Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/01/2021

Uống nước hoa hòe có tốt không? Mẹ bầu chú ý kẻo ảnh hưởng tính mạng!

Uống nước hoa hòe có tốt không? Mẹ bầu chú ý kẻo ảnh hưởng tính mạng!
Cây hoa hòe mọc nhiều ở nước ta và là một loại thuốc quý. Hoa giúp trị một số loại bệnh. Nhưng liệu bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không?

Uống nước hoa hòe có tốt không đối với sức khỏe mẹ bầu? MarryBaby mách bạn ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Uống nước hoa hòe có tốt không

Cây hoa hòe là gì?

Cây hòe họ đậu, cao tối đa 7 mét và có lá kép. Hoa hòe là cơ quan sinh sản của cây, thường mọc thành cụm ở đầu cành. Hoa thường có màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả hòe có dạng chuỗi hạt và lớn bé không đều nhau. Cây hòe có nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Thái Bình, Hưng Yên và Hải Dương.

Hoa hòe chứa các hoạt chất như rutin, quercetin, betulin, sophoradiol, sophorin A, B, C và sophorose. Đây đều là những chất có thể sử dụng để làm thuốc rất tốt. Thông thường, Đông y sẽ dùng hoa hòe dưới dạng hoa đã được phơi khô để tiện sử dụng.

Hoa hòe có tác dụng gì?

Muốn biết bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không, bạn cần biết công dụng của hoa hòe nói chung. Đây là một loại thuốc rất tốt với sức khỏe, cụ thể có một số công dụng nổi bật sau:

1. Tác dụng của hoa hòe: chữa các bệnh xuất huyết

Hoạt chất rutin chiếm tới 34% trong hoa hòe có tác dụng giảm tính thẩm thấu và tăng cường độ bền các mao mạch, từ đó giúp cầm máu hiệu quả. Để cầm máu, bạn sao hoa hòe thành than, sau đó sử dụng đắp trực tiếp lên vết thương. Máu sẽ ngừng chảy ngay tức thì.

2. Hoa hòe – dược liệu tốt cho tim mạch

Dược liệu từ hoa hòe có khả năng làm giảm huyết áp và kích thích nhẹ với tim. Khi nghiên cứu trên ếch, việc sử dụng glucozit (có trong hoa hòe) giúp giãn mạch vành và tăng lực co bóp của tim.

3. Uống nước hoa hòe có tác dụng gì? Hoa hòe có tác dụng hạ mỡ máu

Dược liệu từ hoa hòe được chứng minh là có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cụ thể, các loại cholesterol xấu trong gan và động mạch sẽ giảm rõ rệt nếu sử dụng hoa hòe trong một thời gian nhất định. Nhờ đó, dùng nước hoa hòe mỗi ngày còn có thể hạ mỡ trong máu về mức bình thường.

4. Hoa hòe tốt cho đường tiêu hóa

Uống nước hoa hòe có tốt không? Nước của hoa hòe sẽ giúp làm giảm co cơ trơn tại phế quản và đại tràng. Ở đây, chất rutin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm co thắt tới 5 lần so với bình thường. Cho nên, hoa hòe cực kỳ có ích với các bệnh nhân có vấn đề về dạ dày.

Ngoài ra, hoa hòe còn được coi là có thể phòng trừ tiêu chảy. Theo một nghiên cứu mới nhất, những người uống hoa hòe thường xuyên ít có nguy cơ bị các chứng rối loạn tiêu hóa. Bởi hoa hòe có công dụng kích thích đường ruột, giúp các cơ quan này khỏe mạnh hơn.

5. Hoa hòe giúp ngủ ngon

Uống nước hoa hòe có tốt không

Hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, an thần vì vậy giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ. Uống nước hoa hòe có tốt không? Nếu bạn bị khó ngủ, mất ngủ nên uống nước hoa hòe chữa mất ngủ để có thể ngủ ngon và sâu giấc hơn.

6. Hoa hòe điều trị cao huyết áp

Một số người bị cao huyết áp nên dùng nước hoa hòe vì nó có công dụng hạ huyết áp tốt. Hoạt chất rutin trong loại hoa này là một loại vitamin P không những giúp giảm huyết áp mà còn có vai trò phòng các biến chứng của huyết áp cao như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.

7. Hoa hòe chữa bệnh trĩ

Nếu bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, trĩ thì nên uống nước hoa hòe vì các hợp chất trong hoa tốt cho người bệnh trĩ. Cụ thể, chất troxerutin và oxymatrine có trong hoa hòe có đặc tính vận mạch, giảm viêm sưng do các mạch máu suy yếu, do vậy là một liệu pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không?

Như chúng ta đã biết công dụng của hoa hòe khô lẫn nụ hoa hòe tươi. Đây thực sự là một dược liệu có ích cho sức khỏe. Nhưng uống nước hoa hòe có tốt không? Bà bầu uống nước hoa hòe được không? Sau đây là giải đáp đầy đủ nhất từ MarryBaby bạn nhé!

