trí dễ bị rạn da mà mẹ bầu nên chú ý
Trong quá trình em bé phát triển trong bụng mẹ, vùng da bụng của mẹ có thể bị kéo căng đột ngột, khiến da chưa kịp thích nghi và từ đó gây nên những vết rạn màu đỏ hoặc tím tại đây. Tuy nhiên, bà bầu còn có thể bị rạn da ở nhiều vị trí ít ai ngờ đến.

Cùng Marry Baby điểm qua 5 vị trí dễ bị rạn da mà bà bầu nên chú ý và cách đơn giản để giúp các mẹ ngăn ngừa tình trạng này ngay từ sớm nhé.

5 vị trí dễ bị rạn da mà mẹ bầu nên chú ý

Rạn da là một vấn đề mà mẹ bầu thường gặp phải khi mang thai. Dù bà bầu có thể bị rạn da ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng vết rạn có xu hướng phát triển ở những khu vực tích nhiều mỡ cũng như tăng kích thước nhanh trong thai kỳ. Dưới đây là 5 vị trí dễ bị rạn da mà mẹ bầu nên chú ý:

Vùng bụng: Vị trí bà bầu dễ bị rạn da nhất

Vùng da quanh bụng thường bị kéo căng và chịu nhiều áp lực nhất trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ở ba tháng cuối, khi em bé bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy, đây cũng chính là vị trí mà mẹ bầu dễ bị rạn da nhất khi mang thai.

Các vết rạn ở bụng thường xuất phát từ vùng bụng dưới và kéo dài lên trên. Kích thước, hình dáng và độ đậm nhạt của vết rạn sẽ thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người. Ban đầu, vết rạn có màu hồng, đỏ, nâu hoặc tím. Sau khi sinh, chúng có xu hướng mờ dần và chuyển thành màu trắng nhạt như vết sẹo mờ.

Tuy các vết rạn da quanh bụng thường bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 6-7 của thai kỳ, một số bà bầu còn trẻ hoặc có cơ địa dễ bị rạn da có thể gặp phải tình trạng này ngay khi bụng bầu vừa “nhô” ra, vào tháng thứ 3, thứ 4 của thai kỳ.

Vùng ngực

Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, ngực của mẹ bầu sẽ bắt đầu phát triển và tiếp tục tăng dần kích cỡ cho đến cuối thai kỳ. Thông thường, vòng ngực của bạn có thể tăng từ 1-2 size để chuẩn bị cho quá trình sinh nở và nuôi con. Trong giai đoạn này, mẹ bầu đôi khi cảm thấy ngứa ngáy ở vùng ngực do da bắt đầu căng giãn. Những vết rạn nhỏ có màu sáng hơn màu da cũng có thể xuất hiện ở vùng da dưới bầu ngực, hai bên hoặc xung quanh bầu ngực.

Lúc này, để phần nào ngăn ngừa tình trạng rạn da ngực khi mang thai, mẹ bầu nên chọn các loại áo ngực vừa vặn, có độ co giãn, nâng đỡ tốt. Hãy tránh mặc áo ngực quá rộng hoặc quá chật so với kích cỡ ngực.

Đùi và chân

bà bầu bị rạn da đùi khi mang thai

Đùi và chân cũng thuộc nhóm các bộ phận dễ tăng cân trong thai kỳ. Vì vậy, đây cũng là những vị trí mà bà bầu dễ bị rạn da khi mang thai, đặc biệt là vùng da phía sau chân, mặt trong của đùi và xung quanh đầu gối. Nếu mẹ bầu thuộc tuýp dễ tích mỡ ở đùi và chân, hãy tăng cường đi bộ và tập luyện chân nhẹ nhàng ngay từ những tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa tình trạng rạn da nhé.

Cánh tay: Vị trí dễ bị rạn da mà ít bà bầu quan tâm đến

Khu vực phía trong bắp tay, phần gần với ngực vốn là nơi thường tích tụ nhiều mỡ trên cơ thể, do đó vết rạn cũng dễ xuất hiện tại đây khi bạn mang thai. Tuy nhiên, may mắn là những vết rạn ở khu vực này thường khó nhìn thấy và dễ được che giấu bởi quần áo. Cách dễ dàng nhất giúp bạn hạn chế rạn da ở bắp tay là thường xuyên vận động, sử dụng cơ tay để giữ cho da luôn săn chắc, hạn chế tích mỡ.

Vùng mông và hai bên hông

Cơ thể người mẹ có xu hướng tích trữ thêm mỡ ở hông và mông khi mang thai để hỗ trợ nâng đỡ em bé đang lớn dần lên trong bụng. Không những thế, khi thai kỳ tiến dần đến những tháng cuối cùng, các vùng da xung quanh bụng như hông và mông sẽ chịu thêm nhiều áp lực, buộc phải căng giãn để thích nghi với tình trạng bụng bầu bắt đầu to và nặng nề hơn.

