Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 14/09/2023

Mẹ bị va đập vào bụng bầu có sao không, liệu có sảy thai không?

Mẹ bị va đập vào bụng bầu có sao không, liệu có sảy thai không?
Tử cung người mẹ có thể giúp bảo vệ thai nhi khỏi sự va chạm hàng ngày của mẹ. Tuy nhiên, các va chạm này cũng rất khác nhau. Mẹ bầu bị va đập vào bụng bầu có sao không và có các biện pháp gì để giảm nguy cơ chấn thương vùng bụng?

Trong suốt thai kỳ dài đằng đẵng, mẹ thường sẽ không tránh được việc bị va chạm vào bụng bầu. Sự va chạm đó có thể xảy ra do làm việc, chăm sóc con cái hoặc thậm chí là vui đùa với thú cưng… Nếu mẹ lo lắng va đập vào bụng bầu có sao không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời dưới đây nhé.

Mẹ bị va đập vào bụng bầu có sao không?

Có một mầm sống đang lớn lên trong cơ thể, mẹ lo lắng không biết liệu va đập vào bụng bầu có sao không. Điều này thật dễ hiểu, nhưng thật ra việc này không nghiêm trọng như mẹ vẫn nghĩ. Đặc biệt là trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, khi bụng bầu chưa lộ rõ. Trừ khi sức khỏe người mẹ không được tốt, các hoạt động hàng ngày vẫn có thể diễn ra bình thường như đi bộ một quãng đường dài, chăm sóc trẻ con và động vật, …. Cơ thể mẹ bầu thực sự có thể chịu đựng rất nhiều.

Ngoài ra, em bé bên trong cơ thể mẹ có thể được bảo vệ nhờ chức năng của những bộ phận sau đây:

1. Tử cung của người mẹ

Hoạt động mạnh mẽ của cơ trơn, với độ co giãn tốt của tử cung sẽ bảo vệ bé khỏi những va chạm nhẹ khi người mẹ khi vận động. Ngoài ra, trong tam cá nguyệt thứ nhất, tử cung chưa qúa lớn nên thường ít chịu ảnh hưởng của các va chạm.

2. Nước ối

Lượng nước ối lớn trong tử cung đóng vai trò như bộ phận “giảm xóc” và chịu áp lực. Bé sẽ không bị vấn đề gì nếu không phải là va chạm quá mạnh.

3. Lớp mỡ bụng và cân cơ thành bụng dày

Cân nặng của mẹ tăng lên kéo theo lớp mỡ trên thành bụng cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, các cơ vùng bụng cũng là một lá chắn làm giảm các tác động. Điều này giúp cho bé cũng được thêm 1 lớp bảo vệ, che chắn khỏi các tác động bên ngoài.

Nhìn chung, mẹ đừng lo việc va đập vào bụng bầu có sao không nhé, thông thường những va chạm với lực không quá mạnh sẽ không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng, nếu có thì thường sẽ biểu biện bằng các triệu chứng lâm sàng. Kể cả có vật thể đè lên bụng hay quan hệ tình dục… cũng khá an toàn đối với thai nhi.

Va đập vào bụng bầu có sao không? Không sao vì lớp mỡ dày có thể bảo vệ thai nhi

5. Trường hợp va chạm nào khiến mẹ có nguy cơ sảy thai cao?

Tai nạn xe cơ giới là nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương trong thai kỳ, chiếm 50% các trường hợp. Bà bầu bị té ngã vào cuối thai kỳ chiếm 22% thương tích khác.

Hầu hết chấn thương là tình cờ hoặc không cố ý. Tỉ lệ phụ nữ bị đánh vào bụng khi mang thai do bạo lực gia đình hay nguyên nhân khác chỉ chiếm 2-3% tổng số chấn thương trong thai kỳ.

Tuy nhiên, ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba thì mẹ bầu cần phải lưu ý nhiều hơn. Kích thước em bé phát triển đồng nghĩa với việc sẽ dễ chịu tác động của ngoại lực hơn. Mẹ cũng có nguy cơ bị bong nhau thai cao hơn, và đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong cho thai nhi. Lực do chấn thương có thể làm bong nhau thai khỏi thành tử cung và dẫn đến thai chết lưu. Mặc dù hiếm gặp, vỡ tử cung thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba và có liên quan đến nguy cơ tử vong cao ở thai nhi và mẹ. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại làm cho tam cá nguyệt thứ ba trở nên nguy hiểm nhất khi tác động đến vùng bụng.

Những trường hợp khiến mẹ dễ bị va đập vào bụng bầu

Mẹ bị va đập vào bụng bầu có sao không? Một số tình huống dễ dẫn đến va chạm mẹ cần lưu ý để không gặp phải:

1. Chăm sóc trẻ em và thú cưng

Trẻ nhỏ, chó và mèo không thể hiểu việc người mẹ đang mang thai. Sự phấn khích của chúng gây nên những tác động đến bụng bầu là điều không thể tránh khỏi. Phần lớn thì điều này sẽ không làm tổn thương em bé trong bụng mẹ.

Hãy tập cho bé cách ôm mẹ nhẹ nhàng hơn và hạn chế tối đa tiếp xúc mạnh với thú cưng.