Nước hoa hòe cũng có vị thanh mát, thơm ngon nên bạn có thể dùng thay trà để giải khát rất tốt cho cơ thể. Song hãy chú ý tới tác hại của hoa hòe, không phải ai cũng nên uống loại nước này.

Đặc biệt bà bầu không nên uống nước hoa hòe. Lý do là vì tác dụng của hoa hòe khô lẫn hoa hòe tươi đều có thể làm tăng co bóp tử cung. Đối với phụ nữ mang thai, việc uống nước hoa hòe thường gây động thai hoặc nặng hơn là sẩy thai. Kể cả phụ nữ sau sinh và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, cũng không được dùng nước hoa hòe, bởi hoa có tính hàn không tốt cho trẻ nhỏ.

Bên cạnh bà bầu, những đối tượng sau đây cũng không nên dùng hoa hòe:

Hoa hòe có tính lạnh nên những người có vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, chậm tiêu, đi ngoài phân lỏng, bị thiếu máu không nên dùng.

Người bị huyết áp thấp cũng không được sử dụng trà hoa hòe vì có thể gây hạ huyết áp, nguy hiểm cho cơ thể.

Lưu ý khi dùng nước hoa hòe

Đối với người có thể uống được loại nước này, bạn cần lưu ý khi dùng:

  • Tránh sử dụng hoa hòe kém chất lượng. Nụ hoa hòe kém chất lượng, biến chất gây ảnh hưởng xấu tới tính mạng, vì vậy tuyệt đối không dùng. Thay vào đó, bạn nên chọn mua ở những cơ sở sản xuất uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Trước khi uống nước hoa hòe, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Hoặc nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc Tây nào thì cũng cần phải thận trọng vì nước hoa hòe có thể tương tác và làm giảm chức năng của thuốc.
  • Trong thời gian chữa bệnh bằng nước hoa hòe, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường hoặc gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn cần ngưng sử dụng ngay và tìm phương pháp khác phù hợp hơn.

Cách pha trà hoa hòe

Uống nước hoa hòe có tốt không

Nước hoa hòe hay trà hòe là một loại đồ uống khá dễ làm. Bạn có thể thực hiện đơn giản tại nhà theo các bước sau đây:

  • Chuẩn bị nụ hoa hòe khô rồi cho vào ấm trà
  • Cho nước sôi vào để hãm qua, lắc nhẹ, sau đó đổ nước đi
  • Lại cho khoảng 300ml nước sôi vào ấm và đậy nắp lại. Đợi 15 phút cho tinh chất trong hoa hòe ngấm ra nước
  • Uống mỗi ngày, tuy vậy bạn chỉ nên uống tối đa trong một tháng thôi bạn nhé!

Cách sử dụng hoa hòe chữa bệnh như thế nào?

Hoa hòe là một loại dược liệu chữa bệnh hiệu quả trong Đông y. Cụ thể hoa hòe khô sẽ được chỉ định trong những trường hợp bệnh sau đây:

  • Người bị chảy máu cam, xuất huyết do bệnh trĩ: Sử dụng nụ hoa hòe, trắc bách diệp, ngải diệp mỗi vị thuốc 10g. Sao cháy và sắc uống 1 thang/ngày.
  • Người bị huyết áp, đau mắt và giảm thị lực: Dùng nụ hoa hòe kết hợp lá sen, mỗi vị 10g. Cho thêm 4g cúc hoa vàng rồi sắc uống 1 thang/ngày.
  • Người bị tiểu tiện ra máu: Dùng hoa hòe và trắc bách diệp, mỗi vị 20g. Kèm theo đó là hoàng liên và kinh giới, mỗi vị 8g nữa. Bạn sắc uống 1 thang/ngày, chia hai lần sáng, tối.
  • Người bị đi ngoài ra máu, mao mạch giòn, huyết áp cao: Chuẩn bị hoa hòe và thảo quyết minh, mỗi vị 10g, sao vàng rồi uống dưới dạng thuốc hãm, chia thành nhiều ngày.
  • Người bị trĩ nội, viêm ruột: Dùng quả hòe và kim ngân hoa, mỗi thứ 100g. Kết hợp cam thảo, nghệ vàng 10g nữa. Sau đó bạn tán bột, một ngày dùng 3 lần.

Hy vọng bài viết về nước hoa hòe đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Bà bầu uống nước hoa hòe có tốt không? Bà bầu tuyệt đối không nên dùng và ngay cả phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng vậy. Tuy nhiên, những người mắc bệnh mà trong bài có nhắc tới, hoặc người hoàn toàn khỏe mạnh có thể sử dụng bình thường, bạn nhé!

Hương Hoa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x