Các vết rạn da trên hông và mông thường xuất hiện ở một bên cơ thể, sau đó chạy dọc sang bên còn lại. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì các vết rạn ở khu vực này thường mảnh và có màu tương đối nhạt. Để giảm thiểu vết rạn quanh mông và hông, mẹ bầu nên đi bộ mỗi ngày và tập các động tác yoga được thiết kế riêng nhằm gia tăng sự dẻo dai và sức mạnh cho khu vực này.

Bà bầu bị rạn da ở hai bên hông

Những ai dễ bị rạn da khi mang thai?

Theo các nghiên cứu, khoảng 80% phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai. Trái với suy nghĩ của nhiều người, bụng bầu to hay nhỏ không phải là yếu tố quyết định mẹ bầu có bị rạn da hay không. Rất nhiều bà mẹ có bụng bầu to nhưng không bị rạn da, ngược lại, có những mẹ bầu bị rạn da từ khi bụng bầu còn rất nhỏ. Dưới đây là một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ rạn da ở mẹ bầu:

  • Mang thai khi còn trẻ: Có một sự thật là, bà bầu trẻ tuổi có làn da căng, săn chắc sẽ dễ bị rạn da hơn. Bởi vì lúc này, các kết cấu dưới da vẫn còn chặt chẽ, chưa quen với biên độ co giãn cao và dễ đứt gãy hơn khi da bị kéo căng đột ngột.
  • Mẹ hoặc bà từng bị rạn da trong thai kỳ: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng quyết định khả năng xuất hiện rạn da ở mẹ bầu. Nếu có mẹ hoặc bà từng bị rạn da khi mang thai, bà bầu sẽ có nguy cơ bị rạn da cao hơn.
  • Thừa cân: Các mẹ bầu thừa cân trước khi mang thai hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ có nguy cơ bị rạn da cao hơn các mẹ bầu khác.
  • Bạn từng bị rạn da ở tuổi dậy thì: Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người mẹ có thể tăng lên rất cao, tương tự như khi dậy thì. Tình trạng này được cho là một trong những nguyên nhân chính gây nên rạn da. Vì vậy, nếu đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì, nguy cơ bị rạn da khi mang thai của bạn là rất cao.

Bà bầu có thể ngăn ngừa nguy cơ bị rạn da bằng các dưỡng chất tự nhiên

Để ngăn ngừa rạn da khi mang thai, mẹ bầu nên có một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý, đồng thời hạn chế tình trạng tăng cân quá mức trong thai kỳ. Ngoài ra, mẹ còn có thể sử dụng thêm các loại dầu chống rạn da có chiết xuất tự nhiên ngay từ ba tháng đầu thai kỳ đến sau khi sinh để giữ ẩm, tăng tuần hoàn máu và ngăn ngừa vết rạn xuất hiện ở những vùng da như bụng, đùi, mông, hai bên hông….

Massage bằng dầu chống rạn giúp bà bầu ít bị rạn da hơn

Ngày nay, nhiều dưỡng chất tự nhiên đã được sử dụng để tạo ra các sản phẩm dầu chăm sóc phù hợp cho bà bầu bị rạn da. Trong đó, các loại tinh dầu thiên nhiên và vitamin dưới đây đã cho thấy nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa và làm giảm tình trạng rạn da, bao gồm:

  • Tinh dầu oải hương: Không chỉ có tác dụng thư giãn tinh thần, tinh dầu oải hương còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng kích thích cơ thể sản sinh collagen và hỗ trợ quá trình hình thành các kết cấu nâng đỡ dưới da, giúp da thêm săn chắc và khó bị rạn hơn.
  • Tinh dầu lá hương thảo: Tinh dầu lá hương thảo chứa nhiều thành phần có khả năng chống oxy-hóa, kháng khuẩn nhẹ và kháng viêm tự nhiên có thể giúp làm giảm tình trạng ngứa và hạn chế hình thành sẹo ở vùng da bị rạn, đồng thời còn có khả năng tăng cường lưu thông máu, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo và thay mới làn da.
  • Tinh dầu cúc La Mã: Các chất chống viêm tự nhiên trong tinh dầu cúc La Mã có khả năng xâm nhập vào những lớp nằm sâu dưới da, giúp làm giảm tình trạng sưng, ngứa, căng rát trong quá trình hình thành vết rạn, đồng thời hỗ trợ làm lành các thương tổn cũng như hạn chế rạn da hiệu quả.
  • Tinh dầu cúc xu xi: Chiết xuất từ loài cúc này chứa các chất chống viêm và sát khuẩn tự nhiên, giúp làm giảm tình trạng rạn da và đẩy nhanh quá trình làm mờ sẹo, tái tạo da.
  • Vitamin E: Vitamin E là một chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ da trước tác động của các gốc tự do và ánh nắng mặt trời. Loại vitamin này từ lâu đã được dùng để làm mờ các vết sẹo và rạn trên da. Ngoài ra, vitamin E cũng giúp làm tăng độ đàn hồi và khả năng tái tạo của làn da. Tuy nhiên, thay vì dùng vitamin E dạng uống, mẹ bầu nên dùng các loại dầu dưỡng thoa ngoài da.
  • Vitamin A: Vitamin A giúp ngăn ngừa và bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời, đồng thời hỗ trợ tăng sinh collagen, đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo da mới và làm đều màu da.