Chăm sóc trẻ em và thú cưng dễ bị va đập vào bụng bầu

2. Va chạm vào bụng bầu khi lái xe

Lái xe gây va đập vào bụng bầu có sao không? Nguy cơ va đập diễn ra thường xuyên hơn ở tam cá nguyệt thứ ba. Sự va chạm mạnh vào bụng khi tham gia giao thông có thể do xe thắng gấp hoặc tai nạn. Trong trường hợp này, bản thân mẹ thường dễ rơi vào nguy hiểm hơn em bé nên hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

3. Làm công việc nhà gây va đập vào bụng bầu

Bà bầu có khuynh hướng dễ mất thăng bằng và mất tập trung. Em bé càng lớn, bụng của mẹ càng trở nên nặng nề thì việc bị va vào cửa, bàn ghế hay tay vịn cầu thang… rất hay xảy ra. Do đó, nhiều mẹ băn khoăn không biết va đập vào bụng bầu có sao không. Thực tế là mẹ có thể yên tâm là em bé sẽ không bị khó chịu hoặc bị đau bởi những cú va chạm nhỏ ấy.

4. Tập thể dục khi mang thai

Mặc dù tập thể dục khi mang thai là tốt, mẹ cũng cần chú ý nhiều hơn đến cách tập để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé.

  • Sử dụng máy chạy bộ

Mẹ nên đứng ở vị trí từ giữa trở về sau trên băng chạy để bụng bầu không va chạm vào bảng điều khiển. Đồng thời, hãy nhấn nút dừng khẩn cấp ngay nếu bị ngã hoặc muốn dừng chạy.

  • Tập tạ

Mẹ cần hạn chế khối lượng tạ và tránh nâng tạ bằng lưng. Đồng thời, hãy kiểm tra tình trạng sức khỏe để bảo vệ khớp xương khi tập luyện. Nếu muốn an toàn hơn, mẹ hãy nhờ người hỗ trợ trong suốt quá trình tập tạ.

  • Yoga nóng

Yoga là bộ môn mang đến niềm vui và trải nghiệm thú vị cho mẹ bầu. Tuy nhiên, hãy cần tránh loại yoga nóng khi mang thai vì nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

5. Các tư thế trong “chuyện ấy”

Gần như không có tư thế quan hệ nào thật sự không an toàn với mẹ bầu. Nhưng đôi khi có một số tư thế quan hệ khiến mẹ không thoải mái, chẳng hạn như khi phải nằm ngửa. Mặc dù với vị trí này, sự va chạm vào bụng bầu hay đè lên bụng không có gì nguy hiểm, nhưng ba mẹ có thể thử một vài tư thế quan hệ khác. để giúp “chuyện ấy” vừa đỡ nhàm chán vừa giúp mẹ bầu thoải mái hơn.

Khi nào va đập vào bụng bầu mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra?

Mẹ bị va đập vào bụng bầu có sao không? Hầu hết các trường hợp va chạm nhẹ vào bụng bầu không đe dọa sự an toàn của mẹ và bé. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây mà mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay.

1. Mẹ bầu bị tai nạn giao thông

va đập vào bụng bầu có sao không khi mẹ bị tai nạn giao thông

Dù gặp phải tai nạn giao thông nghiêm trọng hoặc chỉ va quẹt nhỏ thì mẹ vẫn cần đến bệnh viện sớm để được hỗ trợ y tế kịp thời.

2. Mẹ bầu bị té, ngã

Bất kỳ cú ngã nghiêm trọng nào — chẳng hạn như ngã cầu thang hoặc khi vừa ra khỏi phòng tắm — nên được chăm sóc y tế ngay lập tức.

>> Xem thêm: Mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang bộ không?

3. Mẹ bầu bị tấn công có chủ đích

Một số trường hợp bị đánh vào bụng khi mang thai do bạo lực gia đình hoặc đối tượng xấu. Nếu những cú đánh hoặc đá vào bụng là cố ý thì mẹ bầu phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh và cần vào viện càng sớm càng tốt để kiểm tra.

Ngoài ra, mẹ cũng không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại sau khi bị va chạm vào bụng bầu như:

  • Chảy máu âm đạo.
  • Đau hoặc chuột rút liên tục.
  • Các cơn co thắt tử cung diễn ra thường xuyên và không thuyên giảm ngay cả khi mẹ nghỉ ngơi tốt.
  • Thai nhi giảm cử động.
  • Khi bị va chạm vùng bụng, đặc biệt lực tác động mạnh, làm nhau bong non, cực kỳ nguy hiểm. Một số tình huống bánh nhau không bong ngay mà biểu hiện tổn thương sau vài ngày. Do đó, sau va chạm mạnh mẹ cũng nên để ý theo dõi và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
  1. Can bumping my pregnant belly hurt the baby?

https://utswmed.org/medblog/can-bumping-my-pregnant-belly-hurt-baby/

Truy cập ngày 10/08/2023

  1. Abdominal trauma during pregnancy

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6352147/

Truy cập ngày 10/08/2023

  1. Trauma in pregnancy: A unique challenge

https://www.mayoclinic.org/medical-professionals/trauma/news/trauma-in-pregnancy-a-unique-challenge/mac-20431356

Truy cập ngày 10/08/2023

  1. Trauma in Pregnancy: Assessment, Management, and Prevention

https://www.aafp.org/afp/2014/1115/p717.html

Truy cập ngày 10/08/2023

  1. Does Too Much Pressure on Your Pregnant Belly Hurt Your Baby

https://www.healthline.com/health/pregnancy/how-much-pressure-can-a-pregnant-belly-take#what-protects-baby

Truy cập ngày 10/08/2023

x