Các loại tinh dầu và vitamin tự nhiên mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa rạn da nói riêng và cải thiện sức khỏe làn da nói chung. Tuy nhiên, các loại tinh dầu này thường có độ đậm đặc cao, dễ gây kích ứng khi thoa trực tiếp lên da. Vì vậy, một số sản phẩm dầu chống rạn da cho bà bầu còn bổ sung thêm các loại dầu như dầu purcellin để làm giảm độ đặc của tinh dầu, tạo điều kiện cho các dưỡng chất và vitamin thấm sâu hơn vào cấu trúc dưới da. Ngoài ra, dầu purcellin còn có tác dụng dưỡng ẩm, giúp da thêm mềm mịn.

Để ngăn ngừa rạn da tối đa, mẹ bầu nên dùng dầu chống rạn ngay từ ba tháng đầu của thai kỳ, trước khi các vết rạn xuất hiện. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, việc massage nhẹ nhàng sẽ giúp tăng hiệu quả ngăn ngừa và giảm rạn da. Vì thế, ngoài việc kiên trì sử dụng dầu dưỡng trong thai kỳ, bà bầu đừng quên dành ra vài phút mỗi ngày vừa thoa dầu dưỡng, vừa massage các khu vực dễ bị rạn da như bụng, ngực, đùi, cánh tay, hông và mông…để có một làn da săn chắc, khỏe mạnh nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy Stretch Marks https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/what-are-pregnancy-stretch-marks/ Ngày truy cập: 25/11/2021

2. Stretch marks https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stretch-marks/ Ngày truy cập: 25/11/2021

3. Breast Changes During Pregnancy https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/breast-changes-during-pregnancy/ Ngày truy cập: 25/11/2021

4. 6 Unexpected Places to Find Stretch Marks in Pregnancy https://www.verywellfamily.com/unexpected-places-to-find-stretch-marks-in-pregnancy-2759983 Ngày truy cập: 25/11/2021

5. 7 Ways To Avoid Stretch Marks During Pregnancy https://blackdoctor.org/7-ways-to-avoid-stretch-marks-during-pregnancy/2/ Ngày truy cập: 24/11/2021

6. The Truth About Stretch Marks- 4 Signs You May Get Them While Pregnant https://parenting.firstcry.com/articles/brand-the-truth-about-stretch-marks-4-signs-you-may-get-them-while-pregnant/ Ngày truy cập: 25/11/2021

7. 9 Proven Essential Oils for Stretch Marks https://healthyfocus.org/9-proven-essential-oils-for-stretch-marks/ Ngày truy cập: 25/11/2021

8. Wound healing potential of lavender oil by acceleration of granulation and wound contraction through induction of TGF-β in a rat model https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4880962/ Ngày truy cập: 25/11/2021

9. Rosemary Essential Oil-Loaded Lipid Nanoparticles: In Vivo Topical Activity from Gel Vehicles https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5750654/ Ngày truy cập: 25/11/2021

10. The Health Benefits of Rosemary  https://www.flushinghospital.org/newsletter/the-health-benefits-of-rosemary/ Ngày truy cập: 25/11/2021

11. Chamomile: A herbal medicine of the past with bright future https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2995283/ Ngày truy cập: 25/11/2021

12. Choose Calendula for Skin Health https://achs.edu/blog/2020/01/23/calendula-for-skin-health/ Ngày truy cập: 25/11/2021

13. Vitamin E and Skin Health https://lpi.oregonstate.edu/mic/health-disease/skin-health/vitamin-E Ngày truy cập: 25/11/2021

14. 12 Essential Oils to Help Heal or Prevent Stretch Marks https://www.healthline.com/health/essential-oils-for-stretch-marks Ngày truy cập: 25/11/2021

x